Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Là mọi người hãy hạn chế sử dụng túi nilon. Vì 1 túi nilon mất 500- 600 mới phân hủy đc
Chủ đề chính của văn bản "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000" là: Hạn chế sử dụng bao bì ni lông để bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng mạng.
1)
Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.
Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.
Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).
Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".
2)
Nam Cao (1915-1951) là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỉ 20. Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Đặc biệt một số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.
Nam Cao (1915-1951) là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Đặc biệt một số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. (nên giới thiệu thêm p/c nghệ thuật, các tác phẩm...)
“Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán cho' đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện
Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.
2.ND CỦA MẤY BÀI NÀY TRONG SGK MAK BN
NT:HAI CÂY PHONG
+đAN XEN CÁC PHƯƠNG THỨC BĐẠT
+KỂ VÀ TẢ
+SO SÁNH NHÂN HÓA
-TÔI ĐI HỌC:
+SỬ DUJG NHIỀU TỪ LÁY GỢI CẢM, GỢI TẢ
+ĐAN XEN CÁC ptbđ
+SO SÁNH
+BỐ CỤC TRUYỆN THEO DÒNG HỒI TƯỞNG
-TỨC NC VỞ BỜ:
+PHÉP TƯƠNG PHẢN GIỮA NGOẠI HÌNH VÀ TÍNH CÁCH
+SD CÁC CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH
-CHIẾC LA SUỐI CÙNG:
+KẾT THÚC TRUYỆN BẤT NGỜ
+ĐẢO NGƯỢC TÌNH HUỐNG 2 LẦN
-CÔ BÉ BN DIÊM:
+ĐỐI LẬP TƯƠNG PHẢN
1.- Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: bố chết sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cảnh cùng túng quá phải bỏ con đi tha hương cầu thực, chú sống với bà cô cay nghiệt.
- Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thương nhớ mẹ và trả lời không muốn vào.
- Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với người khác làm cho Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình.
- Gần đến ngày giỗ bố, trên đường đi học về, Hồng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ. Chú đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở.
- Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô.
2.
Những ngày thơ ấu là tập hồi kí trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng trong chế độ cũ. Ở đoạn trích Trong lòng mẹ, tác giả đã miêu tả tinh tế những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại, đó là nỗi nhớ thương, yêu quý sâu sắc của bé Hồng đối với người mẹ của mình.
Bé Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân gượng ép, không tình yêu. Người cha lớn tuổi, bệnh tật, luôn lặng lẽ, u uất cạnh bàn đèn thuốc phiện. Người mẹ trẻ phải chôn vùi tuổi xuân bên ông chồng nghiện ngập nên luôn khao khát hạnh phúc. Không khí trong gia đình bé Hồng lạnh lẽo, thiếu vắng tiếng nói, tiếng cười.
Truyện này được viết theo lối văn hài hước, châm biếm và thực sự mang nhiều tầng ý nghĩa.
Có thể hiểu việc tác giả khắc họa Đôn Kihôtê như một kẻ gàn dở, hoang tưởng theo các ý sau đây:
- Chế giễu...
- Ca ngợi... . Và đây mới thực sự là điều làm nên giá trị của tác phẩm. Bởi nó ca ngợi tinh thần xả thân vì chính nghĩa, tình yêu thương, lòng nhân đạo.
- Một ý nghĩa khác - cũng hết sức ý nhị sâu sắc - được gửi gắm qua hình tượng Đôn Kihôtê, đó là một triết lý: khi mà con người sống quá ích kỷ, cùng với những thị hiếu tầm thường, chỉ biết bon chen, lo cho bản thân mình, thì những người xả thân vì nghĩa, biết yêu thương, biết đấu tranh vì những điều tốt đẹp - trong mắt người đời sẽ dễ bị cho là gàn dở, tâm thần, hoang tưởng v.v...
Thời đại nào cũng vậy thôi. Ngay trong thời đại ngày nay thì ý nghĩa đó vẫn còn nguyên giá trị.
