K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Hành động của gia đình khỉ khi ông Diểu bắn hạ khỉ bố:

+ Cả gia đình khỉ trở nên hỗn loạn, “thoắt biến trong rừng”.

+ Con khỉ đực “cố gượng dậy, nhưng lại vật xuống”.

+ Con khỉ cái tiến đến gần khỉ đực một cách thận trọng, nó nhìn ngó xung quanh; khiếp sợ, hoảng loạn; con khỉ đực cất tiếng gọi nó buồn thảm, đau đớn; khí cái như muốn liều thí mạng với ông Diểu.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Cách phản ứng của bầy khỉ trong truyện cho thấy mối quan hệ đặc biệt của các thành viên trong gia đình khỉ. Đó là tình cảm huyết thống, đau xót, yêu thương của các thành viên trong một gia đình. Khi khỉ con vì cứu bố mà rơi xuống vực, khỉ mẹ sẵn sàng đối đầu với nòng súng. Điều đó đã khiến ông Diểu xúc động và mềm lòng, sự lương thiện của ông đã được thực tỉnh.

- Sự thay đổi từ thái độ áp đặt, phán xét đến sự thấu hiểu, thương xót, quan tâm của ông Diểu cho thấy ông là người có bản chất lương thiện. Thiên nhiên đã dạy ông một bài học lớn: Con người và sinh vật tự nhiên ngang bằng, bình đẳng như nhau. Hành trình đi săn cũng là hành trình tìm lại nhân bản cho ông.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Ông Diểu sẽ cứu con khỉ đực.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Hành động “lưỡng lự giây phút rồi vội vàng bỏ đi” của ông Diểu gây bất ngờ vì lúc trước ông là người tàn phá thiên nhiên thì về sau ông lại là người cứu giúp khỉ đực, trở về bản chất con người tốt đẹp vốn có của mình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Câu

Hiện tượng tách biệt

Hiệu quả

a

Tách thành phần “tự tin đến thô bạo” thành câu độc lập.

Nhấn mạnh sự xuất hiện đột ngột, mạnh dạn, oai vệ của con khỉ đầu đàn, đồng thời bộc lộ cảm xúc thích thú của nhân vật ông Diểu trong khi quan sát con vật.

b

Tách thành phần “tựa như ông bị theo dõi, bị đòi ăn vạ” thành câu độc lập.

Nhấn mạnh cảm giác “bị xúc phạm ghê gớm” của ông Diểu, làm tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Việc biết “đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi” là một dấu chấm mốc quan trọng trên bước đường học tập, trưởng thành của Pê-xcốp vì đó là một điều khiến nhân vật rất tự hào. Ngoài ra, xét về hoàn cảnh của cậu thì việc biết đọc có ý thức là một thành quả đáng tự hào khi cậu đã vượt lên chính mình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

=> Lời người kể chuyện (có vai trò dẫn dắt câu chuyện) đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác mọi sự việc trong câu chuyện và giúp cho lời nhân vật (đối thoại và độc thoại) được rõ nét hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Nhân vật, sự việc được nói đến ở đây là người thực, việc thực.

+ Doanh nhân Huỳnh Đình Điển là người làng Thành Phố, tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công (nay thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Ông là một nhà kinh doanh hết lòng yêu nước.

+ Trần Chánh Chiếu sinh năm 1867 (năm Đinh Mão, mùng 2, tháng 6 âm lịch) tại quận Vân Tập, chợ Rạch Giá, cùng năm sinh với nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Ông là nhân vật chủ chốt của phong trào Minh Tân đất Nam Kỳ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Nhân vật, sự việc được nói đến ở đây là người thực, việc thực.

+ Doanh nhân Huỳnh Đình Điển là người làng Thành Phố, tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công (nay thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Ông là một nhà kinh doanh hết lòng yêu nước.

