K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

1. Nghị lực sống

- Nick diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã vượt qua trở ngại bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và truyền cảm hứng tới 3 triệu người trên thế giới. Anh nổi tiếng với phương châm “Cuộc sống không giới hạn”.

 

- Lê Thanh Thúy, cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng dương, đối mặt với căn bệnh ung thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, sống có ích. Cô đã lập nên quỹ “Ước mơ của Thúy” để giúp đỡ các bệnh nhân ung thư khác. Tuy Thúy đã mất đi nhưng ước nguyện cao đẹp của chị vẫn còn mãi với cuộc đời, hàng “Ngày hội Hoa hướng dương”, viết tiếp ước mơ của Thúy, vẫn được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.

- Kito Aya, cô nữ sinh Nhật Bản phải đối mặt với bệnh thoái dây sống tiểu não, đã dũng cảm và mạnh mẽ để sống những ngày trọn vẹn, yêu thương bên mọi người. Cô tâm sự: "Có những người mà sự tồn tại của họ giống như không khí, êm dịu, nhẹ nhàng, chỉ khi họ mất đi người ta mới nhận ra họ quan trọng nhường nào. Mình muốn trở thành một sự tồn tại như thế." Cuốn nhật kí “Một lít nước mắt” của cô đầy nghị lực và cảm động, đã truyền thông điệp mạnh mẽ về giá trị của cuộc sống. Đến tận cuối đời, Ay vẫn giữ trọn niềm tin yêu của mình với cuộc đời, với mọi người. Cuốn nhật kí của cô kết thúc bằng dòng chữ: “Cảm ơn”.

 

- Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng: Với cơ thể chỉ khoảng 20 kg, nhưng có sự thông minh và nghị lực sống phi thường, năm 2003, Công Hùng đã đứng ra mở một trung tâm tin học dành cho người có hoàn cảnh như mình. Trung tâm của Công Hùng đã giúp nhiều người khuyết tật tại Nghệ An xóa bỏ mặc cảm, mở ra cơ hội việc làm và tương lai tươi sáng hơn cho họ. Năm 2006, anh được Trung ương Đoàn bầu chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc, được gọi “Hiệp sĩ công nghệ thông tin.

- Stephen William Hawking là nhà vật lý người Anh, là “ông hoàng” vật lý lý thuyết của thế giới. Hawking mắc bệnh thần kinh có tên Lou Gehrig, khiến ông gần như mất hết khả năng cử động. Sau đó, ông phẫu thuật cắt khí quản và không thể nói chuyện bình thường. Ông luôn gắn chặt với chiếc xe lăn, chỉ có thể nói được qua một thiết bị tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà ông gõ chữ vào đó. Hawking hiện là Giáo sư Lucasian, chức danh dành cho Giáo sư Toán học của Đại học Cambridge. Từng đảm nhiệm vị trí này là những nhà khoa học xuất chúng như Isaac Newton và Paul Dirac. Ông có những bài học sâu sắc cho giới trẻ: "Một là, hãy nhớ nhìn lên các vì sao và đừng nhìn xuống chân của mình. Hai là, không bao giờ từ bỏ làm việc. Làm việc sẽ giúp con cảm thấy có ý nghĩa và mục đích. Cuộc sống sẽ trở nên trống rỗng nếu không có công việc. Ba là, nếu con đủ may mắn để tìm thấy tình yêu, hãy nhớ rằng mình có nó và đừng để nó vuột mất khỏi tầm tay".

 

- Helen Keller (27/6/1880 – 1/6/1968) là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội mù, điếc người Mỹ. Bà là người mù điếc đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp một trường cao đẳng. Tuy sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng Keller vẫn là một phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống. Trong Thế chiến thứ I và thứ II, bà đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh nhân, động viên họ. Bà dành trọn cuộc đời cho Hội người mù Mỹ. Bài học mà Keller rút ra: Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin.

