Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) - Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là khâu tìm hiểu và cảm thụ.
- Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: bắt đầu, tiếp theo, tiếp đó, sau đó, thứ nhất, thứ hai…
b) Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này (đó, này,…)
c) - Từ "đó" là đại từ
- Các đại từ có tác dụng thay thế để liên kết đoạn : đó, này, ấy, vậy...
d) Mối liên hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó là mối quan hệ giữa nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát.
- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn đó: Nói tóm lại.
- Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng hợp, khái quát ta thường dùng từ ngữ: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, như vậy, nhìn chung, chung quy là…
"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính
Bạn tham khảo bài này nha
Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc.
Năm nào cũng đc ak > Nhưng theo mình nghĩ tốt nhất là năm nay...
1 thế nào là nói giảm nói tránh. Cho vd.
2.chỉ ra biện pháp nói quá trọng bài ca dao sau và phân tích tác dụng:. Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
3.em hiểu thế nào là nhan đề tức nước vỡ bờ và nêu định nghĩa.
4.em hay làm bài văn trọng hai đề sau:
_ thuyết minh một thứ đồ dùng.
_kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất của em.
Mk là:
1.thế nào là nói giảm nói tránh?cho vd.
2.chỉ ra biện pháp nói quá trọng bài ca dao sau và phân tích tác dụng:. Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
3.em hiểu thế nào là nhan đề tức nước vỡ bờ.nêu ý nghĩa.
4. Chọn một trong hai :
_thuyết mình về một thứ đồ dùng.
_kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất của em.
mk thi r.đề là:
đọc văn bản "lão hạc" của Nam cao có ý kiến cho rằng:"lão hạc là một lão nông dân nghèo koor mà trong sạch,giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con".E hãy cm nxét trên
Bốn nội dung lớn về tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8 là: Từ ngữ, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ. Trong đó có các nội dung chính như:
- Bài 1 với các bài luyện tập trợ từ và thán từ
- Bài 2 với các bài tập từ đồng nghĩa, trái nghĩa, sắc thái nghĩa của từ.
- Bài 3 với các cách trình bày đoạn văn, phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Bài 4 với các bài về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
- Bài 5 với các bài tập về từ ghép Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ.
Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.
Bốn nội dung lớn về tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8 là: Từ ngữ, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ. Trong đó có các nội dung chính như:
Bài 1 với các bài luyện tập trợ từ và thán từBài 2 với các bài tập từ đồng nghĩa, trái nghĩa, sắc thái nghĩa của từ.Bài 3 với các cách trình bày đoạn văn, phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.Bài 4 với các bài về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩnBài 5 với các bài tập về từ ghép Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ.Tùy trường và tùy từng địa phương nha bạn! Chủ yếu xoay quanh các bài đã học trong kì 2.