Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
1/
Ví dụ:
+ Tự làm kinh tế cá thể hoặc gia nhập hợp tác xã, thành lập công ti,…
+ Lựa chọn khách hàng, tuyển dụng và thuê mướn nhân công
+......................
2/
*Những việc làm của học sinh thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội là :
-Học tập tốt, lao động tốt và rèn luyện ý thức kỉ luật tốt.
-Tham gia, góp ý xây dựng lớp, chi đoàn,..
-Tham gia các hoạt động ở địa phương.
-................
- Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, là cơ sở pháp lí để bảo đảm Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân.
- Đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội.
- Chỉ trên cơ sở quyền này người dân mới có thể trực tiếp bầu ra cơ quan quyền lực, thay mặt mình quản lí đất nước, tham gia xây dựng Hiến pháp và pháp luật, tham gia thực hiện, giám .sát mọi công việc của đất nước.
(ko chắc nx á)
Quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý Nhà nước, khác với quản lý của khu vực tư, quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý đặc biệt được thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Quản lý xã hội là sự quản lý tổng thể xã hội chứ không phải là quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển.
Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân về lĩnh vực chính trị được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước. Theo đó, nhà nước bảo đảm cho công dân có quyền tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc quản lý nhà nước và xã hội
-Quyền tham gia quãn lí nhà nước,xã hội là quyền tham gia bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội: tham gia bàn bạc, đánh giá, tổ chức xã hội, các hoạt động chung của tổ chức của xã hội.
+ Quyền quan trọng nhất là vì :
- Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, là cơ sở pháp lí để bảo đảm Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân.
- Đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội.
- Chỉ trên cơ sở quyền này người dân mới có thể trực tiếp bầu ra cơ quan quyền lực, thay mặt mình quản lí đất nước, tham gia xây dựng Hiến pháp và pháp luật, tham gia thực hiện, giám .sát mọi công việc của đất nước.
tham khảo
Quản lý nhà nước được hiểu là hoạt động quản lý của Nhà nước. Khác với quản lý của khu vực tư, quản lý của nhà nước là hoạt động quản lý đặc biệt, được thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Quản lý xã hội là sự quản lý tổng thể xã hội chứ không phải là quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển. Quan niệm này cho phép xác định xã hội là đối tượng quản lý chứ không phải chủ thể quản lý. Đồng thời, đối tượng của quản lý xã hội phải được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tổng thể các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, môi trường đến giải trí, truyền thông… Như vậy, quan niệm quản lý nhà nước và quản lý xã hội được tiếp cận theo những cách khác nhau. Theo đó, quản lý nhà nước được tiếp cận từ giác độ chủ thể quản lý, trong khi quản lý xã hội lại tiếp cận theo đối tượng quản lý.
Vì vậy, khi xác định công dân là chủ thể quản lý tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội cũng có những điểm khác biệt. Theo đó, công dân tham gia quản lý nhà nước được hiểu sự tham gia của công dân vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Công dân tham gia vào quản lý xã hội thực chất là tham gia quản lý những công việc Nhà nước (vì đối tượng quản lý nhà nước cũng là xã hội), và các lĩnh vực phát sinh, không cần đến việc sử dụng quyền lực nhà nước. Trong quản lý nhà nước và xã hội, công dân vừa là chủ thể quản lý, vừa là đối tượng quản lý. Như vậy, có thể quan niệm sự tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân là việc công dân tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước, tổ chức xã hội hoặc hoạt động với tư cách cá nhân để thực hiện các công việc của nhà nước, hoặc xã hội một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, gắn với các hoạt động: xây dựng chính sách, pháp luật, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, ra quyết định, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,…
Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội là quyền tham gia bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội là tham gia bàn bạc, đánh giá, tổ chức xã hội, các hoạt động chung của tổ chức của xã hội. Đây là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương, quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế – xã hội.
Công dân tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội đều nhằm mục tiêu đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội. Chính vì lẽ đó, các nội dung quản lý nhà nước cũng có thể được thực hiện bởi công dân thông qua các tổ chức xã hội ở những mức độ nhất định. Tuy nhiên, sự tham gia, mức độ cống hiến của công dân trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ, mức độ sẵn sàng của công dân, hình thức tham gia (trực tiếp hay gián tiếp); năng lực và vị trí việc làm; các yếu tố thuộc về cá nhân công dân (vốn con người – các giá trị cá nhân, vốn văn hóa, vốn xã hội, vốn thông tin, vốn kinh tế, vốn chính trị,..), và đặc biệt là yếu tố thể chế, chính sách của nhà nước.
- Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội.
- Có 2 hình thức tham gia quản lí nhà nước, quan lí xã hội là hình thức trực tiếp và hình thức gián tiếp
- Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân: Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội.
Em tán thành với quan điểm (c), bởi vì công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội và công dân có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan, tố chức nhà nước.
`text{Tham khảo}`
1. Bầu cử: Tham gia bầu cử là cách trực tiếp nhất để công dân có tiếng nói trong việc lựa chọn những người đại diện cho mình trong các cơ quan quản lý nhà nước.
2. Tham gia các tổ chức chính trị - xã hội: Gia nhập và hoạt động trong các tổ chức như đảng phái chính trị, hội đồng nhân dân, các tổ chức phi chính phủ, hoặc các hội, nhóm cộng đồng.
3. Đóng góp ý kiến: Gửi ý kiến, kiến nghị, phản ánh đến các cơ quan nhà nước thông qua các cuộc họp cộng đồng, diễn đàn trực tuyến, hoặc qua các kênh tiếp nhận thông tin chính thức.
4. Tham gia giám sát và phản biện: Tham gia vào các hoạt động giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức.
5. Tham gia tình nguyện: Tham gia vào các hoạt động tình nguyện, các dự án phát triển cộng đồng, góp phần vào việc quản lý xã hội từ cơ sở.
`-` Ví dụ: Một công dân tham gia vào cuộc họp cộng đồng để đóng góp ý kiến về kế hoạch phát triển đô thị mới, hoặc tham gia vào một chiến dịch tình nguyện giáo dục cho trẻ em nghèo.
Để thực hiện tốt quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, em sẽ:
`+` Tìm hiểu thông tin: Luôn cập nhật thông tin về các chính sách, quy định mới và các vấn đề xã hội hiện hành.
`+` Nâng cao kiến thức: Học hỏi và trau dồi kiến thức về pháp luật, quản lý nhà nước và kỹ năng xã hội.
`+` Tham gia tích cực: Đăng ký tham gia các hoạt động cộng đồng, tổ chức chính trị - xã hội, và không ngần ngại đóng góp ý kiến của mình.
`+` Phát huy tinh thần trách nhiệm: Luôn ý thức về trách nhiệm cá nhân trong việc đóng góp vào sự phát triển của xã hội và quản lý nhà nước.
`+` Sẵn sàng hợp tác: Làm việc cùng với các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác để thúc đẩy các sáng kiến và dự án có lợi cho cộng đồng.