K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2016

KHOANG SAN: 
co 5000 diem quang va tu khoang cua hon 60 loai khoang san khac nhau 
SINH VAT: 
co toi 14 600 loai thuc vat, 11200 loai va phan loai dong vat(trong do co 365 loai dong vat quy va 360 loai thuc vat quy hiem) 

22 tháng 3 2016

câu trả lời của mk nè:

- Tài nguyên khoáng sản :
+ Khoáng sản có trữ lượng lớn và có giá trị nhất là dầu khí (dẫn chứng)
+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn ti tan, là nguồn nguyên liệu quý cho
công nghiệp.
+ Vùng ven biển nước ta thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam
Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng lại ít sông nhỏ đổ ra biển.
+ Ven biển Nha Trang còn có cát thủy tinh là nguyên liệu quý cho sản xuất thuỷ
tinh, pha lê.
- Tài nguyên hải sản:
+ Sinh vật biển Đông tiêu biểu cho sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần
loài. Cho năng suất sinh học cao, nhất là ven bờ.
+ Trong biển Đông có trên 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, khoảng vài chục loài
mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy.
+ Ven các đảo nhất là 2 quần đảo lớn ( Hoàng Sa và Trường Sa) còn có nguồn
tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

22 tháng 4 2016

Google đi bạn

16 tháng 3 2016
Tầm quan trọng của biển đảo Việt Nam

Tầm quan trọng của biển đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

 

* Về  phát triển kinh tế

Biển Đông là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải). Hàng ngày có khoảng 200 - 300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại (không kể  tàu dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz). Biển Đông rất quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực xét về vị trí địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế. Với Mỹ là tuyến hoạt động chính của Hạm đội 7, có 90% hàng hóa của Mỹ và hàng hóa đồng minh chuyên chở qua Biển Đông. Với Trung Quốc hàng năm nhập 160 triệu tấn dầu thì 50% dầu nhập và 70% hàng hóa qua Biển Đông. Với Nhật Bản 70% lượng dầu nhập khẩu và 42% lượng hàng hóa xuất khẩu chuyên chở qua Biển Đông.

 

Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thủy sản), phi sinh vật (dầu khí, khoáng sản). Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney - Saba, Sarawak, Malay, Pattani, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa Sông Châu Giang… Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài của vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dầu dự trữ được kiểm chứng ở Biển Đông là 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng.

Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam xác định nhiều khu vực xây dựng cảng, trong đó có một số nơi có thể xây dựng cảng biển nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quốc, Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải… Phía Nam, cảng quy mô vừa như Hòn Chông, Phú Quốc… Ngoài sự hình thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt. Trữ lượng dự báo tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác từ 4 đến 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3. Hiện nay, chúng ta đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần một chục mỏ, hàng năm cung cấp hàng triệu tấn dầu và hàng tỷ m3 khí phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh. Ngoài ra, còn có các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan, băng cháy, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệu xây dựng khác.

Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Theo các điều tra về nguồn lợi hải sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá có giá trị kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù sa, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển… Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng từ 3,1 đến 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác từ 1,4 đến 1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 trong các ngành kinh tế của đất nước.

Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo thành nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non nước…, các di tích lịch sử và văn hóa như: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, Nhà thờ đá Phát Diệm… phân bố tại vùng ven biển. Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, ngầm dưới nước; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền…

* Về quốc phòng - an ninh

Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển để tấn công xâm lược nước ta. Những chiến công hiển hách trên chiến trường sông biển đã minh chứng: Ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288); chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 1077; chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và dân ta trên chiến trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai trong lịch sử dân tộc.

Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Do đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50 km), nên chiều sâu đất nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địch tấn công từ hướng biển. Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát từ hướng biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước.

Từ nhiều năm nay, nhất là những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất quyết liệt và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến quốc phòng và an ninh nước ta. Trên Biển Đông vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nước trong khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam), Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây (phía Đông, Đông Nam và Nam). Nơi đây đang diễn ra những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, đẩy tới xu hướng tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân của các nước trong khu vực, nhất là những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự. Họ tận dụng ưu thế của mình trên biển để đe dọa chủ quyền vùng biển đảo, thềm lục địa của nước ta, gây ra những nhân tố khó lường về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh đất nước.

