Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người ta đã bàn luận nhiều về đề tài:”Thế nào là một bài Thơ hay?”. Người thích bài này, kẻ ưa bài kia, thật khó mà định nghĩa thế nào là một bài Thơ hay, nhưng hầu như tất cả mọi người đều đồng ý Thơ là tuyệt đỉnh của Văn chương, Thơ ít chữ nhưng nói nhiều hơn văn xuôi và vì vậy không phải ai cũng làm được một bài thơ hay, dù có nhiều kẻ suốt đời nặng lòng với Thơ.
Người viết bài này hoan nghênh tất cả các bài Thơ do nhiều tác giả khổ công sáng tác, chỉ không hoan nghênh những bài Thơ dùng từ rất kêu nhưng xét giá trị từng câu, toàn bài thấy vô nghĩa.
Vâng, nó vô nghĩa! Có nghĩa là người đọc không hiểu tác giả bài Thơ muốn nói lên cái gì, ám chỉ cái gì, hoặc gởi gấm cái gì trong những hàng chữ kia. Có thể những ông, bà tác giả đó nguỵ biện rằng người đọc không đủ trình độ hiểu Thơ của họ. Nói như thế với một em bé trình độ tiểu học thì có thể chứ với những người đã có trình độ Ðại học VN hoặc đã có làm Thơ thì đúng là nguỵ biện và quá cao ngạo, kiêu căng.
Ðể tôi kể bạn nghe một giai thoại về Thơ. Có một ông nhà thơ ở miền Nam trước 1975, sau đó sang hải ngoại, làm được một số bài thơ và được bè bạn cũng có, tự ông ta cũng có, dùng ống đu đủ thổi lên như hàng Thi vương, Thi bá, độc nhất vô nhị. Có một người quen ông ta, một bữa lấy 4 câu thơ của ông ta ở mấy chỗ khác nhau, cho một cái tựa và đặt liền vào nhau như một bài thơ. Người này , nhân lúc trà dư tửu hậu đem ra , nói là thơ mới làm, nhờ ông ta nhuận sắc dùm. Ông ta đọc xong bài thơ, hét toáng lên rằng:”Thơ gì vô nghĩa thế này ? Tao không biết mày định nói cái gì ? Vứt thùng rác cho rồi !” Người bạn lúc đó mới ôn tồn nói:”Thưa thi hào, chính là thơ của đại gia đấy !”Nhà thơ vẫn không tin và người bạn phải lấy cuốn Thơ của ông ta xuất bản ra chỉ vào những câu ông đã trích. “Ðại thi hào” ngồi ngẩn tò te ra, mắc cở . Vậy mà lâu nay có ai nói cho ông ta biết đâu hoặc có nói, ông ta cũng không chịu nhìn nhận một sự thực
Về định nghĩa thế nào là một bài thơ hay. Nếu trả lời cho đầy đủ kèm theo những dẫn chứng thì có thể phải cả cuốn sách mới đủ. Nhưng tôi chỉ sơ lược mấy điểm chính để các bạn chưa từng làm Thơ hoặc có ý định sẽ vào làng Thơ, nắm được thế nào là một bài thơ hoặc câu thơ hay.
ý nghĩa: cây tre là biểu tượng của văn hóa việt nam. cây tre làm cho ~ khuyết điểm của làng dường như biến mất nó thoắt lên vẻ thanh lịch tinh tú tre hóa thân thành thế giới văn hóa , tre trúc quây quần vui vẻ bên mọi ng trong làng in vào tâm trí mọi ng một niềm đậm đà, đặc sắc của cây tre làng. Mặc dù cây tre ko phải là 1 loại hoa j đó đẹp đex nhưng cây tre được biết đến với tên là biểu tượng của CANADA giống như 1 lá phong.
có cây tre thì ngôi làng hay thành phố j cũng trở nên phong phú hơn.
góp ý nhé mn người
Quê em cớ muôn ngàn cây lá khác nhau, mỗi cây có một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gân gũi nhất vẫn là cây tre. Nếu như làng quê thiếu lũy tre làng thì chẳng còn là làng quê nữa.
Tre có dáng thẳng, thân tròn. Tre đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Lá tre mỏng, nhọn, trông mảnh khảnh nhưng thật dẻo dai. Họ nhà tre có mấý chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm nọn măng mọc thẳng. Dáng tre vươn cao, có chiều quằn ở ngọn, màu tre tươi như nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, tre mộc mạc, giản dị như người nông dân chân lấm tay bùn.
Cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương em. Tre ôm ấp xóm làng, tre làm cho phong cảnh làng quê thêm duyên dáng, thanh bình. Còn gì đẹp hơn hình ảnh những mái đình, ngôi chùa cổ thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng lơ lửng trên ngọn tre. Và cũng thật là đệp với hình ảnh con trâu nằm nhai bống râm dưới bụi tre đầu làng. Tre hòa quyện cùng với cuộc sống lao động, tre chia ngọt xẻ bùi cùng con người trong những phút thư nhàn ngồi trò chuyện cùng nhau. Tre làm cho quê hương em có một vẻ đẹp yên bình, ấm áp.
Tre không chỉ đẹp đơn thuần là màu xanh cây lá; không chỉ là cái dáng nghiêng nghiêng ôm ấp xóm thôn mà vẻ đẹp của tre còn là sự cần cù, chất phác:
"Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm."
Cây tre Việt Nam – Thép Mới
Tre là bạn của nhà nông. Tre giúp người làm cột, làm kèo, đan phên nứa để dựng vách, làm sườn nhà… Tre từng một nắng hai sương với người lao động. Tre làm cán cuốc, cán cày. Tre đồng cam cộng khổ với người, cùng người gánh vác khó khăn, cùng người hạnh phúc. Tre là bạn tâm giao với mọi lứa tuổi. Tre gắn bó với tuổi già, chiếc điếu cày giúp cụ già khoan khoái hút thuốc làm vui, nhổ vụ trước; nghĩ đến mùa sau hay nghĩ đến một ngày mai bội mùa, no ấm. Tre đem lại niềm vui cho con trẻ, tre làm chiếc nôi để những em bé có giấc ngủ say nồng, tre làm que chuyền để trẻ em có niềm vui thú. Tre đan rổ, rá, nong, nia để các bà, các cô cổ cái mà sử dụng. Tre đem lại vẻ đẹp giản dị, thuần khiết cho người con gái thôn quê. Guốc tre, nón tre đi cùng với tà áo dài của người phụ nữ Việt Nám thì đẹp biết bao! Không chỉ thế, tre còn đem lại hạnh phúc lứa đôi:
"Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng."
Thép Mới
Tre không chỉ phục vụ nhà nông mà còn là vũ khí để đánh giặc. Gậy tre, chông tre, mũi tên tre đã dựng nên thành đồng Tổ quốc. Tre mang chí khí như người chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu giữ làng, giữ nước, giữ hòa bình hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.
Chiến tranh đi qua, tre lại mang nét đẹp duyên dáng, trữ tình. Trẹ rì rào khúc hát bốn mùa. Tre vi vút những bài ca xây dựng của cuộc sống đang hướng tới tương lai. Tre hiên ngang đứng giữa cổng chào chiến thắng.
Ngày nay, đất nước ta đã có một nền khoa học công nghệ hiện đại nhưng cây tre Việt Nam vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống. Tre có mặt khắp nơi, các mặt hàng được làm từ tre đã đi khắp mọi miền Tổ quốc, được xuất khẩu ra nước ngoài. Tre vịnh dự góp phần đưa nền kinh tế đất nước ngày một đi lên. Đặc biệt hơn nữa, tre nứa làm nên những trang giấy trắng tinh để chứa đựng biết bao nguồn tri thức giúp các em vững bước vào đời.
Cây tre thật đẹp, thật có ích. Tre gắn bó với người, cùng người lao động và chiến đấu, cùng người xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong tương lai, tre vẫn còn mãi mãi. Tre già, măng mọc, theo qui luật từ bao đời nay. Búp măng non mãi trên phù hiệu hay trên mũ đội viên. Đó là hình ảnh lớp trẻ đang lớn mạnh, là thế hệ tương lại của đất nước.
Em mong rằng quê hương em vẫn mãi mãi xanh một màu xanh của tre, màu xanh của tâm hồn, của nền văn hóa, của cuộc sống tươi đẹp, phồn vinh.
“Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”
Mỗi cây một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với con người Việt Nam vẫn là cây tre, nếu thiếu đi lũy tre già thì không còn là làng quê nữa.
Nhìn từ xa xa, các bạn sẽ thấy lũy tre như bức tuờng thành kiên cố đang bảo vệ bao quanh thôn xóm mình. Nhưng khi bước tới gần mới thấy “thân gầy guộc lá mong manh”, cây tre nhỏ nhắn với thân dài thẳng, được chia thành những đốt nhỏ đều nhau. Thân cây thường có màu xanh thẫm, các đốt thì có màu hơi xanh đậm hơi vàng. Cây tre không đứng riêng lẻ với nhau, mà thường tạo thành từng lũy với cây này tựa cây kia, dựa vào nhau cùng vươn lên bất chấp nắng mưa để đón lấy ánh sớm bình minh.
Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Họ nhà tre có đến vài chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm non măng mọc thẳng. Và tre cũng có hoa đó các bạn, nhưng phải hơn 100 năm nó mới ra hoa một lần. Hoa tre mọc thành từng chùm có màu vàng nhạt. Mùi thơm của hoa tre cũng rất đặc biệt đó ạ!
Cây tre có nhiều loại, mỗi loại lại mang đến cho chúng ta một công dụng riêng. Có tre to để đan lát, có tre để làm hàng thủ công. Tre còn có thể được sử dụng để làm nhà cửa, lều quán. Tre gai lại là người canh gác giúp cho cho luỹ làng ta trở nên kiên cố.
Nói tóm lại, cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương. Tre ôm lấy xóm làng, làm phong cảnh làng quê thêm phần duyên dáng, thêm phần thanh bình. Còn gì đẹp hơn những hình ảnh những mái đình, ngôi chùa thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng treo lơ lửng trên ngọn tre.
Tham khảo đề mấy trường ở Hải Phòng nhé, Hải Phòng thi hết rồi !
Đề Văn : 1. Tả khu phố em
2. Tả người em yêu quý
Phần trắc nghiệm thì tự ôn luyện
Đề Toán cũng khó đấy
Tham khảo nhé!!!
Văn bản:
Giá trị nội dung, nghệ thuật bài hok đường đời đầu tiên.
Tiếng việt
Ẩn dụ là gì? Cho ví dụ.
Bài tập
Xác định phép tu từ trong các câu sau:
a) Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
b) Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.
Phân tích chủ vị:
a) Dưới góc tre, tua tủa những mầm măng.
b) Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, thôn, xóm.
Tập làm văn
Tả người thân em yêu quý( ba, mẹ, anh, chị,...)
Good luck to you !
Bạn tặng quà gì ý nghĩa là được như hoa
Bạn k nendang câu hỏi linh tinh nhé
Chưa có năm nào mà thành tích của các đoàn Việt Nam dự thi Olympic quốc tế lại "đẹp chụm", "chụm đẹp" và làm nức lòng người như năm nay. Cả ba đoàn Toán, Lý và Hóa 2017 đều đạt "kỳ tích" cao nhất kể từ ngày tham gia các kỳ thi Olympic quốc tế đến nay. Hai đoàn cuối cùng là Sinh học và Tin học cũng đang lên đường. Chúng ta cùng nhau chúc cho hai đoàn này cũng sẽ mang về thành tích xuất sắc để làm đẹp cho ngôi sao 5 cánh.
Một điều thú vị từ các Olympic quốc tế gần đây, nhất là năm nay, là những giải cao được "phân bố" đều hơn cho cả các tỉnh, thành phố ngoài Hà Nội và TP HCM. Điều này cho thấy ở đâu cũng có thầy tài, trò giỏi, gien thông minh và giáo dục ngày càng được trung ương và các địa phương quan tâm, phát triển. Công nghệ thông tin và truyền thông góp phần đắc lực tạo ra cơ hội học tập và bình đẳng hóa giữa các vùng miền. Báo chí và dư luận xã hội đã và sẽ còn nói rất nhiều về các "kỳ tích" này.
Tôi cũng không thể viết thêm và hay hơn nữa về 3 đoàn Olympic Toán, Lý, Hóa, nhưng bằng bài viết này chúng tôi muốn nêu lên một vài suy nghĩ để góp phần lưu ý dư luận. Khi mọi người đang say sưa với thành tích thi Olympic quốc tế thì cũng xin đừng quên kết quả tốt đẹp vừa qua của Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2017 lần đầu tiên dùng phương pháp trắc nghiệm (multiple choice). Như vậy cái đẹp, cái "chụm" và sự thành công của năm nay của các cuộc thi còn có ý nghĩa rộng lớn hơn: Từ trong nước ra quốc tế, từ cuộc thi "phổ thông" cho số đông đến các cuộc thi tài năng đỉnh cao Olympic quốc tế
Câu 1: (2 điểm)
– Thế nào là câu ghép?
– Xác định câu ghép trong đoạn trích sau và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa chúng?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. (Trích “Lão Hạc” của Nam Cao). Câu 2: (2 điểm) Qua hai nhân vật chị Dậu (trích: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (trích: “Lão Hạc” của Nam Cao). Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 dòng) nêu suy nghĩ về số phận và tính cách của người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ.
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm) Giới thiệu về ngày tết ở quê hương em.
ukm thank you very much