Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
MB : Trong các loài thú, mấy ai chạy nhanh bằng bọn thỏ chúng tôi. Thấy bóng chúng tôi trên đường đua thì hươu, nai còn phải kiêng dè chưa nói gì tới bác trâu hay chị lợn. Thế mà có lần thỏ tôi phải ngậm đắng nuốt cay chịu thua anh chàng rùa nổi tiếng lù đù, chậm chạp. Câu chuyện ấy dạy cho tôi một bài học nhớ đời. Đầu đuôi câu chuyện thế này :
KB: Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại chuyện chạy thi với rùa, tôi vẫn đỏ mặt vì xấu hổ. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan, hợm hĩnh như thỏ tôi ngày nào.
ớ phần Thân bài bn thay Ngôi kể thứ ba sang Ngôi kể thứ nhất là được. ( lay tho dan chuyen)
Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.
Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đãthế tôi lại lên tiếng lớn.
- Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?
- Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:
- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?
Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:
- Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.
Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cốsức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:
Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...
Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.
Năm nay là năm thứ 10 tôi đã xa trường. Hôm nay tôi về ngôi trường thân yêu của tôi sau 10 năm không gặp lại. Đứng dưới gốc cây phượng đỏ, tôi lại nhớ những lần cùng nhau ôn bài ở đó, cùng vui đùa dưới cây phượng. Nhớ cái ghế đá mà tôi ngồi đó ngủ gật đến khi tỉnh dậy tôi chạy vội vào lớp và phải nghe tiếng quát của thầy, hôm nào cũng vậy chỉ có một câu : "Sao em đi học muộn". Nhớ màu ngôi trường ngày xưa là màu vàng vàng, giờ được thay lớp sơn bằng màu trắng tinh. Đang nghĩ lại thời xưa, bỗng ai đấy vỗ vai tôi, nói :
- Duy đó sao ?
- E..em chào thầy - Tôi ấp úng
Thì ra là thầy Hùng. Người đã dạy tôi môn sinh hồi còn ở ngôi trường này. Bây giờ tóc thầy đã bạc trắng, mái tóc đen ngày xưa không còn nữa. Cặp kính sát mũi. Râu thầy đã mọc.
- Về thăm trường sao?
- Vâng ! - Tôi cười đỏ mặt
Thầy nói tiếp :
- Dạo này sao rồi ?
- Em vẫn khỏe ạ - Tôi nói tự tin hơn
Thầy cười :
- Dạo này thanh niên rồi đấy nhỉ ? Còn ngủ gật nữa không?
- D.. dạ - tôi đỏ mặt hết cỡ
- Thôi thầy phải đi dạy sinh đây kẻo muộn giờ ! - Thầy nói
- V..vâng ạ ! - Tôi vẫn còn ngập ngừng
Dưới ánh nắng chói của buổi trưa, tôi ước gì được trở lại hồi còn là một cậu học sinh.
1. Mở bài:
Cần thơ, ngày...tháng ...năm...
Bạn...
2. Thân bài:
a) Những lí do thăm hỏi đầu thư.
- Lí do viết thư (tưởng tượng: VD: Soạn vỡ thấy tấm hình lớp chụp chung....)
b) Nội dung thư:
- Giới thiệu tên trường? (Tưởng tượng đến trường vào thời điểm nào? Lí do đến trường)
- Miêu tả con đường đến trường (so sánh lúc trước và bây giờ? Thay đổi như thế nào? Cảm xúc?)
- Miêu tả các phòng lớp (Phòng vi tính? Phòng TN? Dụng cụ, thiết bị đổi khác ra sao?...). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội...(So sánh )
- Miêu tả khoảng sân trường? (so sánh xưa và nay)? Những băng ghế? gốc bàng, hàng phượng (Còn như xưa ? đã già hay đã trồng cây khác?)
- Miêu tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa? Nêu cảm xúc? Thầy cô? Bạn bè?