2. Sự dũng cảm

- Malala Yousafzai, được biết đến với hoạt động nữ quyền của mình, đặc biệt tại thung lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Bất chấp sự uy hiếp của tổ chức khủng bố, Malala vẫn mạnh mẽ đấu tranh đòi quyền đi học cho các em gái nơi cô sinh sống. Malala trở thành người trẻ tuổi nhất nhận giải Nobel Hòa Bình. Bài phát biểu của cô tại lễ trao giải rất ấn tượng: “Bất kể con người ta mang màu da gì, nói tiếng gì và theo tôn giáo gì, chúng ta nên coi nhau là những con người và tôn trọng lẫn nhau, đấu tranh vì quyền của chúng ta, vì quyền của trẻ em, quyền của phụ nữ và quyền của tất cả mọi người.”

- Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An). Khi đi ngang qua sông Lam thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, nam sinh không hề đắn đo mà nhanh chóng lao xuống cứu người. Sau khi đã cứu được 4 em học sinh vào bờ, Nam thấy vẫn còn một em đang dần bị ngạt nước, cậu bạn đã dùng hết sức lực giúp em nhỏ được vào bờ. Nhưng tiếc thay, chàng trai trẻ đã bị kiệt sức rồi dần bị nước cuốn trôi.

 3. Sự công tâm

- Abraham Lincoln (tổng thống Mỹ) rất giỏi tự đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu động cơ và mong muốn của họ. Khả năng đồng cảm này giúp Lincoln tạo ra một nội các bất thường nhất trong lịch sử nước Mỹ, bằng cách tập hợp các đối thủ lại và sắp xếp trọng trách theo khả năng của họ.

- Tuy có hiềm khích riêng với Trần Khánh Dư, nhưng khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ 3, Trần Hưng Đạo đã gạt bỏ qua việc riêng, tin cậy giao hết công việc biên thùy cho phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư khi ông này được phục chức. Ngoài ra, khi soạn xong Vạn Kiếp tông bí truyền thư, thì Trần Khánh Dư cũng là người được ông chọn để viết bài Tựa cho sách.

- Danh y Lê Hữu Trác: Có lần một nhà quyền quí mời ông chữa bệnh, thấy ông đến muộn mới hỏi thì được biết trên đường đi, ông ghé vào chữa bệnh cho một người nghèo. Bị trách, ông đáp vì bệnh của người quyền quí là bệnh nhẹ, có thể chữa sau, còn người nghèo kia mắc bệnh nặng nên không thể trì hoãn.

4. Tha thứ và chuộc lỗi

- Thay vì trừng phạt những kẻ bại trận (Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ), trong buổi lễ sau khi cuộc nội chiến Mỹ kết thúc, Abraham Lincoln đã phát biểu: “Chúng tôi không ác tâm với bất kỳ ai, hãy để chúng tôi nỗ lực làm trọn công việc của mình để hàn gắn đất nước.”

- Phan Thị Kim Phúc, “em bé Napalm” trong bức ảnh gây chấn động thế giới về chiến tranh VIệt Nam, đã phải chịu những vết thương sâu sắc cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi trưởng thành, Kim Phúc đã tha thứ cho những người ở bên kia chiến tuyến, những kẻ đã trực tiếp gây ra những nỗi đau cho cô. Kim Phúc nói: “Sự tha thứ giải thoát tôi khỏi lòng thù hận. Vẫn còn nhiều vết sẹo trên thân thể tôi, và sự đau đớn vẫn kéo dài trong nhiều ngày, nhưng tâm tôi nay đã được an lành.”

- John Wast, cựu binh Mỹ, sau cuộc chiến đã mang trả lại kỉ vật cho gia đình liệt sĩ Bùi Đức Hưng, người lính Bắc Việt đối đầu với ông năm xưa. Khi đó, cánh chim bồ câu được khắc khéo léo ở mặt trong chiếc mũ lỗ chỗ vết đạn ấy làm ông giật mình, nhận ra tình yêu hòa bình lớn lao trong lòng người lính bên kia chiến tuyến. Suốt 46 năm qua, cựu binh Mỹ đặt kỷ vật chiến trường ấy trên kệ sách và coi như lời nhắc về giá trị của hòa bình, cho đến khi trao trả lại cho gia đình liệt sĩ Hưng, như một lời tạ tội.