Vươn ra biển, làm giàu từ biển là định hướng đúng đắn phù hợp trong điều kiện hiện nay. Việt Nam là một quốc gia có biển, một nhân tố mà thế giới luôn xem như một yếu tố đặc lợi. Chúng ta cần tăng cường hơn nữa những khả năng quản lý, làm chủ vươn ra biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền phát triển. Chúng ta phải có quyết tâm cao, tập trung huy động mọi tiềm năng và lợi thế của biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh trên biển để tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và ngư dân các địa phương yên tâm làm ăn trên các vùng biển đảo, nhất là ở vùng biển xa. Phải xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam và các lực lượng vững mạnh, theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ để quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.

* Về tư tưởng, văn hóa, giáo dục

Nhận thức được tầm quan trọng của biển và đại dương đối với cuộc sống nhân loại, chủ quyền và vị trí chiến lược về quốc phòng - kinh tế - xã hội của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đối với đất nước, việc tổ chức giáo dục truyền thống trong các tầng lớp nhân dân về chủ quyền đã được chú trọng cả về nội dung và hình thức.

Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi chuẩn bị trình Chính phủ dự án xây dựng nhà bảo tàng trưng bày các hiện vật về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa qua các thời kỳ lịch sử, phục chế di tích lịch sử, bảo tồn và sưu tầm văn hóa phi vật thể trên huyện đảo Lý Sơn.

Từ năm 2002, tài liệu tuyên truyền biển đảo Việt Nam được đưa vào nội dung giảng dạy cho học sinh, sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Đây là những nội dung cơ bản nhất về địa lý, tiềm năng kinh tế, định hướng chiến lược phát triển kinh tế và pháp luật liên quan đến biển đảo Việt Nam cũng như quá trình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam với các nước láng giềng.

Song song với phổ biến, tuyên truyền kiến thức biển đảo, các loại hình văn hóa có nội dung liên quan trực tiếp đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa  như phim tài liệu, bài viết, các bộ tem về biển đảo Việt Nam cũng được triển khai. Năm 1998, trong khuôn khổ chương trình năm Quốc tế đại dương do Liên hợp quốc đề xướng, hãng phim Tư liệu và khoa học Trung ương đã sản xuất bộ phim “Lãnh thổ trên biển Đông” giới thiệu về các hoạt động bảo vệ chủ quyền và quản lý nhà nước trên quần đảo Trường Sa và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa với những bằng chứng lịch sử và tư liệu thực tế phong phú và sinh động.

Tiếp theo cuộc thi “Em yêu biển đảo Việt Nam” được tổ chức năm 1998, năm 2003, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Du lịch và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tiếp tục tổ chức chương trình “Vì biển xanh quê hương” phát động phong trào thi viết, thi ảnh về chủ đề bảo vệ môi trường biển; thanh niên các tỉnh, thành ven biển tiến hành nhiều đợt ra quân làm sạch bãi biển, trồng cây chắn sóng và đặc biệt tham gia cuộc thi tìm hiểu về biển đảo Việt Nam với những nội dung thiết thực, hun đúc thêm ý chí bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên biển của thanh thiếu niên trong cả nước.

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học kỹ thuật, hàng loạt công trình nghiên cứu có giá trị ứng dụng thiết thực đã được tiến hành và bước đầu cho kết quả như chương trình khai thác điện năng từ ánh sáng mặt trời, chương trình nghiên cứu và cải tạo các giống cây thích hợp trên đảo… cũng như hàng loạt đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước đã và đang được triển khai về đánh giá tài nguyên, môi trường Biển Đông và khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. yeu

25 tháng 3 2016

 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

·  Vùng đất liền

- Địa hình : Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng , chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long với những vùng gò đồi lượn sóng , địa hình thoải (độ dốc không quá 15o) do đó rất thuận lợi cho việc xây dựng những khu công nghiệp , đô thị và giao thông vân tải

- Khí hậu : cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như ít thay đổi trong năm ,đặc biệt là sự phân hoá theo mùa phù hợp với hoạt động của gió mùa, nguồn thuỷ sinh tốt.

