K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 3

- Chủ sự bưu vụ: “giống thằng Mi-khê-ép, gác cổng ở bưu vụ như hệt; chắc nó cũng chè rượu và bần tiện như thế”

- Viện trưởng viện tế bần: “ là một con lợn chính cống đội mũ nồi”

- Thị trưởng: “ thằng thị trưởng ngu như một con ngựa thiến lông xám”

- Viên kiểm học “ người sặc mùi hành”

- Chánh án: “ thật hết sức mô-ve-tông”

12 tháng 11 2018

Bài làm cần có các nội dung sau:

- Phân tích lí giải hai loại văn chương: "Chỉ chuyên chú ở văn chương" và loại "Chuyên chú ở con người".

   + Thế nào là văn chương "Chỉ chuyên chú ở văn chương"?

Đó là loại văn chương chỉ biết có nó, tức là coi hình thức nghệ thuật là trên hết, nhà văn khi sáng tác chỉ chăm lo cái đẹp của hình thức, không mấy chú ý đến nội dung tư tưởng và không quan tâm đến đời sống,vân mệnh con người, không có trách nhiệm đối với xã hội.

   + Thế nào là văn chương "chuyên chú ở con người"?

Đó là loại văn chương quan tâm trước hết đến cuộc sống con người vì con người, coi giá trị chủ yếu của văn chương ở chỗ nó có ích cho cuộc đời.

- Nêu ý kiến về quan niệm của Nguyễn Văn siêu:

    + Vì sao loại đáng thờ là loại "Chuyên chú ở con người" chứ không phải loại "Chuyên chú ở văn chương"?

NVS muốn nói đến chân giá trị của văn chương . Nếu văn chương không quan tâm đến con người thì văn chương sẽ tự đánh mất mình. Áng văn hay phải là áng văn tâm huyết của người cầm bút. Cái tâm thường nuôi dưỡng, phát huy cái tài.

- Liên hệ đến các nhà văn có cùng quan điểm như NVS.

[THÔNG BÁO ĐÓNG LINK SỰ KIỆN "BÀI VIẾT HAY" - THÁNG 12]Sau hơn 2 tuần mở sự kiện "Lời thư chưa tỏ" ("Bài viết hay" - tháng 12), BTC đã nhận được rất nhiều bức thư từ các bạn gửi về mang những dấu ấn riêng biệt! Và kết quả của sự kiện đặc biệt cuối năm này sẽ được công bố vào thời khắc chuyển giao năm mới nên mọi người nhớ đón chờ nha 🔥🌻🌻🌻Sau đây là những bức thư "công khai" chúng...
Đọc tiếp

[THÔNG BÁO ĐÓNG LINK SỰ KIỆN "BÀI VIẾT HAY" - THÁNG 12]

Sau hơn 2 tuần mở sự kiện "Lời thư chưa tỏ" ("Bài viết hay" - tháng 12), BTC đã nhận được rất nhiều bức thư từ các bạn gửi về mang những dấu ấn riêng biệt! Và kết quả của sự kiện đặc biệt cuối năm này sẽ được công bố vào thời khắc chuyển giao năm mới nên mọi người nhớ đón chờ nha 🔥🌻🌻🌻

Sau đây là những bức thư "công khai" chúng tớ nhận được, mọi người hãy cùng nhau đọc và cảm nhận nhó :3

Link đọc bài:

https://docs.google.com/document/d/1vwi40BvrVYZyMk50LVlNY6EXdDdjwdBQkw4eBVmJCS8

___________________________________________________________________

THÔNG TIN LIÊN HỆ VỚI BTC

Facebook:  

https://www.facebook.com/100080693647246

https://www.facebook.com/thphnggg

https://www.facebook.com/soonycandy

Hoc24.vn:

 https://hoc24.vn/vip/3297431875414

 https://hoc24.vn/vip/phuongchibivx2

 https://hoc24.vn/vip/11211863534848

Gmail: nguyenvy0422@gmail.com

14
28 tháng 12 2022

hazz e làm cả ngày mà ko đc ctv tick .Còn đúng hai cái nữa là em thăng hạng rùi huhugianroi

28 tháng 12 2022

rfdsgrfdgsg

10 tháng 5 2017

Ngôn ngữ người kể chuyện

+ Thông qua nhân vật Phùng, tạo điểm nhìn trần thuật sắc sảo, độc đáo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, thuyết phục

- Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách từng người

- Ngôn ngữ kể chuyện linh hoạt, sáng tạo

8 tháng 10 2017

- Ngôn ngữ người kể chuyện: thể hiện qua nhân vật Phùng, sự hóa thân của tác giả. Chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục.

