K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2023

Đề 1
Chọn nhân vật cô em gái Kiều Phương trong bài: Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh.

      Trong sách văn 6 tập 2, nói về nhân hậu, em nghĩ tới nhiều nhân vật như ông lã đánh cá trong “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, cậu bé Nghi trong “Điều không tính trước”, nhân vật Dế Vần trong “Chích bông ơi”. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em.

      Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo ngôi kể thứ nhất, với lời kể của nhân vật người anh. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sáng tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra.

      Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ… Mặc dù anh trai gọi là “Mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chứng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sáng và vô cùng đáng yêu: “Nó vênh mặt, Mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

      Không chỉ vậy, cô bé còn có tài năng hội họa.Chú Tiến Lê - bạn của bố vô tình phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng: “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.

      Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tị với cô. Trên bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sáng, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm anh em trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.

      Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ. Tạ Duy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lý cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương.

      Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.

7 tháng 12 2023

Đề 2
      Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em không tán thành suy nghĩ này. Vì đây là góc nhìn một chiều, thiếu cơ sở. Dưới đây là những lí do để thấy rằng nhận định của một bộ phận người kia là hoàn toàn sai.

      Trong văn bản “Vì sao nên có vật nuôi trong nhà”, tác giả Thùy Dương đã liệt kê hàng loạt những lợi ích của vật nuôi đối với mỗi gia đình, đặc biệt là với trẻ em.

      Phát triển ý thức: Khi nuôi thú cưng, trẻ sẽ phát triển ý thức trách nhiệm và chăm sóc cho người khác. Các con vật nuôi luôn luôn cần sự chăm sóc và quan tâm. Chúng phụ thuộc vào người cho ăn, chăm sóc và huấn luyện. Trẻ nuôi thú cưng sẽ thường xuyên học được cách cảm thông và lòng trắc ẩn.

      Bồi dưỡng sự tự tin: Cùng với sự phát triển tinh thần trách nhiệm, việc nuôi con vật nào đó sẽ giúp trẻ có sự tự tin. Khi trẻ thành công trong việc chăm sóc thú cưng, chúng sẽ tự cảm thấy bản thân mình tốt hơn.

      Vui chơi và luyện tập: Các con vật nuôi trong nhà, đặc biệt là các loài chó, cần sự luyện tập và chơi đùa. Các hoạt động mà trẻ tham gia cùng với thú cưng thường là sự vận động thể chất thích hợp với cả bé trai và bé gái.

      Giảm stress : Củng với việc mang lại sự bình yên cho những điển trẻ, loài vật cũng tỏ ra thật tuyệt vời khi có thể làm giảm stress, con vật nuôi cũng giúp trẻ áp dụng những hiểu biết vềvận động để có sức khoẻ cho bản thân.

      Cải thiện kĩ năng đọc. Có rất nhiều trẻ cảm thấy thoải mái khi đọc truyện cho thú cưng nghe.

      Học cách cam kết: Các con vật và vi không phải là những thứ đổ vật mà trẻ có thể cất lên giá khi chúng còn thấy mệt mỏi vì phải chăm sóc. Chúng cần được cho ăn, luyện tập vui chơi và cả yêu thương nữa. Điều này dạy trẻ học cách cam kết và tuyển theo cam kết đó trong suốt quá trình nuôi thú cưng.

      Kỉ luật: Nếu trẻ có một chú cún trong nhà, chúng sẽ phải học cách huấn luyện nó và dạy nó cách nghe lời. Nhưng nghiên cứu khoa học cũng đã cho thấy nuôi chó sẽ giúp trẻ học và và vệu luyện tinh kỷ luật.

       Và trong nhiều bài báo, người ta cũng khẳng định vật nuôi giúp con người sống thọ hơn vì niềm vui và những tiếng cười mà chúng đem lại, đặc biệt với loài vật trung thành số 1 là loài chó. Nhiều người cho rằng vật nuôi rất mất vệ sinh.