 

- Alfred Nobel, nhà khoa học lỗi lạc, người chế ra thuốc nổ, về cuối đời đã rất ân hận vì phát minh của mình được sử dụng trong chiến tranh, mang lại nhiều đau thương, mất mát cho nhân loại. Do đó, trong di chúc của mình, Nobel đã dành toàn bộ tài sản của mình thành lập giải Nobel để tôn vinh những đóng góp khoa học cho nhân loại, như một cách chuộc lại lỗi lầm của mình.

5. Trung thực – thiếu trung thực

- Theo Sách Trắng về hiện trạng du học sinh Trung Quốc tại Mỹ của tổ chức giáo dục WholeRen, có khoảng 8.000 du học sinh Trung Quốc bị đuổi học ở Mỹ trong năm 2014.

- Ở Ấn Độ, hàng trăm phụ huynh ném tài liệu vào phòng thi cho con khiến các nhà chức trách đau đầu. Đây là hậu quả của việc học không thực chất, của áp lực xã hội lên bằng cấp cá nhân.

- Chàng sinh viên Lê Doãn Ý (23 tuổi, Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng), nhặt được và trả lại hơn 1,3 tỷ đồng cho người mất. Ý tâm sự: “Nhặt được tài sản thì trả lại người đánh mất chứ có chi mô. Nhưng được nhiều người khen, em rất vui và lấy đó làm động lực để sống tốt hơn”.

- Abraham Lincoln luôn được tôn vinh bởi đức tính trung thực của mình. Trong thư gửi thầy giáo của con mình, ông đã viết: “xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 đôla nhặt được trên hè phố...”

- George Washington khi 6 tuổi đã vô tình chặt gẫy cây anh đào mà bố ông yêu thích. Thấy bố rất tức giận, Washington vô cùng hoảng sợ, trước câu hỏi của cha, sau một thoáng lưỡng lự ông khóc òa: “Con không thể nói dối, cha biết con không thể nói dối! Con đã chặt cây bằng chiếc rìu nhỏ của con”. Đức tính trung thực làm nên nhân cách lớn, Washington chính là vị tổng thống đầu tiên, khai sinh ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

- Chu Văn An (1292 – 1370) – nhà nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi tiếng cương trực, không cầu danh lợi. Ra làm quan vào thời vua Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém 7 nịnh thần (thất trảm sớ) nhưng không được chấp thuận. Ông treo ấn, từ quan về quê dạy học, soạn sách. Ông không vì học trò làm quan to mà dựa dẫm, luôn thẳng thắn phê bình những học trò thiếu lễ độ.

6. Giữ chữ tín

- Vua Lỗ sai Nhạc Chính Tử đem chiếc đỉnh giả dâng cho vua Tề, Nhạc Chính Tử nhất mực từ chối. Nhạc Chính Tử nói: "Nhà vua qúi cái đỉnh ấy thế nào thì tôi qúi cái đức tín của tôi như thế." Sau vua Lỗ phải đưa đỉnh thật Nhạc Chính Tử mới chịu đi.

- Qúy Trát, con vua nước Ngô, đi công cán các nước. Khi qua nước Từ vào thăm vua Từ. Thấy Quý Trát có thanh gươm báu, vua Từ muốn xin nhưng không dám nói. Qúy Trát nhận ra và trong bụng có ý muốn cho, nhưng vì công việc còn đang dở dang nên chưa tiện dâng gươm cho vua Từ được.Trên đường về từ nước Tần qua đến nước Từ thì vua Từ đã mất. Qúy Trát không biết làm sao hơn, đành ra thăm mộ và treo gươm vào một cành cây bên cạnh mộ vua Từ, rồi mới trở về nước Ngô.