- Ngôn ngữ nhân vật: phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.


1 tháng 12 2019

e, Đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, giới tính, nghề nghiệp… tác động tới nhân vật giao tiếp. Ban đầu họ đùa để thăm dò, sau đó khi quen, họ mạnh dạn hơn.

13 tháng 4 2017

Giọng điệu trần thuật: trải đời, tự nhiên, dân dã, trĩu nặng suy tư, triết lí

    + Mang phong vị hài hước có duyên trong lời kể của nhân vật

    + Tính đa thanh thể hiện nhiều trong lời kể, nhiều giọng

    + Giọng trần thuật khiến truyện vừa gần gũi, vừa đậm chất hiện đại

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật “tôi” và các nhân vật khác:

    + Tạo tình huống gặp gỡ nhân vật “tôi” và nhân vật khác.

    + Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc họa tính cách (ngôn ngữ nhân vật “tôi” đậm vẻ suy tư, chiêm nghiệm, pha chút hài hước, tự trào

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)          Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:          “22h ngày 6/3/2020, thông tin về bệnh nhân 17 tràn ngập trên mạng xã hội. Bệnh nhân 17 được biết đến như người kết thúc chuỗi 22 ngày không có ca nhiễm mới ở Việt Nam. Cũng từ lúc này, Việt Nam liên tục công bố những ca nhiễm mới. Con số liên tục nhảy: 18, 19, 20, 21…. Và lúc này đây, 22h của 1 tuần sau đó,...
Đọc tiếp

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

          Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

          “22h ngày 6/3/2020, thông tin về bệnh nhân 17 tràn ngập trên mạng xã hội. Bệnh nhân 17 được biết đến như người kết thúc chuỗi 22 ngày không có ca nhiễm mới ở Việt Nam. Cũng từ lúc này, Việt Nam liên tục công bố những ca nhiễm mới. Con số liên tục nhảy: 18, 19, 20, 21…. Và lúc này đây, 22h của 1 tuần sau đó, con số đã là 47 bệnh nhân. Tôi nói đến điều này không hàm ý lên án, bài xích hay luận tội cá nhân bệnh nhân 17. Tuyệt đối không! Mà là có một “hội chứng bệnh nhân 17” đã và đang xảy ra trong Hà Nội nói riêng và cả Việt Nam nói chung. 

            Là những con phố vòng quanh hồ Trúc Bạch lúc 19h tối nay (13/3) khi tôi và vợ mình đi qua: Không một bóng người. Tôi không biết các giờ khác thế nào nhưng tối nay, lúc vợ chồng tôi đi qua thì quả thực, không một bóng người trên phố dù những ngôi nhà trên phố vẫn thắp đèn. Cứ như thể virus nCovy có thể nấp đâu đó và sẵn sàng nhảy ra bám lấy bất cứ ai đi qua vậy.

            Là siêu thị, chợ sáng 7/3/2020 thất thủ khi người dân ùn ùn đổ đi mua hàng hoá tích trữ. Là một loạt các địa danh bị liên đới như khu T18 nhà tôi, nơi có bác sỹ tại bệnh viện Hồng Ngọc thăm khám cho bệnh nhân 17 sinh sống cũng rộ lên tin đồn bị phong toả. Đêm 6/3/2020, inbox của tôi ngập tràn tin nhắn của bạn bè. Bố mẹ tôi cũng gọi điện hỏi han và thúc giục vợ chồng tôi đưa 3 đứa nhỏ sang nhà ông bà ngay và luôn để tránh dịch.

            Đêm đó, nhiều gia đình ở T18 và cả nhiều toà xung quanh cũng vội vã bỏ về quê ngay trong đêm. Dù đó chỉ là những tin giả lan truyền trên mạng. Vài cuộc hẹn của tôi cũng bị “delay” với lý do: Sếp em bận đột xuất. Chỉ vì tôi “lỡ” đăng status “khoe” tôi ở T18. Vài cư dân trong group cư dân kể: Gọi ship hàng đến T18 là tự động bị huỷ đơn. Là liên đới thôi mà đã khủng khiếp thế huống chi những người dân trong phố Trúc Bạch?

            “Hội chứng bệnh nhân 17” là sự hoảng loạn của cả Hà Nội trong suốt 1 tuần qua với hàng trăm cuộc “di cư” khiến hàng trăm quán xá buộc phải đóng cửa không mong muốn vì nhân viên bỏ về quê hết và là vì "không ai ra đường nữa", kinh doanh vừa khởi sắc tí chút đã lại rơi xuống vực thẳm lao đao. 

