K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2018

a. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai

   - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.

   - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dẫn đến việc lên cầm quyền của các thế lực phát xít ở Đức, I-ta-lia, Nhật Bản,... Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít (còn được gọi là Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô). Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác trên thế giới.

   - Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ, dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ đối với các nước phát xít hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng.

   b. Có đúng hay không khi cho rằng “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ”?

   * Phát biểu về nhận định: “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai” là nhận định chính xác.

   * Chứng minh nhận định

   - Các nước Anh, Pháp, Mĩ có chung một mục đích là giữ nguyên trạng hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Do đó, Anh, Pháp, Mĩ không có thái độ quyết liệt trong việc chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, mà ngược lại, họ lại dung dưỡng, thảo hiệp với phát xít. 

   + Giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô với âm mưa làm suy yếu cả hai kẻ thù (Liên Xô và chủ nghĩa phát xít). 

   + Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập”, tháng 8/1935, Quốc hội Mĩ thông qua “Đạo luật trung lập” – thực hiện không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Hành động này của Mĩ đã gián tiếp tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít tăng cường bành trướng ảnh hưởng. 

   - Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp với của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng, thúc đẩy sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. 

    => Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, mà đại diện là ba nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản; nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc chiến tranh này. 

9 tháng 1 2020

a)

- Các nước đế quốc thiệt hại nặng nề về kinh tế, biến động về chính trị xã hội.

- Phong trào đấu tranh của nhân dân lao động diễn ra rầm rộ.

- Một số nước tiến hành cải cách để thoát khỏi khủng hoảng.

- Một số nước phát xít hóa chế độ.

b)

- Đời sống nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ la-tinh trở nên khổ cực.

- Phong trào đấu tranh tại các nước này dâng cao, các Đảng dân tộc ngày càng phát triển.

- Nhật Bản quân phiệt hóa bộ máy, tiến hành chiến tranh xâm lược.

c)

- Nước Đức kích động chủ nghĩa thù hận, chủ nghĩa phục thù.

- Trực tiếp phát động chiến tranh.

2 tháng 11 2021

Sau Cách mạng năm 1905, nước Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế.

Lúc này, ở Nga đã có một nền đại công nghiệp tập trung rất cao với sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền, phần lớn dưới hình thức xanhđica. Các tổ chức độc quyền đã kiểm soát nhiều ngành công nghiệp quan trọng như dầu mỏ, than đá, luyện kim, đường sắt.. cũng như trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Năm 1904, ở Nga đã có tới 50 tổ chức độc quyền lớn với trình độ tập trung rất cao. Ngay từ trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, 13 ngân hàng lớn ở Pêtécbua đã tập trung trong tay tới 65% tổng số tư bản của tư nhân và trên 72% số tiền gửi vào ngân hàng. Trình độ tập trung của tư bản ngân hàng ở Nga cao hơn so với nhiều nước khác. Trên cơ sở hợp nhất giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, ở Nga đã hình thành sự thống trị của tư bản tài chính. Giai cấp tư bản độc quyền Nga đã giữ địa vị có ý nghĩa quyết định trong đời sống kinh tế - tài chính của đất nước và câu kết chặt chẽ với chính quyền Nga hoàng. Họ đã giữ những cương vị quan trọng trong viện Đuma quốc gia cũng như trong những cơ quan nhà nước khác và tác đông mạnh mẽ tới chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ Nga hoàng.

Nhưng nước Nga chỉ là một nước tư bản chủ nghĩa phát triển trung bình. Chủ nghĩa tư bản Nga phát triển muộn hơn, ngày càng lạc hậu và lệ thuộc vào các nước phương Tây.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng lạc hậu ấy của nước Nga chỉ có thể giải thích bằng sự tồn tại rất nặng nề những tàn tích phong kiến - nông nô.

Cơ sở tồn tại của những tàn tích phong kiến - nông nô chính là chế độ sở hữu lớn về ruộng đất của giai cấp địa chủ - quý tộc. Hai phần ba ruộng đất ở trong nước là nằm trong tay địa chủ - quý tộc và nhà thờ, 30 nghìn đại địa chủ chiếm tới 70 triệu đêxiatin ruộng đất của 10,5 triệu nông nô. Nga hoàng là địa chủ lớn nhất, chỉ riêng gia đình và họ hàng của Nga hoàng đã chiếm tới 7 triệu đềxiatin ruộng đất. Bọn địa chủ bóc lột nông dân hết sức nặng nề và tàn bạo, nhất là chế độ lao dịch. Trình độ sản xuất nông nghiệp hết sức lạc hậu: lao động thủ công là chủ yếu, năng suất thấp kém, nạn mất mùa và đói kém thường xuyên xảy ra ở các vùng.

