K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2023

- Biển Đông là vùng biển tương đối kín là do được bao quanh bởi hệ thống đảo và quần đảo. Vùng biển này được bao bọc 4 phía bởi lục địa châu Á, các quần đảo Philipin, Malaixia và Inđônêxia, chỉ thông ra Thái Bình Dương và các biển lân cận bằng những eo biển hẹp.

- Biển Đông là biển ấm do nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là khoảng trên 23°C.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Biển Đông là biển tương đối kín vì:

+ Biển Đông được bao bọc bởi lục địa châu Á (ở phía bắc và phía tây) và các quần đảo Philippin, Malaixia và Inđônêxia (ở phía đông và đông nam)

+ Biển Đông chỉ thông ra Thái Bình Dương và các biển lân cận qua những eo biển hẹp.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Phạm vi của Biển Đông:

+ Biển Đông thuộc Thái Bình Dương, là biển lớn thứ 3 trong các biển trên thế giới. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.

+ Diện tích Biển Đông khoảng 3447 nghìn km2, trải dài từ khoảng vĩ độ 3°N đến khoảng vĩ độ 26°B, trải rộng từ khoảng kinh độ 100°Đ đến khoảng kinh độ 121oĐ.

- Phạm vi vùng biển của Việt Nam: vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông, có diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm: vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

Biển Đông có diện tích khoảng 3,447 triệu km2, là biển lớn thứ hai của Thái Bình Dương và lớn thứ ba thế giới, nằm trong khoảng từ vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ.

- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 trên Biển Đông, bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo bao gồm các yếu tố về: địa hình, khí hậu, hải văn, sinh vật và khoáng sản.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thuận lợi và khó khăn với phát triển kinh tế:

+ Thuận lợi: tài nguyên biển đảo đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, như: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển.

+ Khó khăn: chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai (bão, lũ,…) gây thiệt hại lớn cho sinh hoạt và sản xuất; môi trường biển đảo đang bị ô nhiễm, gây trở ngại cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội,…

- Thuận lợi và khó khăn đối với quá trình bảo vệ chủ quyền, quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:

+ Thuận lợi: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (1892); Luật biển Việt Nam (2012); Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á,…

+ Khó khăn: tình trạng vi phạm, tranh chấp chủ quyền vẫn diễn ra giữa một số quốc gia trong khu vực…

- Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo:do sống ở gần biển, sớm nhận thức được vai trò của biển, các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.

14 tháng 8 2023

Tham khảo
- Phạm vi

+ Biển Đông nằm ở rìa tây Thái Bình Dương, trải rộng từ vĩ độ 30 N đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210 Đông.

+ Biển Đông có diện tích khoảng 3447 nghìn km2 (là biển lớn thứ 3 trong các biển trên thế giới).

+ Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.

- Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là:
​+ Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Bờ-ru-nây, Ma-lay-xia, Xing-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia.

+ Vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam là: Đài Loan.
- Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông, có diện tích khoảng 1 triệu km2

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Dòng biển ven bờ nước ta có sự thay đổi theo mùa về hướng chảy:

+ Mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam;

+ Mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam - đông bắc.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thuận lợi và khó khăn với phát triển kinh tế:

+ Thuận lợi: tài nguyên biển đảo đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, như: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển.

+ Khó khăn: chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai (bão, lũ,…) gây thiệt hại lớn cho sinh hoạt và sản xuất; môi trường biển đảo đang bị ô nhiễm, gây trở ngại cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội,…

- Thuận lợi và khó khăn đối với quá trình bảo vệ chủ quyền, quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:

+ Thuận lợi: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (1892); Luật biển Việt Nam (2012); Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á,…

+ Khó khăn: tình trạng vi phạm, tranh chấp chủ quyền vẫn diễn ra giữa một số quốc gia trong khu vực…

- Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo:do sống ở gần biển, sớm nhận thức được vai trò của biển, các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Phạm vi của Biển Đông:

+ Biển Đông có diện tích khoảng 3,447 triệu km2, là biển lớn thứ hai của Thái Bình Dương và lớn thứ ba thế giới, nằm trong khoảng từ vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ.

+ Biển Đông là biển tương đối kín vì được bao bọc bởi đất liền và hệ thống các đảo, quần đảo.

- Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và Phi-líp-pin.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

- Thềm lục địa Việt Nam là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

+ Trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lí: thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

+ Trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở: thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lí tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lí tính từ đường đẳng sâu 2500 m.