Hình tượng Đôn Kihôtê cũng mang những ý nghĩa như trên. Đây được coi là hình ảnh tiêu biểu và đáng nhớ nhất của câu truyện. Chàng Đôn Kihôtê đáng thương nhưng cũng đáng yêu vô cùng bởi sự ngây thơ, mù quáng, mà lại rất đáng trân trọng khi quyết tâm xả thân vì nghĩa một cách vô điều kiện và đầy nhiệt huyết. Hiển nhiên là chàng đã bị "thua" một cách ê chề và thảm hại - điều này là chắc chắn, ai cũng biết và thấy trước được (sẽ có nhiều người rủa là "ngu" và "điên" )Nhưng ý nghĩa thật sự mà Cervantes muốn gửi gắm trong đó thì lại chính là sự ca ngợi và trân trọng dành cho tinh thần bảo vệ công lý và chính nghĩa của chàng hiệp sĩ gàn dở xứ Mantra.
đó là sự ảo tưởng điển hình nhất dc khắc họa trong văn học
Tình thương của chú bé Hồng qua 2 ý nhỏ thế này bạn nhé
1. Khi trả lời bà cô
-Mặc dù nhận ra sự giả dối,cay độc của bà cô nhưng chú bé Hồng quyết k để lòng kính mến mẹ bị rắc tâm tanh bẩn nên cố thản nhiên cười đáp: '' Không vào Thanh Hóa thăm mẹ"
-Sau lời hỏi thứ 2 của bà cô, mắt chú bé Hồng cay cay
=> là phản ứng trực tiếp của kẻ đã xúc phạm đến mẹ chúng
- Lời nói thứ 3 của cô đầy mỉa mai khiến chú bé Hồng đau đớn,chảy nước,chan hòa ở cằm và ở cổ
-Ước muốn cắn, nhai, nghiến cho nát vụn những cổ tục thành khiến xưa đã đầy dọa mẹ của chú bé khiến cậu phải xa lìa mẹ
=> Thể hiện tình yêu thương lớn lao của chú bé Hồng( ở đây bạn nêu cả hình so sánh nhé, so sánh cái thực với cái ảo)
2. Khi gặp mẹ
- Tiếng gọi " mợ ơi cuốn quýt, mừng tủi, xót xa, li vọng chất chứa niềm khao khát được gặp mẹ
- Ngồi lên xe chú bé khóc nứt nở đó là gọt nước mắt vui mừng, hạnh phúc
- Được ngồi trong lòng mẹ chú bé vui sướng đến cực điểm, chú quên đi những ngày buông tủi. Chú cảm nhận được tình yêu thương của người mẹ trong k gian tràn đầy ánh sáng và hương thơm
Khiến thức mình chỉ có thế thui. nếu bạn muốn viết thành một bài văn nên viết theo trình tự của mình và thêm 1 số câu nữa nhé
Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, có thể trình bày theo trình tự sau
- Lòng thương yêu mẹ cùa chú bé Hồng khi đối thoại với người cô.
- Vì thương mẹ, bé Hồng ghét những hủ tục phong kiến vô lí. Nêu lên câu nói đầy căm phận với hủ tục đó.
- Vì nỗi mong nhớ, thương yêu mẹ thường trực nên thoáng thấy bóng người trên xe kéo là bé Hồng chạy theo.
Tham khảo
+ Đoạn trích đã thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng thông qua nhân vật mẹ con bé Hồng, thông qua những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ rất nhạy cảm và khao khát tình thương yêu ; để khi gặp mẹ, khi được nằm gọn "trong lòng mẹ", Hồng tinh tế nhập vào những cảm giác nồng ấm, rạo rực, vui sướng mong đợi bấy lâu.
+ Đoạn trích còn cho thấy rõ bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ trọng đồng tiền, cái xã hội đầy những thành kiến cổ hủ, những thói nhỏ nhen độc ác của đám thị dân tiểu tư sản. Cái xã hội ấy đã làm thui chột đi tình máu mủ ruột thịt của những người trong một gia đình.
Tham khảo:
Nói lên tình thương mà chú bé Hồng giành cho người mẹ của mình, sự tin tưởng và qúy, và nói về bà cô độc ác. Tuy là người thân nhưng đối xử rất là quá đáng.