+ Trần Chánh Chiếu sinh năm 1867 (năm Đinh Mão, mùng 2, tháng 6 âm lịch) tại quận Vân Tập, chợ Rạch Giá, cùng năm sinh với nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Ông là nhân vật chủ chốt của phong trào Minh Tân đất Nam Kỳ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du là một vẻ đẹp đặc biệt, có sức thu hút đối với các độc giả và nhà thơ yêu thơ ca. Vẻ đẹp của tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du nằm ở sự sắc sảo, tinh tế của từ ngữ, những hình ảnh sống động được miêu tả qua những câu thơ vừa ý nghĩa vừa hài hòa. Trong những bài thơ của Nguyễn Du, biện pháp đối đóng vai trò rất quan trọng để tạo ra sự tương phản và sâu sắc trong hình tượng. Một số câu thơ của Nguyễn Du sử dụng biện pháp đối như: "Hoa đào thắm lắm, mai thâm càng đậm", "Trăng tròn khuyết vẫn là trăng, đêm ngày qua lại vẫn đêm ngày", "Con người trồng rau người ăn, nhân sinh trông cạn nước còn tình". Những câu thơ này khiến cho người đọc phải tựa cảm với những tình cảm sâu sắc và hình ảnh đẹp tinh tế. Bên cạnh đó, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du còn mang đến sự cảm thụ về đời sống, tình cảm và thăng trầm của cuộc đời. Sự đối lập và tương phản trong từng câu thơ càng làm cho người đọc cảm thấy sâu sắc và đẹp mắt hơn. Với những ai yêu thích văn chương và thơ ca, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du chắc chắn là một nét đẹp đặc trưng và duyên dáng đặc biệt trong kho tàng văn học Việt Nam ta.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều được thể hiện trong đoạn trích:

* Trước cuộc hầu rượu, hầu đàn:

- Độc thoại nội tâm: Thúy Kiều bất ngờ, choáng váng, hoang mang khi nhận ra mưu kế đánh ghen lạ đời, cao tay, nham hiểm của Hoạn Thư và tình cảnh oái oăm, ngang trái của mình: “Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai”, “Thôi thôi đã mắc vào tay ai rồi”; nghệ thuật độc thoại nội tâm (12 dòng, vừa tự vấn, vừa tự khẳng định; bộc lộ niềm hoang mang, không phải lời nửa trực tiếp.)

- Lời miêu tả của người kể chuyện: Miêu tả tâm lí Thuý Kiều “Bước ra một bước một dừng,/ Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa./ Càng trông mặt, càng ngẩn ngơ/ Ruột tầm đòi đoạn như tơ rối bời./ Sợ uy dám chẳng vâng lời,/ Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều.”

* Trong cuộc hầu rượu, hầu đàn: Cảm thấy ngượng ngùng, đau khổ, ê chề, nhục nhã.

- Hầu rượu: ”Vợ chồng chén tạc chén thù,/ Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi./ Bắt khoan bắt nhặt đến lời,/ Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay.”

+ Gián tiếp miêu tả Thuý Kiều qua sự tương phản giữa hành động bên ngoài và bên trong của vợ chồng Hoạn Thư – Thúc Sinh: Thuý Kiều lâm vào tình trạng mắc kẹt, tột cùng sợ hãi, choáng váng, đau đớn, nhục nhã.

- Hầu đàn:

+ Người kể chuyện tả tâm trạng: ”Nàng đà tán hoán tề mê,/ Vâng lời ra trước bình the vặn đàn.”

+ Người kể chuyện tả tiếng đàn và tác động não nùng của tiếng đàn: ”Bốn dây như khóc như than,/ Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng./ Cùng trong một tiếng tơ đồng/ Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.”

* Sau cuộc hầu rượu, hầu đàn: Sự song song tương phản “tay ba”:

- Hoạn Thư: ”Tiểu thư trông mặt dường đà cam tâm/ Lòng riêng khấp khởi mừng thầm, độc thoại nội tâm: Vui này đã bỏ đau ngầm xưa nay.”

-  Thúc Sinh: “Sinh thì gan héo ruột đầy,/ Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng” (2 dòng).

- Thuý Kiều: Sau lời dẫn là độc thoại nội tâm: "Bây giờ mới rõ tăm hơi ... Bể sâu sóng cả có tuyển được vay?” (10 dòng) và cuối cuộc hầu rượu, hầu đàn: “Một mình âm ỉ đêm cháy,/ Đĩa đầu vơi, nước mắt đầy năm canh” (2 dòng).