K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2022

có khóa báo cáo k e

22 tháng 3 2022

nếu mua khóa học thì lượn sang vioedu mà bán:)

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 11 2023

a.

Những người đáng tin cậy em có thể tìm kiếm sợ trợ giúp: thầy, cô giáo; cô, chú công an; bác bảo vệ; nhân viên mặc đồng phục ở các cửa hàng, cơ quan, ...; đàn ông hoặc phụ nữ đi cùng con nhỏ (vì thường những người có con nhỏ thì họ sẽ có khuynh hướng bảo vệ trẻ nhỏ).

b.

- Khi người lạ hỏi thông tin cá nhân thì em không được cho họ biết. Vì họ có thể dựa vào đó để thực hiện những hành vi xấu như trộm cắp, tìm cơ hội bắt cóc hoặc làm hại em.

- Khi có người lạ cho quà thì em không được nhận, kiên quyết từ chối, không được đụng vào món quà đó vì có thể người lạ đã tẩm thuốc vào những món đồ đó để thực hiện hành vi xấu của mình, khiến em có thể bị gây mê, bắt cóc hoặc bị làm hại.

- Khi người lạ rủ đi theo thì em không được đồng ý, kiên quyết từ chối vì người lạ có thể dẫn em đến một nơi lạ để thực hiện hành vi xấu, em sẽ bị bắt cóc, bị làm hại.

- Khi bị người lạ bắt đi, em cần hô to để gây chú ý với mọi người xung quanh để họ thấy được tình hình lúc đó và cứu giúp em thoát khỏi âm mưu của kẻ xấu.

c.

Hình 1:

- Với những tình huống nguy cấp như đang bị ai đó đuổi theo, em cần hô to nhằm thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh, để mọi người có thể thấy được tình hình và sẵn sàng giúp đỡ em lúc đó. (Ví dụ: Cứu cháu! Giúp cháu với!).

- Sau khi được giúp đỡ, hãy gửi đến họ lời cảm ơn chân thành.

Hình 2:

- Với tình huống chưa thật nguy cấp, em có sự nghi ngờ rằng đang có người lạ theo dõi mình thì em có thể tiến lại gần người đáng tin cậy để nhờ giúp đỡ (chú công an), bình tĩnh nói rõ ràng chuyện em đang bị người lạ theo dõi và đề nghị người ấy giúp đỡ một cách lịch sự (Ví dụ: “Cháu đang bị một người lạ theo dõi, chú giúp cháu với ạ”.).

- Sau khi được giúp đỡ, hãy gửi đến họ lời cảm ơn chân thành.

21 tháng 8 2023

a) Cô dạy các bạn tập viết, giảng bài cho các bạn hiểu

b) Những việc làm đó thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của cô giáo đối với các em học sinh

c) Các bạn rất yêu quý, kình trọng cô

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
11 tháng 8 2023

a. Hỏi mượn điện thoại người đi đường để gọi cho bố mẹ. Đến chỗ có bảo vê, phường để báo cáo mình đi lạc.

b. Nói họ tên, nhà ở, cháu bị lạc vì, số điện thoại mẹ cháu là...

c. Vì sẽ tốt hơn nếu như mình có được sự trợ giúp từ mọi người để dễ tìm được bố mẹ.

24 tháng 11 2023

Những tình huống em cần tìm kiếm sự hỗ trợ là tình huống 1 và tình huống 2. Tình huống em có thể tự giải quyết là tình huống 3.

Tình huống 1:

Em cần tìm kiếm sự hỗ trợ vì khi em bị đau bụng, cần người lớn kiểm tra, đưa đi khám hoặc lấy thuốc uống vì khi đấy em đang đau nên không thể tự giải quyết được.

Tình huống 2:

Em cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi không khóa vòi nước lại được. Vì em còn nhỏ nên chưa thể tự giải quyết được trường hợp này mà cần có sự giúp đơ của người lớn để sửa chữa.

Tình huống 3:

Khi em không thấy cuốn sách Đạo đức thì tự em có thể tìm lại được mà không cần nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người khác.

- Một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà:

+) Khi cần bên đồ vật nặng nên nhờ sự giúp đỡ của người lớn.

+) Khi cần lấy đồ vật trên cao mà em không với tới.

+) Khi bị thương

24 tháng 11 2023

2. Những tình huống em cần sự giúp đỡ khi ở nơi công cộng :

- Em đi chơi du lịch với bố mẹ bị lạc không thấy bố mẹ .

- Em ở nhà một mình, có ngườ lạ gọi cửa.

- Trên đường đi học về em bị ngã xe đạp và bị thương ở chân.

3. Em cần sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh để có thể xử lí sự việc dễ dàng và nhanh chóng hơn trước khi nó dẫn đến sự nguy hiểm.

5 tháng 6 2023

1. Để tạm vào trong ngăn để đồ, đợi bao giờ có điểm dừng thì xuống xe vứt.

2. Đến bên bạn, nói thầm vào tai bạn có việc cần gặp và ra ngoài nói chuyện.

3. Nhắc nhở bạn nói khẽ lại để không làm ảnh hưởng tới mọi người.

4. Đứng xếp hàng ngay ngắn, không chen lấn, xô đẩy.