     Sự thực là vật nuôi cũng giống những đứa trẻ vậy, nếu dạy dỗ, chúng sẽ biết đi vệ sinh đúng chỗ, nếu chúng ta tắm rửa và vệ sinh nơi ở, chúng sẽ có thân thể thơm tho và khiến nhà chúng ta không bị bẩn. Hãy xem loài vật như những trẻ em. Chúng yêu thương, chân thành với chủ và vì vậy, chúng xứng đáng có được tình yêu thương của con người.

D
datcoder
CTVVIP
7 tháng 12 2023

Bài viết tham khảo: Đề 1

Tố Hữu khi viết về người mẹ, ông viết bằng tấm lòng thương yêu, kính trọng, ngợi ca. Bài thơ “Mẹ Tơm” cũng được tác giả viết với dòng cảm xúc cao quý ấy và gửi gắm lòng biết ơn người mẹ đã nuôi dưỡng nhà thơ trong những ngày vượt ngục. Từ xúc cảm cụ thể, bài thơ vươn lên triết lí, để cao đạo lí ân nghĩa của dân tộc. 

Mẹ Tơm chính là người cưu mang giúp đỡ nhà thơ hay cũng chính là những anh chiến sĩ, Đảng ta. Mẹ nấu cơm cho cán bộ Đảng ăn mà không sợ kẻ thù biết:

“Con đã về đây, ơi mẹ Tơm

Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm

Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy

Không sợ tù gông, chấp súng gươm”

Tác giả như vui sướng khi trong lòng nghĩ reo lên khi gặp người mẹ anh hùng ấy. Chính mẹ là người đã không sợ những đe dọa và ác độc của quân thù. Mẹ chỉ là một người phụ nữ chân yếu tay mềm thế nhưng trái tim mẹ được đúc bằng thép để cho mọi sự tàn ác kia chỉ như gió thoảng bên tai mà thôi. Mẹ vẫn dành những phần cơm cho chiến sĩ cán bộ Đảng mà không hề sợ súng gươm quân thù.

Không chỉ thế người mẹ anh hùng ấy còn là một người yêu thương những cán bộ Đảng như chính con ruột của mình, căm thù bọn Tây Nhật:

“Thương người cộng sản, căm Tây – Nhật

Buồng Mẹ – buồng tim – giấu chúng con

Đêm đêm chó sủa… Làng bên động?

Bóng Mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn…”

Chính vì thương người cộng sản và căm thù bọn cướp nước cho nên người mẹ ấy mới giúp các chiến sĩ của ta. Mẹ Tơm lấy căn buồng của mình để giấu bộ đội, lấy trái tim mình để giấu họ trong niềm yêu thương. Trái tim mẹ mang một tình thương bao la rộng lớn lắm, tình thương ấy đã lấn át hết đi những nỗi sợ hãi của mẹ. Không những thế trong trái tim ấy tồn tại cả sự cảm thù quân giặc kia cho nên nỗi sợ hãi súng gươm không có chỗ để tồn tại nữa. Mẹ đã già thế nhưng để bảo vệ cho những đứa con chiến sĩ của mình mẹ đã không quản nhọc nhằn ngồi canh chừng cho các con yên tâm làm việc.

Mẹ Tơm còn rất thông minh và giúp cho những chiến sĩ của ta truyền những thông tin mật đi một cách dễ dàng mà không ai biết:

“Chợ xa, Mẹ gánh mớ rau xanh

Thêm bó truyền đơn gọi đấu tranh

Bãi cát vàng thau in bóng Mẹ

Chiều về… Hòn Nẹ… Biển reo quanh…”

Mẹ không chỉ gan dạ mà còn khéo léo và thông minh. Mẹ gánh mớ hàng rau ra chợ để thêm vào đó bó truyền đơn gọi đấu tranh. Bóng mẹ in trên nền cát vàng phau thấy yêu thấy thương biết nhường nào. Gánh rau ra chợ nhưng cũng nằm trong mọi ánh mắt nhìn của quân giặc. Chính vì thế mà mẹ phải khéo léo thẩn trọng lắm mới không để bị lộ.

Khi chứng kiến cảnh những người con chiến sĩ của mình bị bắt thì mẹ đau xót vô cùng. Nhìn thấy máu đỏ pha cát lạnh mà mẹ ngồi trông nỗi đau vọng đến tận trời cao:

“Nhưng một đêm mưa, ướt bãi cồn

Lính về, lính trói cả hai con

Máu con đỏ cát đường thôn lạnh

Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non!”

