K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 2

Cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858 đến 1884 chứng minh rằng triều đình nhà Nguyễn đã đi lại nguyện vọng với kháng chiến của nhân dân thông qua các sự kiện và hành động sau đây:

1. **Chính sách hòa bình của triều đình:** Ban đầu, triều đình nhà Nguyễn có xu hướng tìm kiếm sự hòa bình với Pháp thông qua việc ký kết các hiệp ước và thỏa thuận. Điều này thể hiện sự mong muốn của triều đình trong việc giữ lại quyền lực và sự ổn định nội bộ.

2. **Sự hợp tác với Pháp:** Triều đình nhà Nguyễn thường xuyên hợp tác với Pháp để đàn áp các phong trào kháng chiến của dân tộc. Hành động này cho thấy sự hợp tác và ủng hộ của triều đình đối với sự thực dân của Pháp.

3. **Sự đào tạo và trang bị quân đội:** Triều đình nhà Nguyễn đã cho phép Pháp đào tạo và trang bị quân đội Việt Nam, nhằm tăng cường quyền lực và kiểm soát của mình. Điều này phản ánh sự phụ thuộc và ủng hộ của triều đình đối với Pháp.

4. **Khiêu khích và áp đặt thuế:** Triều đình nhà Nguyễn thường xuyên khiêu khích và áp đặt các biện pháp thuế nặng nề lên dân chúng, gây ra sự phản đối và kháng đối của nhân dân. Điều này cho thấy sự mất lòng tin và phản đối từ phía nhân dân đối với triều đình.

Tóm lại, qua các hành động và chính sách của mình, triều đình nhà Nguyễn đã thể hiện sự đi lại nguyện vọng với cuộc kháng chiến của nhân dân, từ việc hợp tác với Pháp đến việc khiêu khích và áp đặt thuế, đều cho thấy sự hỗ trợ và ủng hộ của họ đối với sự thực dân của Pháp, điều này đã gây ra sự phản đối và kháng đối từ phía nhân dân.

17 tháng 3 2017

Đáp án B

17 tháng 2 2021

B là đáp án

30 tháng 12 2017

Đáp án C

23 tháng 2 2016

C. triều đình ảo tưởng vào con đường thương thuyết để đòi lại những phần đất đã mất.

 

1 tháng 5 2016

 

c

 

8 tháng 3 2016

* Phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở các tỉnh Nam Kỳ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:

- Năm 1859, thực dân Pháp kéo quân vào Gia Định đánh chiếm thành Gia Định, song chúng đã vấp phải tinh thần kháng chiến mạnh mẽ của nhân dân ta. Các đọi nghĩa quân ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch, buộc quân Pháp phải rút xuống các tàu chiến. Kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhan" của Pháp hoàn toàn thất bại.

- Khi thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Kì (1861-1862), nhan dân ta kháng chiến mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy đã chiến đấu anh dũng, lập được nhiều chiến công. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm cỏ làm nức lòng nhân dân ta.

- Sau hiệp ước 1862, mặc dù triều đình Huế ra lệnh bãi binh, chủ trương điều đình chuộc đất nhưng nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến bằng nhiều hình thức, vừa chống pháp vừa chống phong kiến đầu hàng tiêu biểu như phong trào tị địa, dùng văn thơ châm biếm (Nguyễn Đình Chiểu,...) hoặc tiếp tục bám đất bám dân, lãnh đạo nhân dân kháng chiến tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Trương Định...

- Năm 1867, thực dân Pháp xâm lược 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, nhân dân 3 tỉnh miền Tây Nam Kì anh dũng đứng lên chống Pháp với tinh thần "người trước ngã xuống, người sau đứng lên" dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như hoạt động của các nghĩa quân Trương Quyền (Tây Ninh), hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm (Bến Tre), nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chiếm và làm chủ Rạch Giá, khi bị bắt và bị xử tử, ông vẫn khẳng khái nói: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây", hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Hữu Luân (Mĩ Tho)...

* Đặc điểm:

- Phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh Nam Kì dấy lên từ miền Đông rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn miền.

- Phong trào diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, bền bỉ với tinh thần "người trước ngã xuống, người sau đứng lên" dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước.

- Lúc đầu đơn thuần là phong trào đấu tranh chống Pháp, nhưng về sau còn có sự kết hợp với đấu tranh chống triều đình phong kiến đầu hàng.

- Phong trào đã thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, với hình thức đấu tranh phong phú song chủ yeus là đấu tranh vũ trang chống Pháp.

- Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại do bị triều đình bỏ rơi, so sánh lực lượng chênh lệch. Tuy nhiên, phong trào chỉ tạm thời lắng xuống chứ không chấm dứt. Phong trào vẫn tiếp diễn kéo dài làm cho thực dân Pháp phải lao đao, khó khăn trong việc tổ chức cai trị.

- Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì là biểu hiện cụ thể, sinh động của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta.

18 tháng 3 2019

Thưc hiện những cam kết với Pháp trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế đã ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. Mặc dù vậy, phong trào chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì vẫn tiếp diễn. Các sĩ phu yêu nước vẫn bám đất, bám dân, cổ vũ nghĩa binh đánh Pháp và chống phong kiến đầu hàng.

=> Tính chất chống phong kiến được bắt đầu thể hiện từ sau khi triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với thực dân Pháp

Đáp án cần chọn là: B

29 tháng 7 2021

Giai đoạn

Diễn biến chính

Tên nhân vật tiêu biểu

1858 - 1862

- Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

- Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch.

Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,…

1863 - trước 1873

- Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,….

Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,…

1873 - 1884

- Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc.

- Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy.

Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị,…

* Ý nghĩa :

- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông.

- Cảnh báo kẻ thù về sức mạnh và tinh thấn đấu tranh quật khởi của nhân tộc ta.

- Làm thất bại kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.

- Cổ vũ tinh thần yêu nước và để lại nhiều bài học kinh nghệm cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta sau này.