Về chính trị, nước Nga là một nước quân chủ chuyên chế. Toàn bộ quyền lực chính trị trong nước là thuộc về Nga hoàng. Chế độ quân chủ Nga hoàng – nền chuyên chính của giai cấp địa chủ - chiếm giữ mọi đặc quyền về chính trị và mọi đặc lợi về kinh tế. Câu kết chặt chẽ với giai cấp tư sản, chính quyền Nga hoàng thẳng tay bóc lột và áp bức tàn bạo các tầng lớp nhân dân lao động, tước đoạt các quyền tự do dân chủ, đàn áp mọi phong trào đấu tranh đòi dân chủ của nhân dân, duy trì thường xuyên một đội quân đông đảo cảnh sát, mật thám và hiến binh. Phong kiến - quân phiệt là bản chất của chế độ chuyên chế Nga hoàng.

Chế độ Nga hoàng còn là nhà tù của các dân tộc. Nước Nga là một quốc gia nhiều dân tộc, có tới trên l00 dân tộc khác nhau, chiếm 57% dân số trong nước. Nhân dân các dân tộc không phải Nga đã rên xiết dưới hai ách áp bức: ách áp bức dân tộc của chế độ Nga hoàng và ách áp bức xã hội của bọn chúa đất và tư sản địa phương. Chính quyền Nga hoàng còn thi hành chính sách kỳ thị chủng tộc: chia rẽ và gây hằn thù giữa các dân tộc, cấm giảng dạy và xuất bản sách báo bằng tiếng mẹ đẻ…Trong những điều kiện của chủ nghĩa đế quốc, ách áp bức dân tộc lại càng nặng nề hơn.

Đế quốc Nga xâm lược, áp bức các dân tộc lạc hậu, nhưng chính nó lại lệ thuộc vào các nước phương Tây, nhất là đối với Anh, Pháp. Tư bản nước ngoài đã đầu tư rất nhiều vào các ngành công nghiệp quan trọng như luyện kim, than đá và dầu mỏ. Ngay từ năm 1890, tư bản nước ngoài đã chiếm tới 47% tổng số vốn đầu tư ở Nga còn chính phủ Nga hoàng nợ của Anh, Pháp gần 8 tỉ rúp vàng.

Như vậy, sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản độc quyền và những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa, sự kết hợp những hình thái kinh tế tiên tiến nhất và lạc hậu nhất đã làm cho nước Nga trở thành nơi hội tụ cao độ những mâu thuẫn gay gắt của chủ nghĩa đế quốc: mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản, mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân, mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các dân tộc bị áp bức, mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các nước đế quốc Tây Âu. Trong đó có những mâu thuẫn thuộc chủ nghĩa tư bản đồng thời lại có những mâu thuẫn của xã hội phong kiến chưa được giải quyết. Toàn bộ những mâu thuẫn này chồng chéo lên nhau và ngày càng gay gắt làm cho nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc thế giới. Chính sự gay gắt của mâu thuẫn đó đã dẫn tới sự hình thành những tiền đề khách quan cho một cuộc cách mạng xã hội ở nước Nga.

Trước hết, đó là giai cấp vô sản Nga.

Tuy số lượng không đông, chỉ chiếm khoảng 10% dân số nam (1913 có 12 triệu người), nhưng giai cấp vô sản Nga có nhiều ưu điểm nỏi bật về chất lượng, nhất là về tinh thần và khả năng cách mạng. Bộ phận giác ngộ nhất, tiên tiến nhất và có tổ chức nhất của giai cấp vô sản Nga là đội ngũ công nhân đại công nghiệp (năm 1913 có 3,1 triệu người) tập trung chủ yếu trong các xí nghiệp, nhà máy lớn. Trình độ tập trung của giai cấp công nhân Nga lại cao hơn so với nhiều nước khác.

Giai cấp vô sản Nga có tinh thần và truyền thống đấu tranh cách mạng. Họ bị bóc lột và áp bức nặng nề. Trải qua đấu tranh lâu dài, đặc biệt là cuộc Cách mạng năm 1905, giai cấp vô sản Nga đã được thử thách, rèn luyện và tích lũy được nhiều kinh nghiệm đấu tranh phong phú. Điều có ý nghĩa cực kỳ quan trọng là giai cấp vô sản Nga đã xây dựng được chính Đảng tiên phong, cách mạng chân chính của mình. Đó là Đảng Bônsêvích Nga do lãnh tụ thiên tài V.I Lênin đứng đầu. Đảng được vũ trang bằng lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác, có khả năng lôi cuốn, tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và các tầng lớp nhân dân trong cả nước.

Giai cấp vô sản Nga còn có mối liên hệ chặt chẽ với nông dân lao động và nhân dân các dân tộc bị áp bức.

Với những đặc điểm đó, giai cấp công nhân Nga là giai cấp đi tiên phong và có đầy đủ khả năng lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội trong nước.

