K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 4

a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận:

- Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta.

- Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ, thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường.

- Tình trạng bạo lực học đường diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

b) Thân bài

* Thế nào là bạo lực học đường?

- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

* Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay.

- Hình thức:

+ Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.

+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.

- Thực tế chứng minh:

+ Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: nữ sinh Hưng Yên bị bạo hành, thêm một vụ bạo lực học đường vừa xảy ra ở Quảng Ninh...

+ Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm bạn bè, thầy cô…

+ Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.

+ Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…

* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình.

- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.

- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.

- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.

* Hậu quả của bạo lực học đường

- Với người bị bạo lực:

+ Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

+ Làm cho gia đình họ bị đau thương.

+ Làm cho xã hội nghị luận, tranh cãi.

- Với người gây ra bạo lực:

+ Phát triển không toàn diện.

+ Mọi người, xã hội chê trách.

+ Ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hiện tại và tương lai, sự nghiệp bị mất.

* Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường

- Nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề.

- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái nhiều hơn.

- Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này.

c) Kết bài

* Nêu cảm nghĩ của em về nạn bạo lực học đường.

- Đây là một hành vi không tốt.

-  Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này?

Bạo lực học đường giờ đây đang trở thành một vấn đề nóng hơn bao giờ hết khi mà lướt qua các mạng xã hội, các trang báo điện tử tràn lan các thông tin về nạn bạo lực học đường. Nhà trường chính là ngôi nhà thứ 2 của các em học sinh. Tuy nhiên sẽ như thế nào khi các em lại cảm thấy sợ hãi hay cô đơn trong chính ngôi nhà của mình?

Có thể hiểu bạo lực học đường bao gồm rất nhiều hành vi khác nhau gây tổn thương đến học sinh bao gồm cả thể xác và tinh thần. Nó thường xảy ra giữa những học sinh, bao gồm cả việc dọa nạt, tẩy chay hay đánh đập giữa các học sinh. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia về vấn đề này, trung bình mỗi năm tại Việt Nam xảy ra khoảng 1800 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Có thể nói đây là một con số đáng báo động đỏ về vấn nạn này.

Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này? Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng này đó chính là do bản thân học sinh, sự thay đổi về mặt tâm sinh lí với một cái tôi cá nhân quá cao .Chỉ cần những tác động, những kích thích xấu từ bên ngoài cũng khiến học sinh học theo, ví dụ như những clip bạo lực trên mạng. Và nguyên nhân chính nữa là do phía gia đình, nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”, bố mẹ ít quan tâm đến con cái hoặc thường xuyên nặng lời quát tháo.

Vấn đề này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, là biểu hiện về việc đạo đức của học sinh ngày càng xuống cấp . Nó khiến cho học sinh trở nên hung hăng hơn, và nạn nhân thì trở nên sợ sệt, không muốn đến trường vì sợ gặp kẻ bắt nạt . Nó làm xấu đi hình ảnh của những học sinh thơ ngây trong mắt cộng đồng, xã hội.

Vì vậy cần có những giải pháp phù hợp cho vấn đề này.Về phía học sinh, sinh viên, cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó.Đối với một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường, giáo viên để uốn nắn, tránh phân biệt đối xử.

Như vậy, bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của cá nhân trường học mà còn là vấn đề của chính cộng đồng, xã hội. Hãy chung tay vì một môi trường học đường lành mạnh, tích cực.

16 tháng 9 2018

Mở bài: giới thiệu bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

- Dẫn dắt vấn đề, câu nói “bếp lửa sưởi ấm một đời” vào, đưa ra nhận định

Thân bài

a. Bếp lửa gắn với kỉ niệm tuổi thơ

- Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn” có thật gợi nhớ tới bếp lửa “ấp iu” bà từng nhóm, đánh thức dòng hồi tưởng của người cháu

- Gợi lên hình ảnh nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn mà hai bà cháu trải qua

- Bằng giọng kể nhỏ nhẹ, tâm tình, làm người cháu miên man trong cảm xúc nhớ bà

⇒ Người cháu cảm thấy hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của bà

b. Những suy nghĩ về người bà và hình ảnh bếp lửa

- Hình ảnh bếp lửa được thay thế bằng ngọn lửa tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm, sự sống