 7. Lòng nhân ái

- Chuyện kể rằng Lê Hữu Trác chữa cho một cậu bé con nhà thuyền chài nghèo bị mắc bệnh đậu mùa rất nặng, người bốc lên mùi xú uế, mỗi khi khám bệnh phải bỏ quần áo trên bờ, nhét bông vào hai lỗ mũi cho giảm bớt mùi khó chịu. Thế mà ông vẫn đi lại thăm khám, bốc thuốc chữa bệnh ròng rã hàng tháng trời. Đến khi cậu bé khỏi bệnh, không những ông không nhận một đồng thù lao nào mà còn cho gia đình cậu bé gạo, củi, dầu, đèn…

- Mẹ Theresa: Trong hơn 40 năm, bà chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối và lãnh đạo dòng Thừa Sai Bác Ái (Missionaries of Charity) phát triển khắp Ấn Độ và đến các quốc gia khác. Bà thực hiện bất cứ việc gì bà nghĩ là có thể xoa dịu “cơn khát” hòa bình, tình yêu và tiếng cười trên thế giới. Từ các việc làm của bà, mọi người đều nhận thấy được tình yêu thương không vị kỷ của vị nữ tu.

- Những người mẹ, người dì của hàng chục đứa con mồ côi ở làng trẻ SOS Nghệ An đã dành cả cuộc đời bên những đứa trẻ không máu mủ ruột rà nhưng họ thương yêu như rứt ruột đẻ ra. Họ chia sẻ: “Nhìn các con khôn lớn, có cuộc sống hạnh phúc, các mẹ mừng vui lắm. Đó là động lực để các mẹ tiếp tục cố gắng chăm sóc các trẻ nhỏ bất hạnh, trao lại nụ cười trên môi cho các bé”. Làng trẻ em SOS Quy Nhơn hiện có 13 bà mẹ. Phần lớn họ là những phụ nữ ở các vùng quê trên địa bàn tỉnh, tuổi từ 30 đến 40, sức khỏe tốt, không có chồng và con, tự nguyện hy sinh phần đời còn lại cho trên dưới 10 đứa trẻ mồ côi. Họ có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ, chuẩn bị các điều kiện để trẻ có thể hòa nhập, tự lập khi đến tuổi trường thành. Tựa như bao bà mẹ khác, họ còn là người tạo lập mối quan hệ tình cảm ruột thịt, đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, giữa các gia đình trong làng.

31 tháng 3 2021

Dạ em cảm ơn ạ

14 tháng 3 2018

Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!

15 tháng 3 2018

thank bạn

2 tháng 11 2021

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện

2 tháng 11 2021

cảm ơn ạ

10 tháng 8 2016

Hệ thống luận điểm:

- Tại sao chúng ta cần phải rèn luyện thể thao?

- Thực tế cho thấy, rèn luyện thể dục thể thao giúp con người ta khỏe mạnh, phát triển hơn.

- Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người nhác rèn luyện thể thao.

- Liên hệ bản thân em.

hihi Học vui vẻ nhé!

10 tháng 8 2016

Các nhà kinh điển chủ nghĩ Mác cho rằng: con người phát triển toàn diện là con người được phát triển về trí lực, thể lực, đạo đức, thẩm mĩ và kỹ năng lao động. Con người với trí thức, sức khỏe và kĩ năng lao động là nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Như nhà danh y lớn của Việt Nam thế kỷ 18 - Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã viết rằng: "Thể chất và tinh thần luôn luôn khang kiện, mà tận hưởng hết tuổi thọ, ngoài trăm tuổi mới có thể chết". Tư tưởng đó của ông thể hiện cách xem xét sức khoẻ của con người trong mối quan hệ hữu cơ giữa thể chất và tinh thần. Cơ thể khoẻ mạnh thì tinh thần mạnh mẽ. Cả thể chất và tinh thần khoẻ mạnh thì tuổi thọ của con người cũng sẽ dài lâu.

