K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2019

Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đang trên đà hội nhập với thế giới trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, khoa học, kĩ thuật. Công việc của chúng ta, những người giữ nhiệm vụ xây dựng đất nước trong tương lai là thu nhận, trau dồi kiến thức để sau này có thể làm tốt công việc của mình. Tuy nhiên hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến làm ảnh hưởng rất lớn tới kiến thức và nhân cách của học sinh mà ai cũng biết, ai cũng thấy nhưng không phải ai cũng nói ra. Đó là hiện tượng quay cóp trong “ngành” học tập. Hiện tượng này đang ngày càng trở nên phổ biến, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập của học sinh, sinh viên và đang là vấn đề cả xã hội phải quan tâm.

- Những biểu hiện của hiện tượng quay cóp

Những biểu hiện của hiện tượng quay cóp

Chúng ta không ai không biết đến hiện tượng quay cóp, đó là hiện tượng dối trá trong kiểm tra, thi cử. Quay cóp đồng nghĩa với nhìn và chép bài của người khác trong giờ kiểm tra dưới mọi hình thức: giở vở, ghi tài liệu lên bàn, lên giấy đủ kích cỡ.

Dấu tài liệu ở khắp mọi nơi: trong hộc bàn, hộp bút, dán lên đùi, bên cánh tay, dưới giày, trong áo, thậm chí là trong…quần, không những thế, “phe lười học” còn ghi cả tài liệu lên chính làn da mềm mại của mình.

Hiện nay, lại có cả phương tiện hiện đại “ hỗ trợ” cho việc quay cóp, đó là bút tàng hình và điện thoại di động. Nói tóm lại là biểu hiện của hiện tượng tiêu cực này rất phong phú về “chủng loại và cách thức”.

Trước khi kiểm tra, thay vì dành thời gian để học bài, xem lại bài thì ta lại chỉ lo chép tài liệu, photo tài liệu hay mất thời gian thu âm vào điện thoại. Khi kiểm tra, thay vì tập trung làm bài, ta lại nhìn ngang ngó dọc để tìm sự cứu trợ từ các bạn khác, nếu không ai hỗ trợ thì lại ngồi đợi, khi thầy cô không chú ý thì “tự lực cánh sinh” bằng cách giở tài liệu “mật”, lén lút đến vã mồ hôi.

Hành động quay cóp này có thể đem lại cho học sinh những cái “lợi” nhất định, giúp ta làm tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi” trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta.

Việc quay cóp khiến chúng ta có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo. Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó làm cho ta trở nên mục nát. Với những cuộc thi lớn hơn, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì chúng ta sẽ ra sao?

Không có kiến thức mà vẫn lên lớp ắt dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp. Xã hội ngày càng phát triển, không kiến thức thì mình sẽ làm gì? Liệu ta có thể là gánh nặng của xã hội hay không? Những mầm non ấy, sau này sẽ cống hiến được gì cho đất nước? Dân tộc ta, đất nước ta sẽ ra sao khi những con người bất tài làm chủ nhân?

Việc quay cóp trong giờ kiểm tra còn làm cho các thầy cô mất lòng tin đối với ta, làm nảy sinh sự nghi ngờ và làm sứt mẻ mối quan hệ thầy trò thiêng liêng. Không chỉ vậy, chúng ta còn tự tạo ra cơ hội cho mình dối trá, tự bôi bẩn nhân phẩm, tư cách của mình. Thật xấu hổ cho những ai mắc bệnh quay cóp!

Việc quay cóp là cực kì đáng chê trách, nó có tác hại rất nhiều và hết sức to lớn đối với tương lai của học sinh và tương lai của đất nước. Bản thân chúng ta cần phải hiểu điều đó để trách xa việc quay cóp.

các “mánh khoé” quay cóp của học sinh

Nguyên nhân của việc quay cóp, trước hết là do mỗi học sinh chúng ta không tự nhận thức được mục đích và phương pháp học tập. Nhiều bạn chưa ý thức được việc học của mình quan trọng đến mức nào, các bạn hay mang trong mình tư tưởng “được đâu hay đó”, hay “nước đến chân mới nhảy”, nhiều bạn chủ quan trong học tập, nhiều bạn học theo lối học hình thức, chỉ muốn điểm cao nhưng lại không chịu khó học bài, để rồi đến giờ kiểm tra thì loay hoay, nhờ vả hay chép tài liệu để đối phó với điểm số, với thầy cô. Nguyên nhân khác là do ta thiếu lòng tự trọng, không tôn trọng giáo viên và không tôn trọng chính bản thân mình.