24 tháng 11 2023

a.

Tình huống 1:

Bạn nhỏ đứng ở trước cửa nhà một mình, có một người lạ nhìn thấy, giả vờ làm người quen của mẹ để rủ đi theo. Bạn nhỏ cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong tình huống này vì nếu đi theo người lạ, bạn nhỏ có thể bị bắt cóc hoặc làm hại.

Tình huống 2:

Bạn nhỏ đang chơi trong công viên thì có người lạ đến gần và cho kẹo – đồ ăn được trẻ con rất ưa thích. Bạn nhỏ cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong tình huống này vì nếu như ăn kẹo của người lạ, bạn nhỏ có thể ăn phải thuốc mê, thuốc ngủ do người xấu đã cho vào kẹo hoặc có thể bị người lạ sai khiến, làm hại.

Tình huống 3:

Bạn nhỏ đứng ở trước cổng trường đợi người thân đến đón thì người lạ đã đến bên nói chuyện, lôi kéo, rủ rê cho quà, đồ chơi. Bạn nhỏ cần tìm kiếm sự giúp đỡ trong trường hợp này vì nếu đi theo người lạ, bạn nhỏ không những không có đồ chơi mà còn có thể bị bắt cóc, làm hại.

Chú ý:

Mở rộng: Ngoài những tình huống trên thì còn rất nhiều tình huống người xấu bày ra nhằm những mục đích xấu đối với trẻ em như: Giả vờ là bố, mẹ các em nơi đông người; Bán đồ ăn, đồ chơi có tẩm thuốc ngoài cổng trường; ...

b. Em cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong những tình huống trên vì họ sẽ giúp em thoát khỏi những kẻ xấu, những kẻ có mục đích làm hại trẻ em; tránh những tình huống xấu nhất có thể xảy ra đối với các em như bị bắt cóc, bị làm hại, bị sai khiến làm những điều xấu.

Chú ý: 2 điều cần có để ứng phó với người lạ

- Sức khỏe (giúp chạy nhanh, giãy giụa mạnh để thoát khỏi người lạ khi bị bắt).

- Trí thông minh, sự bình tĩnh, sự nhanh nhẹn (giúp quan sát được tình hình, nghĩ ra phương pháp để đối phó với người lạ).

Chia sẻ về một lần em lo lắng hoặc tức giận. Khi đó em đã làm gì?1. Lần đầu tiên Hoa biểu diễn tiết mục văn nghệ trước toàn trường. Bạn cảm thấy rất lo lắng, sợ hãi.Hoa liền hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh và tự nhủ: “Đừng sợ, mình nhất định sẽ làm được”. Cuối cùng, Hoa đã biểu diễn tiết mục rất tốt và nhận được những tràng pháo tay của mọi người.Hoa...
Đọc tiếp

Chia sẻ về một lần em lo lắng hoặc tức giận. Khi đó em đã làm gì?

1. Lần đầu tiên Hoa biểu diễn tiết mục văn nghệ trước toàn trường. Bạn cảm thấy rất lo lắng, sợ hãi.

Hoa liền hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh và tự nhủ: “Đừng sợ, mình nhất định sẽ làm được”. Cuối cùng, Hoa đã biểu diễn tiết mục rất tốt và nhận được những tràng pháo tay của mọi người.

Hoa đã làm gì để vượt qua sự lo lắng, sợ hãi?

2. Hải và Sơn tham gia cuộc thi vẽ tranh. Hải lỡ tay làm đổ màu nước lên bài vẽ của hai bạn khiến cả hai vô cùng lo lắng. Hải tự trách mình và từ bỏ cuộc thi. Còn Sơn, sau một phút trấn tĩnh, bạn liền dùng ngay vết màu loang trên giấy để vẽ bầu trời trong bức tranh của mình. Cuối cùng, bài vẽ của Sơn được cô giáo và các bạn khen.

- Bạn nào đã kiềm chế được cảm xúc tiêu cực? Kiềm chế bằng cách nào?

- Việc kiềm chế được cảm xúc tiêu cực đó đã đem lại điều gì cho bạn?

1
5 tháng 6 2023

- Có một lần, khi đang tô màu chung với Nam. Em có sơ ý làm rách một mảng nhỏ ở bài của bạn. Lúc đó, em rất lo lắng và hối hận. Nam thấy vậy liền bảo em bình tĩnh lại để tìm cách giải quyết. Bỗng nhiên, em nhớ ra một điều gì đó. Em liền lấy từ trong túi ra một cuộn băng dính trắng, bảo bạn dán vào và dùng bút màu tô lên. Quả nhiên, bài vẽ đã trở lại như bình thường.

1. Hoa đã hít một hơi thật sâu để lấy lại bình tĩnh và tự nhủ :"Đừng sợ, mình nhất định sẽ làm được !"

2. - Bạn Sơn đã kiềm chế được cảm xúc tiêu cực bằng cách trấn tĩnh lại và tìm cách giải quyết.

- Việc kiềm chế được cảm xúc tiêu cực đó đã đem giúp cho bạn Sơn bình tĩnh và tìm cách giải quyết, nhờ vậy mà bài của bạn Sơn đã được cô giáo và các bạn khen.