            Nhiều trung tâm giáo dục vừa thông báo mở lại trường đã ngay lập tức phải huỷ thông báo. Nhiều chuyến du lịch bị huỷ vé. Thậm chí, vài chương trình truyền hình có khán giả cũng phải hoãn tổ chức như chương trình Quán Thanh Xuân của VTV.

            Sự cẩn trọng là cần thiết trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp. Song sự cẩn trọng đến mức tỏ ra kỳ thị thì đáng sợ vô cùng. “Hội chứng bệnh nhân 17” chính là hội chứng của sự sợ hãi dẫn đến kỳ thị trên diện rộng. 

            Từ tâm dịch, phố Trúc Bạch đến các địa danh liên đới như T18, như bệnh viện Hồng Ngọc đều bị ảnh hưởng. Từ bệnh nhân 17 đi đâu, làm gì cũng bị cư dân mạng soi kỹ và phán quyết ngay lập tức dù đúng dù sai, dù chưa rõ hay chỉ là nghi ngờ. Hội chứng bệnh nhân 17 tấn công cả những người ở diện cách ly vì là F2, F3 thậm chí F4, F5. Cứ là đối tượng bị cách ly thì dù âm tính cũng sẽ bị đối xử kỳ thị.

            Như ở khu tôi sống, dù ban quản lý đã sắp xếp thang máy riêng thậm chí cử nhân viên lễ tân mang giúp hàng hoá, đồ ăn lên tận phòng thì đâu đó, trong group cư dân nhiều người vẫn “to tiếng” nói những lời không hay. Đội ngũ admin của group cư dân phải xoá đi bao nhiêu comment dạng đó.

            Bệnh nhân 17 bị cư dân mạng coi là tội đồ. Những người bị cách ly thôi cũng trở thành đối tượng bị “ném đá- ăn gạch”. Đúng nghĩa đen luôn, nhiều người bị ném đá vào nhà khi được phường xã thông báo cách ly tại nhà do có tiếp xúc với F2, F3 chứ không phải là tiếp xúc trực tiếp hay tiếp xúc gần. Nỗi hoảng sợ khiến người ta có những ứng xử như thời thượng cổ. Cuộc tháo chạy của nhiều người ngoại tỉnh cũng chính là thể hiện sự kỳ thị Hà Nội, nơi cho họ công ăn việc làm. Với họ, “kiếm tiền thì cả đời, không làm việc này thì làm việc khác” nên họ thà bỏ việc.

            “Hội chứng bệnh nhân 17” càng khiến cho những ai nghi ngờ mình bị nhiễm Covid-19 cũng không dám đến bệnh viện khám. Ai cũng sợ nếu mình đến khám thì dù xét nghiệm âm tính họ cũng không thoát khỏi cơn cuồng nộ của mạng xã hội dành cho họ. Như status của một người bạn tôi có chồng “nhỡ mồm” vào uống một chén với cậu bạn.

            Hai hôm sau nghe tin sếp của cậu bạn ấy bị cách ly tại nhà vì có mặt trong cuộc họp với bệnh nhân 21. Nên giờ thì chồng của bạn tôi bị coi là đối tượng cần cảnh giác. Thậm chí, bạn tôi, người vừa giật status ấy cũng đã bị “ném đá hội đồng” yêu cầu cũng nên đi khám ngay và luôn. Tôi thật lo cho doanh nghiệp của bạn tôi hẳn sẽ bị tẩy chay sau status “nhỡ mồm” này.

            “Hội chứng bệnh nhân 17” đang là thứ hội chứng đáng sợ nhất trên mạng xã hội và cả đời sống thực ngoài kia. Nơi mà cả con phố Trấn Vũ- Trúc Bạch đang vắng hoe như thế. Nơi mà người dân rỉ tai nhau những câu chuyện giả: “Cái A, con ông B, làm ở viện C có sếp là người đi cùng bệnh nhân D nghi nhiễm từ ông E đi qua vùng dịch F đấy. Đừng gần nó. Hãy cách xa nó ra kẻo lây là chết toi cả họ nhà mình”.