Giai cấp nông dân - trước hết là nông dân nghèo – là lực lượng cách mạng to lớn, là bạn đồng minh tin cậy của giai cấp công nhân. Nông dân chiếm tới 4/5 dân số trong nước và 65% số hộ nông thôn là bần nông, bị áp bức bóc lột rất nặng nề, số đông không có hoặc có rất ít ruộng đất. Trong lịch sử đất nước, nông dân Nga đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh. Giai cấp nông dân Nga là một lực lượng cách mạng to lớn.

Các dân tộc bị áp bức ở những vùng biên khu là một lực lượng cách mạng quan trọng và là người bạn đồng minh của giai cấp vô sản Nga. Thực tế, đại bộ phận nhân dân các dân tộc bị áp bức là quần chúng nông dân nghèo khổ, bị áp bức bóc lột hết sức thậm tệ. Trong những điều kiện của giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn dân tộc và cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc đã trở nên gay gắt và tăng lên không ngừng.

Như vậy là những tiền đề kinh tế - xã hội khách quan và những điều kiện chủ quan đã có đủ cho thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội, nhưng cách mạng chỉ có thể bùng nổ khi xuất hiện một tình thế cách mạng. Chính cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã dẫn tới sự xuất hiện một tình thế cách mạng đó ở nước Nga.

23 tháng 2 2021

Câu 1. Chủ mưu phát động chiến tranh thế giới thứ 2 ( 1939 -1945) là nước nào?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Italia.

*Câu 2. Sau khi xé bỏ hòa ước Véc-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì?

A. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu.      

B. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô.

C. Thành lập một nước Đại Đức bao gồm toàn bộ châu Âu.  

D. Chuẩn bị  chiếm vùng Xuy-đét và Tiệp Khắc.

 
23 tháng 2 2021

Câu 1. Chủ mưu phát động chiến tranh thế giới thứ 2 ( 1939 -1945) là nước nào?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Italia.

*Câu 2. Sau khi xé bỏ hòa ước Véc-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì?

A. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu.      

B. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô.

C. Thành lập một nước Đại Đức bao gồm toàn bộ châu Âu.  

D. Chuẩn bị  chiếm vùng Xuy-đét và Tiệp Khắc.

12 tháng 4 2019

Hội nghị Vécxai- Oasinhtơn không giải quyết được mâu thuẫn cơ bản giữa các nước đế quốc, mầm mống một cuộc chiến tranh mới vẫn còn tồn tại nên quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian sau chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mong manh. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa tiếp tục là nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai sau đó.

Đáp án cần chọn là: A

23 tháng 7 2021

A Tamj thời và mong manh

Câu 13. Nước châm ngòi cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 ở châu Âu làA. Anh.                           B. Pháp.                            C. Đức.                   D. Italia.          Câu 38. Chủ trương phòng ngự bị động của triều đình nhà Nguyễn đã làm cho A. Pháp có điều kiện củng cố lực lượng mở rộng đánh chiếm Nam Kì.B. Pháp có cơ...
Đọc tiếp

Câu 13. Nước châm ngòi cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 ở châu Âu là

A. Anh.                           B. Pháp.                            C. Đức.                   D. Italia.          

Câu 38. Chủ trương phòng ngự bị động của triều đình nhà Nguyễn đã làm cho

A. Pháp có điều kiện củng cố lực lượng mở rộng đánh chiếm Nam Kì.

B. Pháp có cơ hội tập trung lực lượng đưa ra chiến trường Đà Nẵng.

C. Pháp có thời gian đưa quân sang xâm lược Trung Quốc.

D. Pháp dễ dàng, nhanh chóng chiếm được nước ta.

Câu 39. Cuộc đấu tranh điển hình trong phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân  Nam Kì những năm 50-60 của thế kỉ XIX là

A. khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm.                           C. khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân.

B. khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực.                             D. khởi nghĩa Trương Định.

4
8 tháng 3 2022

Giúp với ạ

Cho các nhận định sau:   1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.   2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.   3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến...
Đọc tiếp

Cho các nhận định sau:

   1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.

   2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.

   3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

   4. Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về phe phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo về hòa bình thế giới.

   Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?

A. 1 nhận định.

B. 2 nhận định.

C. 3 nhận định.

D. 4 nhận định.

1
11 tháng 10 2018

Đáp án D

Cho các nhận định sau:   1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.   2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.   3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến...
Đọc tiếp

Cho các nhận định sau:

   1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.

   2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.

   3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

   4. Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về phe phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo về hòa bình thế giới.

   Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?

A. 1 nhận định.

B. 2 nhận định.

C. 3 nhận định.

D. 4 nhận định.

1
12 tháng 4 2018

Đáp án D