K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2 2022
Các mặt phẳng chiếu. - Mặt chính diện: gọi là mặt phẳng chiếu đứng. - Mặt nằm ngang: gọi là mặt phẳng chiếu bằng. - Mặt cạnh bên: gọi là mặt phẳng chiếu cạnh.Các hình chiếu. - Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới. - Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống
12 tháng 2 2022

nguồn gg

 

14 tháng 9 2017

- Hình chiếu đứng thuộc các mặt phẳng chiếu đứng và có hướng chiếu từ trước tới.

- Hình chiếu bằng thuộc các mặt phẳng chiếu bằng và có hướng chiếu từ trên xuống.

- Hình chiếu cạnh thuộc các mặt phẳng chiếu cạnh và có hướng chiếu từ trái sang.

Câu 1: Hình chiếu đứng có hướng chiếu như thế nào?A.      Từ trước tới              B. Từ trái sang phảiC.      Từ phải sang tráiD. Từ trên xuống dướiCâu 2: Nếu mặt đáy của hình chóp đều, đáy hình vuông song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình gì?A.      Hình chữ nhật              B. Hình tam giác đềuC.      Hình...
Đọc tiếp

Câu 1: Hình chiếu đứng có hướng chiếu như thế nào?

A.      Từ trước tới              B. Từ trái sang phải

C.      Từ phải sang tráiD. Từ trên xuống dưới

Câu 2: Nếu mặt đáy của hình chóp đều, đáy hình vuông song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình gì?

A.      Hình chữ nhật              B. Hình tam giác đều

C.      Hình vuông.                 D. Hình tròn

Câu 3: Khi quay một tam giác vuông một vòng quay một cạnh góc vuông cố định, ta được hình gì?

A.      Hình trụ.           B. Hình nón        C. Hình cầu             D. Hình nón cụt

Câu 4: Hình cắt dùng để

A.      Biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong vật thể

B.      Biểu diễn rõ hơn hình dạng bên ngoài vật thể

C.      Biểu diễn rõ hơn phía vật thể sau vật thể

D.      Biểu diễn rõ hơn hình dạng phía trước vật thể

Câu 5: Ren dùng để:

A. Ghép nối     B. Truyền lực    C. Định vị và ghép nối      D. Ghép nối và truyền lực

Câu 6: Ren lỗ là ren được hình thành:

      A.  Mặt trong của chi tiết                                         B.  Mặt ngoài của chi tiết

      C.  Mặt trái của chi tiết                                            D.  Mặt phải của chi tiết

Câu 7: Chi tiết nào là ren trục?

A.  Đinh                         B.  Đai ốc             C.  Nắp lọ mực               D.  Bulong

Câu 8: Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét gì?

      A. Liền đậm.                   B. Liền mảnh.                     C. Nét đứt.                    D. Gấp khúc

Câu 9: Phép song song có đặc điểm:

A. Các tia chiếu đồng quy tại một điểm.     

 B. Các tia chiếu đi xuyên qua vật thể.

C. Các tia chiếu song song với nhau. 

D. Các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu.

Câu 10: Trong bản vẽ kĩ thuật có ghi tỷ lệ 1: 100 nghĩa là:

A. Kích thước trong bản vẽ nhỏ hơn kích thước ngoài 100 lần.       

C. Bản vẽ phóng to so với vật thật.

B. Kích thước trong bản vẽ lớn hơn kích thước ngoài 100 lần.    

D. Bản vẽ thu nhỏ so với vật thật

Câu 11: Đối với ren bị che khuất đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren được vẽ bằng:

A. Nét đứt     B. Liền mảnh và chỉ vẽ ¾ vòng      C. Liền đậm      D. Liền mảnh

Câu 12: Bản vẽ xây dựng  gồm các bản vẽ liên quan đến lĩnh vực:

     A.  Lắp ráp                                                               B.  Xây dựng và kiến trúc             

C.  Mỹ thuật                                                                   D.  Chế tạo máy và thiết bị

Câu 13: Trình tự đọc bản vẽ lắp:

A.  1. Khung tên- 2. Hình biểu diễn- 3. Kích thước- 4. Bảng kê- 5. Phân tích chi tiết- 6. Tổng hợp

B.  1. Khung tên- 2. Bảng kê- 3. Hình biểu diễn- 4. Kích thước- 5. Phân tích chi tiết- 6. Tổng hợp

C.  1. Khung tên- 2. Hình biểu diễn- 3. Kích thước- 4. Phân tích chi tiết- 5. Bảng kê - 6. Tổng hợp

D.  1.Khung tên- 2. Phân tích chi tiết - 3. Hình biểu diễn - 4. Kích thước - 5. Bảng kê- 6.Tổng hợp

Câu 14: Chi tiết máy nào sau đây không thuộc nhóm chi tiết máy có công dụng chung:

A. Bu lông  B. Bánh răng            C. Khung xe đạp              D. Đai ốc

Câu 15: Phần tử nào không phải là chi tiết máy.