Quay trở về với hiện tại người mẹ ấy đã đi thật rồi. Chỉ còn có một nắm cỏ với nắm đất mà thôi. Nhà thơ kể lại câu chuyện về người mẹ anh hùng đầy tình yêu thương và che chở. Thời gian trôi đi đã mang mẹ đi xa mất rồi. Người con năm xưa được mẹ cưu mang đến giờ này có thời gian về thăm mẹ thì mẹ Tơm đã không còn nữa. Nhà thơ đành thắp nén hương để chào mẹ hay cũng chính là cảm ơn mẹ.

Qua bài thơ ta thấy mẹ Tơm hiện lên là một bà mẹ anh hùng, một người phụ nữ yêu nước, căm thù giặc. Mẹ không quan khó nhọc nguy hiểm để cất giấu cán bộ chiến sĩ trong nhà mình. Mẹ đã già nhưng vẫn tham gia hoạt động cách mạng. Người mẹ ấy quả thật rất vĩ đại và đáng kính biết bao.

D
datcoder
CTVVIP
7 tháng 12 2023

Bài viết tham khảo: Đề 2

Từ lâu những câu chuyện cổ tích đã đi sâu vào tiềm thức tuổi thơ của mỗi người. Những câu chuyện cổ tích diệu kỳ được bà, mẹ kể cho nghe giúp tuổi thơ lớn lên với bao nhiêu cảm nhận về cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống. Chính vì thế em rất thích đọc truyện cổ tích.

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu. Thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, hình tượng nghệ thuật… nhằm phản ánh các mối quan hệ xã hội gửi gắm tinh thần lạc quan, cái thiện luôn chiến thắng và được tôn vinh, cái ác bị bài trừ.

Thứ nhất, em thấy những câu chuyện cổ tích phù hợp tâm lý trẻ thơ bọn em. Với trẻ, truyện cổ tích luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu bởi ở đó nó chứa những hình ảnh sinh động, bắt mắt và lôi cuốn. Trẻ luôn bị cuốn hút bởi cái đẹp, những điều kỳ diệu. Như hình ảnh Gióng vươn vai thành tráng sĩ – người anh hùng lí tưởng của dân tộc hay sự kì lạ của niêu cơm thần cứ hết lại đầy.

Thứ hai, những truyện cổ tích của dân tộc luôn hướng chúng em về cội nguồn dân tộc. Bởi chúng đều được sáng tác từ lòng tự tôn dân tộc, giúp các em hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn của dân tộc. Những sự tích được lưu truyền từ đời này qua đời khác nhưng vẫn còn nguyên giá trị. Sự tích Thánh Gióng – đã trở thành biểu tượng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, biểu tượng cho sức mạnh thần kỳ và yêu nước của nhân dân ta.

Thứ ba, truyện cổ tích mang tính giáo dục cao. Chún luôn ẩn chứa bài học về đạo đức và giúp đỡ trẻ em khám phá, phân biệt được đúng sai, dạy con kỹ năng tư duy phê phán. Mỗi một truyện sẽ là chủ đề tuyệt vời để chúng ta thảo luận về đúng sai, hậu quả của sự lựa chọn, và rất nhiều kỹ năng tư duy phê phán. Các nhân vật trong truyện liên tục phải đối mặt với những lựa chọn lớn nhỏ. Đôi khi họ có những lựa chọn đúng, và đôi khi là sai. Và kết thúc mỗi một câu chuyện, các nhân vật sẽ được tận hưởng kết quả hoặc gánh chịu hậu quả từ những lựa chọn trước đó. Ví như câu chuyện cổ tích Thạch Sanh răn dạy cho ta bài học sống ở đời cần thiện lương, trung thực đừng như Lí Thông gian xảo, độc ác nhận kết cục trừng phạt sét đánh biến thành bọ hung. Những nhân vật họ sống chân thành, tốt bụng với những người xung quanh, giúp đỡ kẻ yếu, quan tâm đến những người nghèo khó… sẽ được in hằn trong tâm trí các em để quyết định đến việc hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau này.