            Cẩn trọng là cần thiết trong mùa dịch dã này. Nhưng cẩn trọng bằng việc tạo ra những kỳ thị lại là thứ đáng sợ. Covid-19 dù nguy hiểm nhưng nó chưa giết chết ai ở Việt Nam, vậy mà những thứ virus tin giả đã và đang giết chết nhiều mối quan hệ xã hội, giết chết danh dự của nhiều người, đời sống riêng tư của nhiều người và cả những doanh nghiệp bị liên đới. Thứ đó, “hội chứng bệnh nhân 17” liệu bạn có đang mắc phải không?”

                             (Hoàng Anh Tú, Hội chứng bệnh nhân 17, Vietnamnet, ngày 14/3/2020) 

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Theo tác giả, “Hội chứng bệnh nhân 17” thực chất là gì?

Câu 3: Kể ra ít nhất ba hậu quả mà “Hội chứng bệnh nhân 17” gây ra?

Câu 4: Cẩn trọng là cần thiết trong mùa dịch dã này. Nhưng cẩn trọng bằng việc tạo ra những kỳ thị lại là thứ đáng sợ. Anh/chị có đồng tình với quan điểm này của tác giả hay không? Vì sao? (trả lời trong khoảng từ 3-5 dòng)

1
31 tháng 8 2021

1. PTBD: Nghị luận

2. Thực chất là sự ''cẩn thận, kì thị và lo lắng'' quá mức của người dân HN khi nghe tin về bệnh nhân 17

3. Người dân khu liên đới bị kì thị, các cuộc hẹn bị ''delay'', người dân đổ xô đi mua đồ tích trữ, những cuộc ''di cư'' khỏi HN ngay trong đêm... (Bạn có thể chép cả câu văn chứa các ý này nhé!)

4. Mình đồng ý với quan niệm này. Cẩn thận trong mùa dịch là đúng, nhưng đôi khi cẩn thận quá mức lại thành không cần thiết. Không phải đôi khi người sống trong khu liên đới cũng bị nhiễm dịch, nghe tin đồn là không đúng. Chúng ta cần sáng suốt, tỉnh táo và chọn lọc những thứ cần thiết để trở thành một người công dân thông thái nhé

12 tháng 4 2021

 Bạn tham khảo nha:

Trong cuộc sống, thái độ ứng xử của mỗi cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng. Xã hội phát triển con người mới tồn tại và có cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Vì vậy, tự giác thực hiện trách nhiệm với mình, với gia đình và cộng đồng xã hội là bổn phận, nghĩa vụ của mỗi người. Xây dựng, bảo vệ những giá trị chung, sự an toàn của cộng đồng chính là bảo vệ lợi ích của cá nhân và gia đình mình.

Tự giác là làm việc gì cũng tự mình hiểu mà làm, không cần người khác nhắc nhở, đốc thúc. Người tự giác là người hiểu rõ trách nhiệm, vai trò vị trí và quyền lợi của mình trong gia đình, tổ chức hay cộng đồng xã hội. Tự giác không phải là kỹ năng bẩm sinh tự nhiên, mà nó đòi hỏi phải có quá trình giáo dục, học tập, rèn luyện. Như vậy, tự giác là sự kết hợp từ phía bản thân và phía bên ngoài, nó biểu hiện ở nhiều góc độ, trong ý nhĩ, hành động, trong ứng xử với chính mình và với người xung quanh. Tự giác phải trải qua một quá trình giáo dục lâu dài, liên tục, đây là một hình thức rèn luyện bản thân có chọn lọc, tạo nên những thói quen trở thành ý thức trong cách nghĩ và hành vi của con người, phù hợp với yêu cầu chung, nhằm mục đích nâng cao giá trị của bản thân và hướng đến xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh. Một xã hội văn minh đòi hỏi mỗi cá nhân phải có ý thức tự giác theo cái đúng ở mọi lúc, mọi nơi kể cả trong gia đình hay nơi công cộng. Vấn đề là làm thế nào để mọi người tự giác. có thể nói, có hai yếu tố quyết định sự tự giác của cá nhân là giáo dục và môi trường xã hội. Tự giác có thể học tập được, nó được hình thành từ trong gia đình, rồi đến nhà trường, cộng đồng xã hội. Một đứa trẻ từ trẻ từ khi con nhỏ đã được ông bà, cha mẹ, anh chị dạy dỗ việc ăn, ngủ, học hành, vệ sinh, lễ phép, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn… biết làm những việc có ích cho gia đình và xã hội phù hợp với lứa tuổi, lớn lên được nhà trường, xã hội, cơ quan, đoàn thể tiếp tục dạy những điều đó, thì chắc chắn sẽ hình thành một công dân có ý thức tự giác, biết yêu thương gia đình, có trách nhiệm với Tổ quốc. Cùng với việc dậy dỗ, học tập để con người tự giác, cũng cần phải có một xã hội tiến bộ để sự tự giác của cá nhân phát triển.. Hiện nay, các bậc phụ huynh cũng rất lúng túng khi dạy con, cháu mình tự giác. Bởi khi các cháu ra ngoài nhiều khi phải chứng kiến việc người lớn không tự giác, các hành vi chen lấn, xô đẩy, không thực hiện vệ sinh chung, không tôn trọng người khác... Rất nhiều trường hợp tắc đường và xảy ra tai nạn, lại do chính lỗi của người tham gia giao thông vì thiếu ý thức tự giác, chen lấn, không nhường đường, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu hoặc sử dụng rượu bia, chất kích thích... Nhiều khi chỉ vì hành vi thiếu tự giác, thiếu trách nhiệm với xã hội mà con người đã gây ra thiệt hại không chỉ với cá nhân mình, mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng.