A. Bu lông     B. Lò xo         C. Vòng bi         D. Mảnh vỡ máy

Câu 16: Chi tiết máy là:

A. Phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh, giữ nhiều nhiệm vụ khác nhau trong máy

B. Phần tử có cấu tạo riêng biệt, giữ nhiều nhiệm vụ khác nhau trong máy

C. Phần tử có cấu tạo riêng biệt, giữ nhiệm vụ nhất định trong máy

D. Phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh, giữ nhiệm vụ nhất định trong máy

Câu 17:  Tính chất nào sao đây là tính cơ học

A. Nhiệt nóng chảy, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện

B. Tính đúc, tính hàn, khả năng gia công cắt gọt

C. Tính chịu axit và muối, tính chống ăn mòn

D. Tính cứng, tính dẻo

Câu 18:  Các đồ dùng được làm từ chất dẻo nhiệt là:

A. Áo mưa, can nhựa, vỏ ổ cắm điện

B. Vỏ quạt điện, thước nhựa, áo mưa

C. Vỏ bút  bi, can nhựa, thước nhựa.

D. Can nhựa, thước nhựa, áo mưa

Câu 19: Kim loại nào sau đây không phải là kim loại màu.

A. Thép          B. Đồng          C. Nhôm              D. Bạc

Câu 20: Nội dung nào sau đây không có trong bản vẽ nhà:

A. Khung tên       B. Hình biểu diễn      C. Kích thước         D. Bảng kê

 

Câu 21: Những hành động nào dưới đây dễ gây tai nạn điện ?

A. Rút  phích cắm điện trước khi sửa chữa điện.

B. Rút nắp cầu chì trước khi sửa chữa điện.

C. Kiểm tra cách điện những đồ dùng điện để lâu không sử dụng.

D. Không cắt nguồn  điện trước khi sửa chữa điện.

 

Câu 22: Hình biểu diễn thu được trên mặt phẳng hình chiếu bằng là?

 

A. Hình chiếu bằng

 

B. Hình chiếu đứng

 

C. Hình chiếu cạnh

 

D. Cả ba hình chiếu

 

Câu 23: Hình chiếu đứng thuộc mặt phẳng chiếu nào? Có hướng chiếu như thế nào?

 

A. Mặt phẳng chiếu đứng, từ trái qua

 

B. Mặt phẳng chiếu đứng, từ sau tới

 

C. Mặt phẳng chiếu đứng, từ trước tới

 

D. Mặt phẳng chiếu đứng, từ trên xuống

 

Câu 24: Bản vẽ chi tiết bao gồm những nội dung gì?

 

A. Hình biểu diễn

 

B. Yêu cầu kỹ thuật

 

C. Kích thước và khung tên

 

D. Cả a, b, c đều đúng

 

Câu 25: Đinh vít là chi tiết có ren gì ?

 

A. Ren ngoài

 

B. Ren trong

 

C. Cả ren trong và ren ngoài

 

D. Ren bị che khuất

 

Câu 26: Trình tự đọc bản vẽ chi tiết theo các bước:

 

A. Khung tên, Kích thước, Yêu cầu kĩ thuật, Hình biểu diễn, Tổng hợp.

 

B. Khung tên, Yêu cầu kĩ thuật , Hình biểu diễn, Kích thước, Tổng hợp.

 

C. Khung tên, Kích thước, Yêu cầu kĩ thuật, Tổng hợp, Hình biểu diễn.

 

D. Khung tên, Hình biểu diễn, Kích thước, Yêu cầu kĩ thuật , Tổng hợp.

 

Câu 27: Mặt đứng của ngôi nhà dùng để:

 

A. Diễn ta hình dạng bên ngoài của ngôi nhà.

 

B. Diễn ta kích thước và các bộ phận của ngôi nhà theo chiều cao.

 

C. Diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ, các đồ đạc... của ngôi nhà

 

D. Cả A, B, C đêu sai.

 

Câu 28: Vòng đỉnh ren trong bản vẽ ren được quy ước vẽ như thế nào?

 

A.Vẽ đóng kín bằng nét liền đậm

 

B.Vẽ bằng nét đứt

 

C.Vẽ bằng nét liền mảnh

 

D.Vẽ bằng đường gạch gạch

 

Câu 29: Vòng chân ren trong bản vẽ ren được quy ước vẽ như thế nào?

 

A.Vẽ đóng kín bằng nét liền đậm

 

B.Vẽ bằng nét đứt

 

C.Vẽ hở bằng nét liền mảnh

 

D.Vẽ bằng đường gạch gạch

 

Câu 30: Bu lông  là chi tiết có ren gì ?