Những câu chuyện cổ tích được lặp đi lặp lại, cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác. Qua những câu chuyện, ta sẽ biết được thêm nhiều sự tích thú vị về con người, sự vật, sự việc thường xuất hiện trong các áng văn thơ văn của dân tộc ta. Tất cả sẽ làm giàu thêm trí tưởng tượng vốn rất phong phú của em và mọi trẻ em khác, bồi dưỡng tâm hồn, thêm yêu, thêm tin vào cổ tích.

2 tháng 12 2023

- Nhan đề chính là nội dung: Đặt ra câu hỏi Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? và đi lí giải câu hỏi đó.

- Ở văn bản này, người viết đưa ra các nội dung nhằm bảo vệ những loài động vật.

- Để bảo vệ, người viết đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng:

+ Những loài động vật nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.

=> Dẫn chứng: đứng nhìn lũ kiến hành quân tha mồi về tổ, buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi.

+ Động vật gắn liền cuộc sống con người.

=> Dẫn chứng: gà gáy báo thức, chim hót trên cây, lũ trâu cày ruộng gắn với người nông dân lao động thôn quê hay như công viên có rất nhiều loài động vật là nơi trẻ nhỏ thích đến.

+ Động vật có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, môi trường sinh tồn của con người.

=> Dẫn chứng: Mỗi loài động vật đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với con người.

- Vấn đề bài viết nêu lên có liên quan mật thiết đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em. Vì môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa và các loài cũng bị đe dọa về môi trường sống.

- Để giải quyết vấn đề đó, chúng ta cần có những hành động thiết thực như:

+ Trồng cây xanh bảo vệ môi trường.

+ Kêu gọi bảo vệ môi trường sống động vật.

+ Không sử dụng sản phẩm của những loài động vật quý hiếm.

ĐỀ BÀI :1, Viết một đoạn văn ngắn (không quá 5 dòng Tờ giấy thi) nêu bài học của em rút ra sau khi học truyện Ếch ngồi đáy giếng (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).2, Kể một kỉ niệm khó quên của em.3, Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 dòng) nêu suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân...
Đọc tiếp

ĐỀ BÀI :

1, Viết một đoạn văn ngắn (không quá 5 dòng Tờ giấy thi) nêu bài học của em rút ra sau khi học truyện Ếch ngồi đáy giếng (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).

2, Kể một kỉ niệm khó quên của em.

3, Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 dòng) nêu suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay.  

4, Kể về một việc tốt mà em đã làm để giúp đỡ người khác.

5, Trong đoạn trích trên vua Hùng đã ra điều kiện chọn rễ là có ý chọn Sơn Tinh? Em suy nghĩ gì về cách làm này của nhà vua hãy viết một đoạn văn giải thích?

6, Kể lại một truyện dân gian em thích bằng lời văn của em. 

HELP ME PLEASE !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

MAI THI RÙI.................      

4
7 tháng 1 2020

ta nên nhảy xuỗng diếng và rút ra bài hok cho mk

7 tháng 1 2020

nếu mà rút ra bài hok nhảy xuống diếng chết thì tốt.

7 tháng 3 2016

khó

7 tháng 3 2016

Puskin là đại danh hài người Nga. Ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ trong đó có bài “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Tác phẩm cho thấy những người sống nhân hậu hiền lành thì cuối cùng cũng sẽ được đền đáp. Còn những kẻ tham lam có voi đòi tiên thì cuối cùng sẽ bị bào ứng
Truyện kể về ngày xưa có hai vợ chồng sống nghèo khổ. Một ngày ông lão đi đánh cá nên bắt được một con cá vàng.Con cá xin con cá tha cho,ông muốn gì ông cũng cho. Mụ vợ tham lam bắt ông lão phải đòi được những gì theo ý mình. Lòng tham,bà mụ bắt con cá cho một lâu đài và cá phải hầu hạ bà.Cá vàng tức giận bắt mụ trở về cuộc sống nghèo khổ như xưa.