Nhưng cũng không thể nói hoàn toàn là lỗi của học sinh, thầy cô cũng là nguyên nhân khách quan, các thầy cô coi thi không lường trước hết các “mánh khoé” quay cóp của học sinh nên không chấn chỉnh được. Khi nhìn thấy bạn mình quay cóp mà không bị xử lí, các bạn khác liền bắt chước làm theo. Cứ như vậy dẫn đến việc “người người giở tài liệu, nhà nhà giở sách” hoặc có thầy cô quá nhân nhượng, vì những lí do khác nhau, không có biện pháp xử lý thích đáng trước những hành động sai trái của học sinh, làm cho học sinh coi thường kỉ cương.

Để tránh việc quay cóp, trước hết bản thân học sinh chúng ta cần phải tự xác định được mục đích học tập là tích luỹ tri thức, kỹ năng để làm hành trang cho mình trong cuộc sống. Để nói không với quay cóp hãy học thật, thi thật. Chúng ta hãy giành thời gian để học bài, giảm bớt thời gian chơi bời, có phương pháp học tập hiệu quả. Đối với những môn khó học bài như Lịch sử, Địa lý, các bạn hãy ghi những ý chính, những từ quan trọng, trên lớp thì tập trung nghe giảng bài, về nhà thì học bài kỹ, làm bài đầy đủ.

Còn về phía nhà trường, các thầy cô nên nghiêm khắc hơn, tăng “mức án” phạt cho mỗi “tội phạm” quay cóp, để cho những “tội phạm” này “cải tà quy chính”.

Quay cóp là hiện tượng xấu trong học đường, là con mọt gặm nhấm kiến thức, phá hoại nhân cách của học sinh, vì vậy hãy nói không với quay cóp. Chúng ta – tất cả học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước, hãy cố gắng học tập để trở thành những người vừa có đức vừa có tài và cùng nhau xây dựng một đất nước giàu mạnh hơn.

25 tháng 1 2019

học sinh đó là học sinh ngu

25 tháng 1 2019

mé mài

9 tháng 3 2019

 nhân vật anh thanh niên là nv chính ,được hiện ra qua cái nhìn , suy nghĩ, đánh giá từ các nv khác 
= ông họa sĩ chính là nhà văn ẩn mình, qua đó để bộc lộ những cái nhìn, suy nghĩ của mình ko chỉ riêng anh thanh niên mà còn về cuộc sống ... 
= cô kĩ sư là hiện thân của sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cáo đẹp khi người ta bắt gặp được những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống và tâm hồn của con người 
= bác lái xe góp phần làm nhân vật TN thêm sinh động 
= các nv vắng mặt góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm, làm sáng đẹp và hoàn thiện hình tượng anh thanh niên 

9 tháng 3 2019

 bài Sống chết mặc bay tác giả Phạm Duy Tốn không ám chỉ một địa phương hay một tên quan phủ "lòng lang dạ thú " của riêng ai cả. Ở đây là đang nói chung đến nhưng kẻ như vậy

12 tháng 7 2019

Đây là bài văn mk cop trên mạng bn tham khảo nha

Từ lúc được cắp sách tới trường đến nay, tôi đã được học nhiều thầy cô giáo. Ai cũng thương học trò, quan tâm chăm chút dạy bảo cho học trò từng li từng tý. Nhưng có lẽ, người tôi cảm thấy ngưỡng mộ và kính trọng nhất vẫn là cô giáo Ngọc, giáo viên chủ nhiệm lớp 3 của tôi. Bởi tôi cảm thấy, cô là một người rất gần gũi, những câu chuyện xung quanh cô đều khiến tôi kính nể. Và câu chuyện dưới đây cũng vậy:

Buổi học hôm đó, trong giờ ra chơi, Hải và một bạn lớp bên tên Hùng giành nhau một quả bóng. Hải giành được nhưng không cho Hùng chơi nên Hùng nhảy vào đánh Hải. Tự nhiên bị đấm, Hải tức quá nên cũng nhảy vào đấm Hùng chảy máu mũi bất chấp sự can ngăn của các bạn.

Đúng lúc đó, chú bảo vệ chạy tới, hai tay cầm hai tai của hai bạn rồi đưa vào phòng hiệu phó.

Sau khi kể lại câu chuyện, thầy yêu cầu Hải và Hùng gọi phụ huynh đến để xử lí. Bỗng có tiếng cô giáo Ngọc từ phía sau:

- Thưa thầy, trong hai bạn có một bạn học sinh lớp em. Thầy có thế cho em xử lí việc này được không ạ?

Thầy hiệu trưởng đồng ý và đưa hai bạn sang phòng bên xử lí.

Vừa đi, Hải vừa suy nghĩ: Chắc cô sẽ mắng mình vì mình suốt ngày đi gây chuyện làm lớp bị trừ hết điểm thi đua.

Đang mải suy nghĩ, thì cô giáo lên tiếng:

- Các em có thể kể lại đầu đuôi câu chuyện như thế nào cho cô nghe được không?