 

A. Ren ngoài

 

B. Ren trong

 

C. Cả ren trong và ren ngoài

 

D. Ren bị che khuất

 

Câu 31: Phép chiếu vuông góc có đặc điểm:

A. Các tia chiếu đồng quy tại một điểm.     

 B. Các tia chiếu đi xuyên qua vật thể.

C. Các tia chiếu song song với nhau. 

D. Các tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng  chiếu.

 

Câu 32: Trong bản vẽ kĩ thuật có ghi tỷ lệ 1: 1 nghĩa là:

A. Kích thước trong bản vẽ bằng với kích thước vật thật.       

C. Bản vẽ phóng to so với vật thật.

B. Kích thước trong bản vẽ lớn hơn kích thước ngoài 10 lần.    

D. Bản vẽ thu nhỏ so với vật thật

 

 

Câu 33. Tại sao cần truyền chuyển động?

A.      Vì các bộ phận của máy thường đặt xa nhau.

B.      Đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu.

C.      Có tốc độ quay không giống nhau.

D.      Tất cả đều đúng.

 

Câu 34. Mối ghép nào sau đây không phải là mối ghép bằng ren?

A.      Mối ghép bulông            C. Mối ghép đinh tán

B.      Mối ghép vít cấy            D. Mối ghép đinh vít

 

Câu 35. Tính chất nào là tính chất cơ học của vật liệu cơ khí?

A.      Tính cứng   B. Tính dẫn điện  C. Tính dẫn nhiệt D. Tính chịu axit

 

Câu 36. Công dụng của mối ghép tháo được là:

A.      Ghép nhiều chi tiết đơn giản thành kết cấu phức tạp.

B.      Sau khi tháo các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép.

C.      Các chi tiết không có chuyển động tương đối với nhau.

D.      Mối ghép dễ bị nứt và giòn.

 

Câu 37. Bản lề cửa là ứng dụng của khớp gì?

A.      Khớp vít        B. Khớp tịnh tiến                 C. Khớp cầu                  D. Khớp quay

 

Câu 38.  Đường dây dẫn điện có chức năng gì?

A.      Biến đổi các dạng năng lượng thành điện năng.

B.      Biến đổi điện năng thành nhiệt năng.

C.      Biến đổi điện năng thành quang năng.

D.      Truyền tải điện năng từ nhà máy đến nơi tiêu thụ.

 

Câu 39. Công dụng của ê tô có chức năng gì?

A.      Tháo lắp               B. Kẹp chặt      C. Tháo lắp và kẹp chặt     D. Tất cả đều đúng

Câu 40.  Đĩa xích xe đạp có 75 răng, vành líp có 15 răng. Xe đạp có tỉ số truyền  là:

A.      i = 3            B. i = 5                 C. i = 15               D. i = 75

 

Câu 41. Người ta dùng sóng biển tạo ra điện năng gọi là:

A.      Năng lượng thủy triều                        C. Năng lượng gió

B.      Năng lượng hạt nhân                         D. Năng lượng nhiệt điện.

 

Câu 42. Biện pháp nào sau đây là an toàn khi sử dụng điện?

A.      Sử dụng đồ dùng điện bị rò rỉ.

B.      Đứng gần lưới điện cao áp.

C.      Cắt aptomat tổng khi dùng điện.

D.      Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện.

 

Câu 43. Cho bộ truyền động đai sau: Bánh dẫn có đường kính 60cm, bánh bị dẫn có đường kính là 20 cm.

  Tính tỉ số truyền i của bộ truyền động đai?

A. 0,3                  B. 3                 C. 2                     D. 2

 

Câu 44. Những mối ghép nào sau đây là mối ghép cố định không tháo được

A.  Khung cửa ghép với bản lề cửa                           

B.  Các ống sắt được ghép thành khung xe đạp

C.  Có  2 chi tiết được ghép với nhau bằng bu lông        

D.  Miệng bình mực ghép với nắp bình mực        

 

 Câu 45. Dụng cụ tháo, lắp :

 A  Thước lá              B Thước cặp                   C  Mỏ lết           D  Cưa và dũa

 

Câu 46. Hình nón có đáy song song với mặt phẳng chiếu bằng. Hỏi hình chiếu bằng có hình gì?

A. Hình tròn      B. Hình vuông   C. Hình chữ nhật           D. Tam giác cân

 

Câu 47. Mối ghép nào sau đây là mối ghép bằng ren?

A.      Mối ghép bulông                                                               C. Mối ghép đinh tán

B.      Mối ghép giữa các thanh sắt của khung xe đạp             D. Mối ghép bản lề cửa

 

Câu 48: Mối ghép bằng ren, bằng then, bằng chốt là loại mối ghép.