Trước tiên ông lão là một người nghèo khổ nhưng rất lương thiện.Ngày ngày ông không quản mưa nắng vẫn cần mẫn đi kiếm sống qua ngày. Đối với một người đi đánh cá thì việc bắt được cá là mục tiêu của họ . Nhưng khi bắt được con cá vàng ,nó cầu xin ông tha mạng thì ông lão dã thả con cá trở về biển về đại dương. Ta thấy ông lão là một người rất nghèo khó không có cuộc sống no đủ nhưng trước lời cầu xin của con cá thì ông sẵn sàng trả con cá về mặc dù đó đồng nghĩa với việc hôm nay ông sẽ không thu hoạch được gì. Ta thấy được tấm lòng  lương thiện bao dung của ông lão đối với cả một động vật nhỏ bé.Nhưng ngược lại tấm lòng lương thiên ấy là mụ vợ của ông  khi biết được chuyện đã quát mắng ông bắt ông năm lần bảy lượt ra bắt cá làm theo ý định của mụ ta. Ông lão buộc phải đồng ý với mụ vợ và chán nản đi ra biển nhờ cá giúp đỡ theo ý của mụ. Qua đây ta thấy được ông lão có phân hơi nhu nhược trước mụ vợ.Ông không hề quyết đoán mà chỉ biết nghe lời vợ chấp nhận theo ước muốn của mụ ta.Ông cúng không đồng tình với ý mụ vợ nhưng ông không đủ dũng cảm để chống lại mụ ta. Ta thấy ở đây ông lão la một người vô cùng lương thiện . Khi con cá hỏi ông có ước muốn gì không thì ông không hề tham lam ông không cần gì cả mà vẫn vui vẻ trả con cá về biển. Ông chính là biểu tượng của một người nông dân trong chế độ xã hội cũ. Đối với mụ vợ thì ông lão không chỉ là chồng mà còn là ân nhân vì có ông nên mụ vợ mới được sống sung sướng. Nhưng mụ vợ không hề biểu được điều đó mà luôn có thái độ coi thường quát mắng ông. Mụ chỉ coi ông như một người đầy tớ một người để bà sai bảo và chỉ có thể cúi đầu nghe lệnh. Kết thúc truyện hình ảnh mụ vợ phải trở về cuộc sống như xưa nên rất thích đáng. Trước đây mụ chưa từng được sống trong giàu sang phú quý nên mụ chưa hiểu được sự sung sướng là như thế nào nhưng khi mụ đang được sống sung sướng mà lại trở về nghèo khó thì đó không chỉ là một sự trừng phạt về cả tinh thần. Mụ chắc chắn sẽ không thể chịu được cuộc sống đó lúc nào cũng chỉ cảm thấy khó chịu uất ức nhục nhã ê chề đến cực điểm. Cá vàng trừng trị ông lão cả về tội tham lam và bội bạc nhưng ta thấy rằng tội bội bạc có phần lớn hơn. Mụ vợ không những khi có được cuộc sống giàu có thì chuyển sang không coi con cá là ông nhân của mình mà còn bôi bạc với người chồng đã sống với mình mấy chục năm.

Ở đây con cá chính là một biểu tượng cho sự biết ơn khi ông lão thả con cá về thì con cá cho ông được cái mình muốn. Con cá chính là hình ảnh tưởng tượng của nhân dân ta để báo đáp những người sống thật thà lương thiện . Đồng thời con cá cũng là công cụ để nhân dân ta thi hành sự trừng trị thích đáng đối vói những kẻ tham lam bạc bẽo.

Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh “trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”. Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân. Ta thấy câu truyện ông lão đánh cá và con cá vàng chính là một câu chuyện điển hình của truyện cổ tích dân gian.Mà đã là chuyện cổ tích thì thường thể hiện ước muốn của nhân dân đó chính là cái thiện sẽ được báo đáp còn những kẻ tham lam bội bạc thì sơm muộn gì cũng sẽ bị trừng trị thích đáng nhất.Câu chuyện cũng thể hiện một phần nào đo ước muốn có cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân trong cuộc sống cực khổ ở xã hội đương thời.

Tác phẩm đề cao lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và bài học đích đáng cho những kẻ bội bạc tham lam.Đó cũng là mong ước muôn đời của nhân dân ta.