Trong thời gian đại dịch covid-19 vừa qua, chúng ta được chứng kiến rất nhiều trường hợp vì thiếu trách nhiệm, mà cá nhân đã gây ra thiệt hại khôn lường cả về tinh thần và vật chất cho xã hội. Có lẽ, còn rất lâu người Việt Nam mới quên cái đêm ngày 06/3/2020, một cô gái 26 tuổi, trú tại phố Trúc Bạch, Hà Nội, đi từ vùng có dịch ở nước ngoài về nhưng không tự giác khai báo để cách ly được phát hiện dương tính với SARS-coV-2. Khó có thể thống kê những thiệt hại về kinh tế và công sức của hàng vạn người do trường hợp này gây ra. Đó là chưa nói đến sự an nguy của cộng đồng và sự xáo trộn xã hội, khi có thêm nhiều người lây nhiễm mắc cOVID-19 từ hành vi vô tình “gieo rắc virus” của bệnh nhân thứ 17, nếu như chúng ta không thực hiện các biện pháp phòng chống kịp thời, quyết liệt. Cũng trong thời gian này, nhiều người không tự giác thực hiện các khuyến cáo của cơ quan chức năng về phòng chống dịch, thiếu trách nhiệm với xã hội, có trường hợp còn chống đối người thi hành công vụ. Một số người lại có những hành vi làm nguy hại cho cộng đồng, bằng việc đua xe, hay tung những tin giật gân trên mạng xã hội, chỉ vì thói ích kỷ để thu hút sự chú ý của nhiều người. Nguy hiểm hơn những tin đồn thất thiệt, tin giả trên mạng với tốc độ lây lan nhanh chóng, mà người ta gọi là “virut” độc hại, cũng nguy hiểm không kém dịch bệnh và đôi khi chính những dòng chữ vô cảm ấy, còn trở thành tội ác đối với đồng loại. Đã có những tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình dịch bệnh mà găm hàng, tăng giá trục lợi và có những hành xử thiếu tình người, thậm trí còn sản xuất thiết bị y tế giả, hàng kém chất lượng thu lợi bất chính và gây nguy hại cho người sử dụng. Đặc biệt, còn có những kẻ lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của đồng bào mình để chia nhau... Tuy nhiên, đó chỉ là những số ít và đã bị xã hội lên án, pháp luật sẽ nghiêm trị làm bài học cảnh tỉnh cho người người vô cảm, thiếu ý thức trách nhiệm trước đồng loại. Cái tốt, cái thiện luôn ở vị trí thượng phong, để những người ích kỷ, định làm điều xấu xa phải tự thấy ái ngại, xấu hổ mà dừng lại.

Xã hội không thể tốt đẹp nếu người ta chỉ nói những điều tốt đẹp, mà không có những hành động đẹp. Mỗi người đều có việc phải làm để tồn tại và phát triển. Xong xã hội chỉ văn minh, tiến bộ khi có nhiều người có khả năng tự quản lý mình, tự giác thực hiện trách nhiệm của cá nhân theo yêu cầu của xã hội. Người tự giác, sống có trách nhiệm luôn được người khác tôn trọng và chắc chắn họ sẽ thành công trong cuộc sống. Xã hội chúng ta hôm nay có rất nhiều người tử tế và luôn luôn cần thêm nhiều người tử tế hơn nữa, để xã hội văn minh và xây dựng đất nước Việt Nam phát triển ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với truyền thống của Dân tộc
12 tháng 4 2021

Cảm ơn bạn nha