Y học ngày nay cũng khẳng định sức khoẻ của con người phải là sức khoẻ của cả thể xác và tinh thần. Chỉ khi nào cơ thể của con người lành mạnh, tâm hồn thoải mái thì khi đó con người mới có sức khoẻ.

Sức khoẻ không chỉ là không bệnh tật, mà còn là trạng thái thoải mái về tâm hồn, về thể xác, về xã hội, Sức khoẻ là khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Khí huyết lưu thông giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, không có bệnh tật, không ốm đau; tinh thần đầy đủ sẽ giúp cho con người năng động, hăng hái, có ý chí, có nghị lực để hoàn thành tốt công việc. Người coi sức khoẻ của con người là sự thống nhất giữa thể chất và tinh thần. Thể chất lành mạnh thì tinh thần sung mãn; tinh thần hăng hái, năng động thể hiện thể chất tốt, lành mạnh. Cơ thể tốt, tinh thần tốt có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và thống nhất biện chứng với nhau.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khoẻ có vai trò to lớn trong cuộc sống của mỗi con người, của mỗi dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và trong việc xây dựng con người mới xã hội mới. Người nhận định: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công". Sức khoẻ của con người là nhân tố cơ bản góp phần làm nên sức mạnh tổng hợp về thể lực trong cách mạng, đưa đến những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta.

 Việc rèn luyện thân thể có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh rất tích cực, lấy lại sự cân bằng âm dương của cơ thể con người. Nếu con người không vận động, không rèn luyện thì khả năng thích nghi kém, tuổi thọ không thể kéo dài. Vận động và rèn luyện là để ngày càng hoàn thiện về thể chất, nâng cao thể lực, tinh thần thoải mái, rèn luyện thân thể kết hợp với giữ gìn vệ sinh càng có tác dụng trong việc phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ con người. Khi cơ thể con người khoẻ mạnh thì sẽ vượt qua và đẩy lùi được bệnh tật, chống trả được vi trùng xâm nhập vào cơ thể; khi cơ thể lành mạnh, tinh thần sung mãn thì con người sẽ thích ứng được với những điều kiện thời tiết thay đổi. Cơ thể tốt, thần kinh tốt, tinh thần tốt thì tránh được mọi bệnh tật.

Ngoài việc tăng cường sức đề kháng và năng lực thích ứng của cơ thể con người, thể dục thể thao có vai trò to lớn trong việc nâng cao sức khoẻ toàn diện cho con người. Sức khoẻ toàn diện là sự phát triển đầy đủ các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền bỉ dẻo dai và sự khéo léo. Những yếu tố này chỉ có thể đạt được nhờ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Khi con người có sức khoẻ toàn diện thì sẽ nâng cao được năng lực thể chất. Năng lực thể chất có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, trong lao động, trong công tác và trong học tập. Có năng lực thể chất tốt sẽ giúp cho con người vượt qua được mọi khó khăn, hoàn thành tốt được mọi công việc. Muốn có năng lực thể chất tốt đòi hỏi con người phải có lòng kiên trì, phải có quyết tâm cao trong việc rèn luyện thân thể. Bản thân Người, có những lúc bị yếu mệt, nhưng Người vẫn cố gắng dậy vận động thân thể, tập một số động tác thể dục nhẹ nhàng, hoặc đi bộ, tập leo núi...

Chính vì tập luyện thể dục thể thao có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ con người, nên tôi kêu gọi toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên, HSSV trường Đại học Hà Tĩnh phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, để nâng cao sức khỏe  phục vụ tốt cho quá trình  giảng dạy và học tập, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN, đúng như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, người khoẻ mạnh thì mới đủ sức tham gia mọi công tác cách mạng. Người nói: "Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ". Điều đó có ý nghĩa sâu sắc không chỉ về sức khoẻ của nhân dân, mà cả về vật chất và tinh thần của dân tộc.