Nhìn chung đây lànơi có khí hậu tương đối điều hoà, ít thiên tai nhưng về mùa khô cũng hay bị thiếu nước

- Tài nguyên :

+ Đất : đất badan và đất xám trên phù sa cổ chiếm diện tích lớn nhất rất thích hợp với các loài cây công nghiệp và cây ăn quả

+ Rừng : tập trung chủ yếu ở Bình Dương, Bình Phước nhưng diện tích không nhiều. Việc bảo vệ rừng có ý nghĩa quan trọng vì : bảo vệ môi trường sinh thái, không bị mất nước ở các hồ chứa, giữ mực nước ngầm bảm bảo nước tưới cho các vùng chuyêm canh cây công nghiệp .

· Vùng biền : rộng ấm thềm lục địa nông, tài nguyên biển phong phú, nguồn dầu khí ở thềm lục địa , thuỷ sản dồi dào, giao thông và du lịch biển phát triển .

* Khó khăn :

- Trên đất liền ít khoáng sản

- Mất rừng đầu nguồn, tỉ lệ che phủ rừng thấp

- Ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng đặc biệt là môi trường nước thuộc phần hạ lưu sông Đồng Nai

Do đó việc bảo vệ môi trường cả trên đất liền và trên biển là nhiệm vụ quan trọng của vùng .

25 tháng 2 2020

* Thuận lợi: Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp:
– Đồng bằng rộng lớn, diện tích khoảng 4 triệu ha và khá bằng phẳng, đất phù sa châu thổ.
– Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm.
– Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn về phù sa và thuỷ sản, hệ thống kênh rạch chằng chịt thuận lợi giao thông thuỷ bộ và nuôi thuỷ sản nước ngọt, sinh vật phong phú, đa dạng.
– Biển và hải đảo có nguồn hải sản phong phú, biển ấm, ngư trường rộng, nhiều đảo thuận lợi đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

20 tháng 4 2016

1. _ Về vị trí và quy mô: 

+ Diện tích tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn đồng bằng sông Hồng 2,5 lần (4 triệu ha so với khoảng 1,5 triệu ha).
+ Diện tích trồng cây lương thực gấp gần 3 lần.
+ Sản lượng lương thực quy thóc của đồng bằng sông Cửu Long lớn
+ Bình quân lương thực quy thóc theo đầu người của đồng bằng sông Cửu Long cao Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:+Do không có hệ thống đê điều nên đồng bằng sông Cửu Long hàng năm vẫn được bồi đắp phù sa+Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều đất hoang hoá hơn+Khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long là khí hậu mang tính chất xích đạo, có 2 mùa (mưa, khô) rõ rệt+Nguồn lợi biển ở đồng bằng sông Cửu Long phong phú.Về điều kiện kinh tế - xã hội: - Là  vùng dân cư trù phú, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng lúa, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, hải sản.
- Có nhiều cơ sở chế biến nguyên liệu từ nông nghiệp, ngư nghiệp.
-  có hệ thống đô thị, trong đó có những đô thị vào loại lớn nhất của cả nước (Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ…).2. 

_học sinh sinh viên đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.

_Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.  Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệmôi trường vùng ven biển, hải đảo. 

_Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo. 

 
26 tháng 1 2016

1. Dân cư nước ta phân bố đều

a. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi.

- Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006)

- Vùng đồng bằng có dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số rất cao:

+ Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước từ 501 - 2000 người/km2

            + Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 – 1000 người/km2

- Vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt với mật độ dân số thấp

+ Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân cư thấp dưới 50 người/km2 và từ 50 – 100 người/km2.

+ Vùng núi Bắc Trung Bộ có mật độ dân cư chủ yếu dưới 100 người/km2

- Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là những vùng có mật độ dân số trung bình cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.

- Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Bắc là những vùng có mật độ dân số trung bình thấp hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.

- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng,

b. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn.

- Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng cao nhất và đang có xu hướng giảm liên tục từ 80,5 % (1990) xuống còn 73,1 % (2005).

            - Dân số thành tị chiếm tỉ trọng thấp hơn và đang có xu hướng tăng liên tục từ 19,5 % (1990) lên  26,9 % (2005).

2. Nguyên nhân:

- Ở đồng bằng do có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí, đất đai màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, …) nên dân cư tập trung đông.

- Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư tập trung đông, như Đồng bằng sồng Hồng ở nước ta.