- Hình ảnh người bà : người thắp lửa, giữa lửa, truyền niềm tin, sức sống tới các thế hệ

- Suy ngẫm về người bà và hình ảnh bếp lửa: bếp lửa kì lạ và thiêng liêng

c. Nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa

- Khoảng cách về không gian, thời gian và ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà không làm cháu lãng quên ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà

- Nhớ về bà cũng chính là nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn những tình cảm kính trọng, biết ơn, nỗi nhớ thương da diết

Kết bài

Khẳng định bếp lửa là hình ảnh xuyên suốt toàn bài. Bếp lửa là tình yêu thương, sự chăm sóc tần tảo của bà khiến cho người cháu dù xa vẫn nhớ thương về bà

5 tháng 4 2021

bài thiếu dấu chấm 

 

1. Bài 1 (SGK/21) - Nêu sự việc, hiện tượng đáng biểu dương của các bạn trong trường hoặc ngoài xã hội. Xem hiện tượng nào đáng viết bài nghị luận, hiện tượng nào không đáng viết- Nêu các sự việc, hiện tượng trong đời sống nhà trường như: học tập đối phó, đi học không đúng giờ, thi cử gian lận…vứt rác bừa bãi. - Cũng có thể nêu các việc tốt như giúp bạn học tốt, giúp...
Đọc tiếp

1. Bài 1 (SGK/21)

- Nêu sự việc, hiện tượng đáng biểu dương của các bạn trong trường hoặc ngoài xã hội. Xem hiện tượng nào đáng viết bài nghị luận, hiện tượng nào không đáng viết

- Nêu các sự việc, hiện tượng trong đời sống nhà trường như: học tập đối phó, đi học không đúng giờ, thi cử gian lận…vứt rác bừa bãi. - Cũng có thể nêu các việc tốt như giúp bạn học tốt, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ…

2. Bài tập 2 (SGK/21)

- Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của việc hút thuốc lá đáng để viết 1 bài văn nghị luận vì:

+ Thứ nhất nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của mỗi con người, cá nhân người hút thuốc , đến sức khoẻ cộng đồng và vấn đề nòi giống

+ Thứ hai nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường khói thuốc lá gây bệnh cho những người.

3. Bài tập 3 (Ngoài SGK) Theo em, một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cần đảm bào yêu cầu gì về nội dung và hình thức?

4. Bài tập 4 (Ngoài SGK) “Hiện nay có nhiều bạn ham chơi, lơ là trong học tập” Em hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận về hiện tượng trên.

1
1 tháng 5

Viết bài văn cơ mà chứ ko phải là đoạn văn 

29 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Ông cha ta từ xưa đến nay vẫn thường dạy "Tiên học lễ, hậu học văn". Trong lời dạy ấy, lễ chính là lễ nghĩa và lời chào là một trong số những lễ nghĩa quan trọng hàng đầu. Lời chào là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong những lần gặp gỡ, nó là cầu nối quan trọng đầu tiên đối với tất cả mỗi người. Lời chào hỏi chính là phép lịch sự tối thiểu nhất mà mỗi người chúng ta cần có và nên có. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là ngày nay, lời chào đang ngày dần mất đi giá trị của nó, trẻ con gặp người lớn tìm cách lảng tránh thay vì cất tiếng chào. Phải chăng việc nói lời chào trở thành quá khó?. Những điều ấy xuất phát từ sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của bản thân mỗi người, do môi trường giáo dục thiếu sự quan tâm, dạy dỗ. Đó là một thực trạng đáng buồn mà chúng ta cần lên án, phê phán. Có thể thấy, dẫu trong bất cứ thời đại nào, lời chào vẫn luôn có giá trị, ý nghĩa to lớn và quan trọng, nó là một nét đẹp trong cách ứng xử của con người. 

Câu nghi vấn: in đậm nghiêng

 

29 tháng 6 2021

bạn có dàn ý ko