A: Không cố định , có thể tháo được

B: Mối ghép cố định, có thể tháo được

C: Mối ghép tháo được

D: Mối ghép động

 

Câu 49: Dụng cụ nào sau đây không phải là dụng cụ tháo, lắp?

   A. Mỏ lết                   B. Êtô                      C. Tua vít                         D. Cờlê

 

Câu 50: Mối ghép cố định là:

A.  Chuyển động           B. Tịnh tiến          C. Quay               D. Không chuyển động

 

Câu 51:  Để đo chiều  dài của chi tiết người ta dùng:

 A. Thước lá, thước cuộn.        B. êke.            C. Thước đo góc.          D. Thước cặp.

 

Câu 52:  Để đo góc của chi tiết người ta dùng:

 A. Thước lá.  B. êke, ke vuông.    C. Thước đo góc vạn năng.        D. Câu B và C đúng

 

 Câu 53. Hình chiếu trên mặt phẳng song song với trục quay của hình trụ là hình gì?

          A. Hình bình hành.                   B. Hình thang cân.

          C. Hình tam giác cân.    D. Hình chữ nhật.

 

Câu 54. Công dụng của bản vẽ chi tiết là

          A. chế tạo và lắp ráp.              B. thi công và sử dụng.

          C. thiết kế và sữa chữa.           D. chế tạo và kiểm tra.

 

Câu 55. Nếu mặt đáy của hình chóp đều có đáy vuông song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình gì?

A. Hình chữ nhật.                             B. Hình tròn.

C. Hình tam giác.                              D. Hình vuông.

Câu 56. Nếu mặt đáy của hình chóp đều có đáy vuông song song với mặt phẳng chiếu bằng thì hình chiếu bằng là hình gì?

A. Hình chữ nhật.                             B. Hình tròn.

C. Hình tam giác.                              D. Hình vuông.

 

Câu 57. Nếu mặt đáy của hình chóp đều có đáy vuông song song với mặt phẳng chiếu bằng thì hình chiếu cạnh là hình gì?

A. Hình chữ nhật.                             B. Hình tròn.

C. Hình tam giác.                              D. Hình vuông.

 

Câu 58. Công dụng của bản vẽ lắp là:

          A. chế tạo và lắp ráp.              B. thi công và sử dụng.

          C. thiết kế và sữa chữa.           D. chế tạo và kiểm tra.

 

Câu 59. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào về khối tròn xoay là không đúng?

          A. Khi quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định, ta được hình cầu.

          B.      Khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định, ta được hình trụ.

         C.       Khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh một góc vuông cố định, ta được hình nón.

         D. Khi quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định, ta được hình tròn.

 

Câu 60. Kim tự tháp là một khối đa diện thuộc hình

          A. hình hộp chữ nhật.                       B. hình nón cụt.

          C. hình lăng trụ đều.                                   D. hình chóp đều.

2
11 tháng 1 2022

1. Chọn A

2. Chọn B

3. Chọn B

4 . Chọn A

5. Chọn D

6. Chọn A

11 tháng 1 2022

nhiều quá mình làm đỡ một ít

2 tháng 11 2021

B

2 tháng 11 2021

B.Các tia chiếu song song với nhau

đúng tick nha thanks

27 tháng 10 2021

Nếu mặt đáy của một hình lăng trụ tam giác đều song song với mặt phẳng đứng, thì hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh của nó có hình dạng như thế nào?

=> hình tam giác đều

→→ vì Nếu đặt mặt đáy của hình lăng trụ tam giác đều song song mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình tam giác đều

2. Nếu mặt đáy của hình chóp đều đáy vuông song song với mặt phẳng cạnh, thì hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh của nó có hình dạng như thế nào?

=> hình vuông 

→→  vì Nếu đặt máy đáy của hình chóp đều đấy là hình vuông song song mặt bẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình vuông.

27 tháng 10 2021

1. Nếu mặt đáy của một hình lăng trụ tam giác đều song song với mặt phẳng đứng, thì hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh của nó có hình dạng như thế nào?

Đáp án ; Hình tam giác đều

2. Nếu mặt đáy của hình chóp đều đáy vuông song song với mặt phẳng cạnh, thì hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh của nó có hình dạng như thế nào?

Đáp án ; Hình vuông

3. Nếu đặt mặt đáy của hình nón song song với mặt phẳng chiếu cạnh, lúc này hình chiếu đứng và chiếu cạnh có dạng gì?

Đáp án : Hình bình hành

24 tháng 10 2018

Hình nón được tạo thành khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định.

Nếu đặt mặt đáy của hình nón song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh, thì hình chiếu đứng là hình tam giác cân và hình chiếu cạnh có hình tròn.