- Những vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội mạnh và có khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên thì dân cư tập trung đông, mật độ cao.

 - Ngoài ra, ở vùng đồng bằng là nơi có nghề trồng lúa nước truyền thống cần nhiều lao động, nên kinh tế phát triển nhanh, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra mạnh hơn ở trung du miền núi.

- Còn vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thấp thì ngược lại.

 3. Hậu quả và hướng giải quyết

a. Hậu quả:

Sự phân bố dân cư chưa hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.

b. Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong phạm vi cả nước, trong từng vùng.

- Phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa ở miền núi.

- Hạn chế di dân tự do.

 

2 tháng 2 2017

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xứng đáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Chúc bạn học tốt

3 tháng 2 2017

Mở bài:
Đi từ chung đến riêng:
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu tục ngữ đó là câu " uống nước nhớ nguồn" Câu tục ngữ này nói nên lòng biết ơn đối với những ai đã làm lên thành quả lao động cho con người hưởng thụ .
Đi từ thực tế đến đạo lí:
Đất nước Việt Nam có nhiều đền ,chùa và lễ hội . Một trong những đối tượng thờ cúng, suy tôn đó là các anh hùng, các vị tổ tiên có công với dân, với làng, với nước. Truyền thống đó được phản ánh vào một câu tục ngữ rất hay và cô đọng : " uống nước nhớ nguồn"

Thân bài:
*Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng
Uống nước : Hưởng thụ thành quả vật chất ,tinh thần
Nguồn: nguồn gốc, cọi nguồn của tất cả những thành quả bao gồm con người, lịch sử , truyền thống
Nhớ nguồn:Thành quả không tự nhiên mà có , nên người được hưởng thụ phải hiểu biết, tri ân, giữ gìn và phát huy
*Nhận định đánh giá:
Câu tục ngữ nêu nên đạo lí làm người
Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế.
-Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc

Kết bài:
Đi từ nhận thức tới hành động:
Câu tục ngữ đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ đạo lí của dân tộc,đạo lí của người hưởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.
Kết bài có tính chất tổng kết:
Câu tục ngữ ngắn gọnmà hàm ý sâu xa, nói về nghĩa vụ của những ai đang hưởng thụ các thành quả.

26 tháng 1 2016

a. Điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp

            - Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhân tố tự nhiên (đặc biệt là đất và khí hậu).

            - Nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, chưa phát triển, sự phụ thuộc vào tự nhiên còn lớn.

Ví dụ:

            - Nước ta có 2 nhóm đất chính là đất feralit ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng. Đây là cở sở hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và cây lương thực , thực phẩm ở đồng bằng.

            - Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên phát triển nghề trồng lúa nước.

b. Nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó

            - Là nhân tố tạo nên sự phân hóa trên thực tế sản xuất của các vùng.

            - Với việc nhập nội các giống cây trồng, vật nuôi làm phong phú thêm cơ cấu cây trồng, vật nuôi của nước ta.

            - Các nhân tố con người, cơ sở vật chất kĩ thuật, đường lối chính sách, đặc biệt là yếu tố thị trường đóng vai trò quyết định hình thành các vùng nông nghiệp, khi nông nghiệp đã chuyển từ nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa. Điển hình như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.

23 tháng 1 2018

nhiều z !hum

chỉ ra một số thôi mà.hiu

20 tháng 4 2016

nguyên nhân:

_ sóng: chủ yếu là do gió

_thủy triều: do sức hút của mặt trăng mặt trời và trái đất

_dòng biển: Có một số dòng biển (hải lưu) của đại dương được tìm thấy xung quanh Trái đất. 
Đại khái thì hiện tại cũng giống như một dòng sông rộng lớn trong đại dương, chảy từ nơi này đến nơi khác. Nguyên nhân tạo ra những dòng này là do sự khác biệt về NHIỆT ĐỘ, sự khác biệt trong ĐỘ MẶN và GIÓ. Dòng hải lưu có trách nhiệm cho một số lượng lớn về các chuyển động của nước được tìm thấy trong các đại dương của Trái đất

_ để bảo vệ biển đông:

.Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.

 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.

Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.

Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo. 

23 tháng 4 2017

Mình thấy câu hỏi này thuộc môn Địa lý mà bạn?