Hùng kể lại câu chuyện và đợi cô phân xử.

Sau khi nghe câu chuyện, cô tiến lại chỗ Hùng và nói:

- Cô là cô giáo chủ nhiệm của Hả, cô cũng có lỗi trong việc này nên cô thực sự xin lỗi em.

Hùng ấp úng:

- Cô ơi, cô không cần phải xin lỗi em đâu ạ, người sai là Hải ạ!

Cô mỉm cười và nói:

- Đúng rồi, Hải sai nhưng cô cũng sai khi cô chưa dạy Hải việc không được giật đồ của người khác nên mới xảy ra vụ đánh nhau hôm nay.

Rồi cô ngoảnh sang Hải:

- Hải, cô nghĩ em cũng nhận thấy mình đã sai rồi đúng không? Em hãy xin lỗi bạn và mong bạn tha lỗi đi em.

Hải rụt rè quay sang chỗ Hùng và nói:

- Tớ xin lỗi cậu, lần sau tớ sẽ không làm như thế nữa, mong cậu thứ lỗi cho tớ.

Cô giáo tiếp lời Hải:

- Hùng à, bạn đã biết lỗi và xin lỗi, em có thế tha lỗi cho bạn lần này được không em?

Hùng nhìn cô và đáp:

- Dạ vâng, thưa cô.

Cô mỉm cười, xoa đầu hai bạn và nói:

- Cô có thể nhờ hai bạn cầm tau nhau làm huề được không?

Cả hai mìm cười gật đầu và cầm tay nhau làm huề.

Cuối cùng, cô giáo khuyên Hải về lớp học bài để cô đưa Hùng qua phòng y tế để rửa vết thương cho bạn. Tan học, cô cũng đưa Hùng về và không quên gửi lời xin lỗi đến phụ huynh của bạn ấy về sự việc sáng nay.

Không biết, nghe xong câu chuyện, các bạn cảm thấy thế nào nhưng đối với tôi, tôi thực sự rất khâm phục cô và tâm đắc câu nói của cô: "Hải sai nhưng cô cũng sai khi cô chưa dạy Hải việc không được giật đồ của người khác". Chính những hành động của cô đã khiến Hải tự nhận thấy mình có lỗi. Cô Ngọc quả là người biết dạy dỗ học sinh.

12 tháng 7 2019

Như thế này đc ko

Mở bài:

‐ Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).

‐ Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

Thân bài:

‐ Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).

‐ Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?

‐ Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?

‐ Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?

‐ Ghi lại thái độ của bố mẹ?

‐ Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

Kết bài:

‐ Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

‐ Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.

20 tháng 12 2017

1. Bài thơ Nam quốc sơn hà: là tác phẩm được sử dụng trong kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (Lê Hoàn) và lần thứ 2 (Lý Thường Kiệt) nhằm mục đích khẳng định chủ quyền dân tộc, khích lệ ba quân tướng sĩ và uy hiếp tinh thần giặc Tống. 
2. Bình Ngô đại cáo: Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thay lời Bình Định vương Lê Lợi năm Đinh Mùi (1427), tuyên bố bình định giặc Minh, giành lại độc lập cho dân tộc. 
3. Bản tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết, sau đó đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tuyên bố Việt Nam độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

20 tháng 12 2017

vi bai tho khang dinh chu quyen lanh tho cua viet nam khong ai duoc xam pham

Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Đường vô xứ Huế quanh quanhNon xanh nước biếc như tranh họa đồAi vô xứ Huế thì vô …”(Ca dao)a )Xác định nội dung chính bài ca dao trên (1 điểm)b) Tìm một bài ca dao em được học chương trình ngữ văn 7/HKI có cùng chủ đề với bài trên và chép thuộc lòng (1 điểm)2: (2 điểm)Tôi yêu Sài gòn da diết … Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ...
Đọc tiếp

Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô xứ Huế thì vô …”

(Ca dao)

a )Xác định nội dung chính bài ca dao trên (1 điểm)

b) Tìm một bài ca dao em được học chương trình ngữ văn 7/HKI có cùng chủ đề với bài trên và chép thuộc lòng (1 điểm)

2: (2 điểm)

Tôi yêu Sài gòn da diết … Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang âm u buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.

(Minh Hương, Sài Gòn tôi yêu)

Xác định và gọi tên phép điệp ngữ trong đoạn văn trên và tìm 2 từ láy, 2 từ ghép được sử dụng trong đoạn.

3: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) giới thiệu về mái trường hiện nay em đang học, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa và gạch dưới.

4: (4 điểm) Tập Làm Văn

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

1
15 tháng 12 2018

Tham khảo nhé.

C4

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Ao sâu, sóng cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.

Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.

Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.

Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ.

Bác đến chơi đây ta với ta

Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống nhu nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.

Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.