K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2017

Chọn đáp án: C

Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm lớn của văn học dân tộc. Một trong những đặc điểm quan trọng của Truyện Kiều là sự kết hợp nhuần nhuyễn tính dân gian và tính bác học. Đặc điểm này đã tạo nên giá trị và tính phổ biến của tác phẩm, làm cho Truyện Kiều được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân từ đời này sang đời khác. Chất dân gian trong Truyện Kiều bộc lộ qua cách nói, cách cảm và cách nghĩ...
Đọc tiếp

Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm lớn của văn học dân tộc. Một trong những đặc điểm quan trọng của Truyện Kiều là sự kết hợp nhuần nhuyễn tính dân gian và tính bác học. Đặc điểm này đã tạo nên giá trị và tính phổ biến của tác phẩm, làm cho Truyện Kiều được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân từ đời này sang đời khác. Chất dân gian trong Truyện Kiều bộc lộ qua cách nói, cách cảm và cách nghĩ của Nguyễn Du, của người tường thuật cũng như của các nhân vật trong tác phẩm. Tìm hiểu chất dân gian của Truyện Kiều sẽ giúp chúng ta hiểu thêm vì sao tác phẩm của Nguyễn Du trường tồn qua thời gian, gần gũi với công chúng và được yêu mến rộng rãi. Kết thúc Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:

Lời quê chắp nhặt dông dài

Mua vui cũng được một vài trống canh.

“Lời quê”ở đây có thể hiểu là cách nói khiêm tốn của Nguyễn Du, nhưng đồng thời cũng có thể hiểu là ông nói thực khi không làm thơ bằng chữ Hán mà bằng chữ Nôm, khi không sử dụng những thể thơ tứ tuyệt hay thất ngôn với niêm luật chặt chẽ mà dùng thể thơ lục bát mà chắc chắn cho đến lúc đó vẫn còn được xem là tiếng nói của người dân quê. Việc chọn thể thơ lục bát để kể lại Kim Vân Kiều truyện đã đưa tác phẩm của Nguyễn Du vào hàng các truyện Nôm và vì vậy ngay từ đầu nó đã mang chất dân gian rất rõ. __________________________________________________________

1. Hãy xác định phương thức liên kết trong đoạn văn trên?

2. Nội dung của đoạn trích trên là gì?

3. Quan đoạn trích trên, bạn hiểu được những thông tin gì về tác phẩm Truyện Kiều

4. Căn cứ vào nội dung của đoạn trích, em thấy đoạn này phù hợp với phần Mở bài hay Kết bài trong cấu trúc của bài văn, vì sao?

0
Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm lớn của văn học dân tộc. Một trong những đặc điểm quan trọng của Truyện Kiều là sự kết hợp nhuần nhuyễn tính dân gian và tính bác học. Đặc điểm này đã tạo nên giá trị và tính phổ biến của tác phẩm, làm cho Truyện Kiều được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân từ đời này sang đời khác. Chất dân gian trong Truyện Kiều bộc lộ qua cách nói, cách cảm và cách nghĩ...
Đọc tiếp

Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm lớn của văn học dân tộc. Một trong những đặc điểm quan trọng của Truyện Kiều là sự kết hợp nhuần nhuyễn tính dân gian và tính bác học. Đặc điểm này đã tạo nên giá trị và tính phổ biến của tác phẩm, làm cho Truyện Kiều được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân từ đời này sang đời khác. Chất dân gian trong Truyện Kiều bộc lộ qua cách nói, cách cảm và cách nghĩ của Nguyễn Du, của người tường thuật cũng như của các nhân vật trong tác phẩm. Tìm hiểu chất dân gian của Truyện Kiều sẽ giúp chúng ta hiểu thêm vì sao tác phẩm của Nguyễn Du trường tồn qua thời gian, gần gũi với công chúng và được yêu mến rộng rãi. Kết thúc Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: Lời quê chắp nhặt dông dài Mua vui cũng được một vài trống canh. “Lời quê”ở đây có thể hiểu là cách nói khiêm tốn của Nguyễn Du, nhưng đồng thời cũng có thể hiểu là ông nói thực khi không làm thơ bằng chữ Hán mà bằng chữ Nôm, khi không sử dụng những thể thơ tứ tuyệt hay thất ngôn với niêm luật chặt chẽ mà dùng thể thơ lục bát mà chắc chắn cho đến lúc đó vẫn còn được xem là tiếng nói của người dân quê. Việc chọn thể thơ lục bát để kể lại Kim Vân Kiều truyện đã đưa tác phẩm của Nguyễn Du vào hàng các truyện Nôm và vì vậy ngay từ đầu nó đã mang chất dân gian rất rõ. __________________________________________________________ 1. Hãy xác định phương thức liên kết trong đoạn văn trên? 2. Nội dung của đoạn trích trên là gì? 3. Quan đoạn trích trên, bạn hiểu được những thông tin gì về tác phẩm Truyện Kiều 4. Căn cứ vào nội dung của đoạn trích, em thấy đoạn này phù hợp với phần Mở bài hay Kết bài trong cấu trúc của bài văn, vì sao?