- Gặp lại thầy cô? Thầy cô cũ còn không? Thầy cô mới như thế nào? (Vui vẻ?). Thầy hiệu trưởng về hưu hay đã mất?
- Găp lại thầy cô chủ nhiệm lớp 9A...? Cô thay đổi ra sao? Nhưng vẫn còn những nét gì? (Giọng nói? Ánh mắt? Khuông mặt lộ vẻ xúc động?)
- Cô trò nhắc lại kỉ niệm cách đây 20 năm:
- Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình một số bạn học? Về công việc của mình?
- Tâm trạng cô ra sao?
- Tình cảm em như thế nào?
3. Kết luận:
- Cuối thư: Thăm hỏi sức khoẻ và chúc bạn?
- Lời chào.
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.
hai câu thơ ngọt ngào của Đỗ Trung Quân gợi về trong mỗi chúng ta tình yêu quê hương da diết nhất là đối với những kẻ tha hương . Mười tám tuổi đời Tế Hanh sống xa quê ...chiều chiều lang thang dọc sông Hương ,nỗi nhớ quê lại ào ạt trong lòng .Những cảm xúc vô cùng thiết tha và nồng hậu ấy trở đi trở lại trong lòng người thi sĩ để rồi cuối cùng tràn vào bài thơ tuyệt bút :quê hương.
quê hương của Tế Hanh có một cái giọng riêng rất đặc trưng :giản dị ngọt ngào và thấm đượm những câu chữ không ào ạt mà cứ như nhưng đoạn phim tư liệu từ từ chiếu về từng khung cảnh quê hương câu thơ mở đầu giản dị nhưng đầy niềm thương nhớ , tự hào :
Làng tôi ở vốn nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
làng chài của Tế Hanh làm nghề từ lâu đời làng cách biển nửa ngày sông. câu thơ gần gũi từ cách nói đến cách tính độ dài theo kiểu dân gian .sáu câu thơ tiếp là cảnh bình minh một ngày lao động mới mở ra say sưa và hứng khởi đối với những người dân biển .Khung cảnh rất trong rất nhẹ và đẹp .
khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
hai câu thơ như có tiếng reo mừng đầy phấn khởi . khí thế của ngày mới hừng hực hăng say được Tế Hanh dồn vào hình ảnh con thuyền .chiếc thuyền nhẹ hăng vượt ra khơi như con tuấn mã băng mình giữa thảo nguyên mái chèo khua mạnh chẳng khác gì một lưỡi kiếm khổng lồ đang chém ngang ngọn sóng mà lướt tới . câu thơ chuyển nhịp nhanh khoẻ bởi các động tư mạnh "hợp sức" với nhau hăng , phăng , vượt . hình ảnh chiếc thuyền ra khơi gợi ra sự náo nức trong cả một ngày lao động của làng chài
Học tốt !
Bạn ấy bảo mở bài gián tiếp cơ mà,đâu phải cảm thụ?
Nếu bạn hỏi trên thế giới này có bao nhiêu kì quan thì tôi đồng ý và có thể kể ngay cho bạn nghe. Nhưng trong tất cả số đó, với tôi, kì quan tuyệt vời nhất trên thế giới này chính là trái tim của người mẹ. Niềm hạnh phúc lớn lao nhất của con người chính là có mẹ và được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ. Với tôi, mẹ là tất cả.
Mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng trông mẹ vẫn còn trẻ. Dáng người mẹ không cao nhưng cân đối. Mái tóc mẹ uốn cao ôm gọn lấy khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu, tạo cho mẹ một vẻ đẹp dịu hiền, dễ mến. Nổi bật trên khuôn mặt mẹ là đôi mắt to, đen láy, luôn ánh lên cái nhìn ấm áp và trìu mến. Mỗi khi cười, mẹ em để lộ hàm răng trắng, đều, trông rất duyên. Mẹ em ăn mặc rất giản dị nhưng không kém phần lịch sự. Mỗi khi đi làm, thường là bộ váy màu xanh dương có điểm hoa văn hay bộ đồ tây màu trắng trang nhã. Còn lúc ở nhà, với đồ bộ gọn gàng trông cũng rất duyên dáng. Trong sinh hoạt và dạy dỗ con cái, mẹ rất nghiêm khắc. Mỗi lần em mắc lỗi, mẹ đều bảo ban, nhắc nhở, phân tích cái đúng cái sai. Mẹ vui mừng, hạnh phúc khi em đạt kết quả cao trong học tập. Em còn nhớ, có lần, em không nghe lời mẹ chạy chơi ngoài nắng, đến tối thì sốt cao. Em ngất đi cho đến gần sáng mới tỉnh lại. Thật bất ngờ, mẹ em vẫn ngồi đó. Mẹ đã thức thâu đêm để chăm sóc em nên khuôn mặt hiện rõ sự mệt mỏi, lo âu. Mẹ âu yếm sờ tay lên trán em, rồi đặt tay em trong tay mẹ. Em thấy người ấm lên còn bệnh thì bớt đi nhiều. Đối với đồng nghiệp, mẹ được mọi người tin yêu và mến phục. Với hàng xóm, mẹ luôn vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ nên ai ai cũng yêu quý.
Mỗi lần nhắc đến mẹ, lòng em lại dạt dào những tình cảm thiêng liêng nhất. Em thầm nhủ: "Mình phải cố gắng học thật giỏi và không ngừng rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội". Đó cũng là nguyện vọng lớn lao nhất mà hằng ngày mẹ - kì quan tuyệt vời nhất , vẫn thường nhắn nhủ và khuyên bảo em.
Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện mình định kể.
+ Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
+ Ấn tượng chung về câu chuyện đó.
Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện:
- Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh, xuất hiện mang theo cái rét như cắt da, cắt thịt. Hoạt động của lão: len lách vào từng đường thôn ngõ xóm, lão leo lên tất cả cây cối trong vườn…Lão đi đến đâu, tàn sát không thương tiếc đến đó, khiến mọi vật đều vô cùng run sợ.
- Hình ảnh Cây Bàng về mùa đông: bị lão già Mùa Đông đến hành hạ, lão bẻ từng chiếc lá khiến cành cây trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ.
- Đất Mẹ: hiền hậu nhân từ, điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Nàng tiên Mùa Xuân đến và dồn chất cho cây.
- Nàng tiên Mùa Xuân xuất hiện: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng, mang theo những tia nắng ấm áp xua đi cái lạnh giá của mùa đông. Mọi vật đều vui mừng phấn khởi khi Nàng tiên Mùa Xuân đến. Cây cối như được hồi sinh, trăm hoa khoe sắc….Cây Bàng đâm chồi nảy lộc….Tất cả như được tiếp thêm sức mạnh, tràn trề nhựa sống….
- Cây Bàng cảm ơn Đất Mẹ, cảm ơn Nàng tiên Mùa Xuân…
Kết bài:
- Suy nghĩ về câu chuyện vừa kể.
- Bài học từ câu chuyện ( Cần có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt khi khó khăn hoạn nạn).
Trong thiên nhiên có những sự biến đổi thật là diệu kì về các sự vật xung quang chúng ta. Những sự vật đó có thể thay đổi theo từng ngày, từng mùa, từng năm,... Và cây bàng cũng vậy.
Mỗi khi dịp tết đến xuân về hoa mai vàng nở để chào đón một mùa xuân mới, sau đây bài viết giới thiệu đến các bạn những bài văn tả cây mai hay nhất được chọn lọc theo nhiều lớp khác nhau về chủ đề tả cây hoa mai ngày tết. Là những bài văn mẫu được đánh giá là hay và nhiều cảm xúc nhất. – Chợ hoa xuân thật là đông đúc với biết bao loài hoa, nào hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn,… Nhưng em nhìn nổi bật nhất vẫn chính là những bông hoa mai vàng đang e ấp…