0
11 tháng 9 2018

1. Mở bài

Giới thiệu tác gia Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới.

Giới thiệu về "Truyện Kiều": là kiệt tác của Nguyễn Du, là tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

2. Thân bài

a) Giới thiệu về Nguyễn Du:

- Cuộc đời:

    + Tên, hiệu, năm sinh năm mất: tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765), mất năm Canh Thìn (1820).

    + Quê hương: quê cha ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà TĨnh; quê mẹ ở Bắc Ninh, nhưng ông lại được sinh ra ở Thăng Long. Nhờ đó, Nguyễn Du dễ dàng tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa.

    + Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống làm thơ văn và say mê ca kĩ.

    + Thời đại: sinh ra và lớn lên trong thời kì lịch sử đầy biến động dữ dội của xã hội phong kiến.

    + Cuộc đời: đầy bi kịch, Nguyễn Du sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải ở với anh trai là Nguyễn Khản. Gia đình tan tác, bản thân ông cũng đã từng lưu lạc "mười năm gió bụi "ở quê vợ Thái Bình. Nhưng chính những cơ cực, vất vả đó đã hun đúc cho ông vốn sống quý giá, và sự am hiểu sâu sắc vốn văn hóa dân gian.

    + Nguyễn Du làm quan dưới hai triều Lê và Nguyễn. Ông là vị quan thanh liêm, được nhân dân tin yêu, quý trọng.

- Sự nghiệp văn học đồ sộ với những kiệt tác ở nhiều thể loại:

    + Các tác phẩm văn học của Nguyễn Du: thơ chữ Hán, Nguyễn Du có 3 tập thơ (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác "Truyện Kiều "và "Văn tế thập loại chúng sinh ".

    + Nội dung:

  • Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung.

  • Tác phẩm của Nguyễn Du chứa chan tinh thần nhân đạo - một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh.

    + Nghệ thuật:

  • Về thể loại: Nguyễn Du đã đưa hai thể thơ của truyền thống dân tộc đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực cổ điển. Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, với điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc.

  • Về ngôn ngữ: Nguyễn Du đã có đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, tinh tế và giàu có.

Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.

b) Giới thiệu về "Truyện Kiều"

Tên gọi: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột).

Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát.

Nguồn gốc: "Truyện Kiều" được sáng tác dựa theo cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" - tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Nguyễn Du đã "hoán cốt đoạt thai" tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, và đem lại cho "Truyện Kiều" những sáng tạo mới mẻ cả về nội dung và nghệ thuật.

Thể loại: truyện Nôm bác học.

Tóm tắt sơ qua về tác phẩm.

- Giá trị tư tưởng:

    + Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do và mơ ước công lí.

    + Là tiếng kêu thương đến đứt ruột cho thân phận con người, đặc biệt là nữ tài trong xã hội phong kiến.

    + Là bản cáo trạng đanh thép tội ác của các thế lực đen tối trong xã hôi xưa. Nguyễn Du phê phán mạnh mẽ sự "lên ngôi" của thế lực đồng tiền.

    + Là bức chân dung tinh thần tự họa của Nguyễn Du với "con tim thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời", trái tim chan chứa tình yêu thương con người.

- Giá trị nghệ thuật:

    + Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

    + Nghệ thuật tự sự mới mẻ.

    + Thể loại.

    + Ngôn ngữ trong sáng, điêu luyện, giàu sức gợi cảm, ẩn dụ, điển cố, ...

    + Giọng điệu cảm thương rất phù hợp với chủ nghĩa nhân đạo của Nguyên Du.

3. Kết bài

Khẳng định tấm lòng nhân đạo, tài năng của Nguyễn Du và sức sống bất diệt của Truyện Kiều.

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự...
Đọc tiếp

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.

1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?

A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.

B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.

C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.

D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.

2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?

A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.

B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.

C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.

D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.

3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”

A. 431-452

B. 421- 442

C. 411- 432

D. 441- 462

1
26 tháng 6 2018
Câu 1 2 3
Đáp án B D A
4 tháng 4 2020

Nguyễn Du đã lược bỏ hai phần ba cuốn truyện

◊Tất cả những bài thơ xướng họa, những bài ghi lời thề thốt:

◊Những lời đối đáp rườm rà, không giúp ích gì cho việc phát triển tính cách nhân vật.

◊Những gì gây hại đến tính cách, nhân phẩm của các nhân vật như Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải; bao gồm cả những lời lẽ dụ hàng của các thuyết khách của Hồ Tôn Hiến( quan đốc phủ phái Hoa Nhân, trung quân họ La), lời Từ Hải đáp lại tên Lợi Sinh.

◊Một số nhân vật như Vệ Hoa Dương,Bộ Tân- kiểu thầy trọ của tên thầy kiện ở nông thôn, quân sư cho Thúc Sinh đối phó với Tú Bà, các thuộc tướng của Từ Hải( Lôi Phong, Sử Chiêu)… cũng các hành động và nhân vật của họ.

1941 câu còn lại do chính công lao sáng tạo của Nguyễn Du viết ra