7 tháng 10 2016

Bài 1:

Trong văn bản Thánh Gióng, em thích nhất chi tiết cậu bé 3 tuổi mà không biết nói cũng chẳng biết cười bỗng chốc trở thành 1 tráng sĩ mình đồng da sắt sau khi nghe tin nhà vua tìm người tài đánh giặc. Đây là hình ảnh tưởng tượng kì ảo, làm cho câu chuyện thêm phần sinh động đồng thời như đưa đọc giả lạc vào thế giới cổ tích đầy hứng thú. không những thế hình ảnh này còn có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. 1 con người nhỏ bé phút chốc trở nên to lớn và vĩ đại tượng trưng cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta. Khi đất nước bình yên họ là những người vui vẻ, chất phác, khi đất nước có giặc xâm lăng, họ vùng lên với tất cả sức mạnh vốn có, không màng đến hiểm nguy.  
15 tháng 10 2017

Bài 1: Em hãy viết một đoạn văn ( chủ đề tự chọn ) , trong đó có sử dụng từ láy và từ hán Việt, nêu ý nghĩa của các từ đó.

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào đi.

​Từ láy là: nhạt nhòa, ồn ào.

Từ hán việt:hoàng hôn

Nghĩa

nhạt nhòa: rất nhạt

ồn ào: có nhiều âm thanh hỗn độn làm náo động lên. 

hoàng hôn : chỉ thời gian chiều tà,nhá nhem tối

15 tháng 10 2017

Bài 1 : Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.

Bài 2 : Thủy tinh tượng trưng cho bão lũ thiên tai hằng năm xảy ra lưu vực ở sông Hồng

          Sơn tinh tượng trưng cho phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta đắp đê chống lại bão lũ

Bài 3 : Em thấy truyện Em bé thông minh hấp dẫn vì : Đây là câu chuyện có ý nghĩa rất sâu sắc,về một em bé đã trả lời biết bao câu hỏi của vua,nào là bắt trâu đực đẻ chín con,...nhưng em đã trả lời dễ dàng,thế hiện sự trí tuệ,tài năng của dân tộc.

Bài 4 : https://h.vn/hoi-dap/question/87015.html ( Bạn chép ở đây nha,nhiều lém,mk viết mỏi tay )

Cảm ơn bạn,bạn nha!

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “(1) Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, co bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, thuộc loại tác phẩm hay nhất của chủ đề này. (2) Gióng ra đời kì lạ Mẹ Gióng có thai Gióng không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết...
Đọc tiếp
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “(1) Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, co bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, thuộc loại tác phẩm hay nhất của chủ đề này. (2) Gióng ra đời kì lạ Mẹ Gióng có thai Gióng không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết chân khổng lồ rồi mang thai, lại có thai không phải chín tháng mười ngày mà mười hai tháng. Sự sinh nở thần kì, ta vẫn thấy trong truyện cổ dân gian. Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. Những chi tiết hoang đường kể về Gióng như thể là cách dân gian tưởng tượng ra để nhân vật của mình trở thành phi thường. Nhân dân muốn tạo những nét kì lạ, biểu hiện niềm yêu mến, sự tôn kính với nhân vật và tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ thì tất cũng lập chiến công kì lạ.[…] (3) Gióng lớn lên cũng kì lạ Ba năm, Gióng không nói không cười, chỉ nằm im lặng. Nhưng bắt đầu cất lên tiếng nói thì đó là tiếng nói yêu nước, cứu nước. Tiếng nói ấy không phải là tiếng nói bình thường […]. Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ”. […] Gióng lớn lên bằng những thức ăn, thức mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản di. Tất cả dân làng đùm bọc, nuôi náng. “Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng monh Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước. Gióng đâu còn là con chỉ của một bà mẹ, mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp phần chuẩn bị cho sức mạnh đánh giặc. Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó” (Lê Trí Viễn). […]”. (Trích Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, Bùi Mạnh Nhị) Câu 1. Chép lại câu văn nêu ý chính của cả đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong phần (2) của đoạn trích. Câu 3. Chỉ ra tác dụng của việc trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn trong phần (3) của đoạn trích. Câu 4. Em hãy rút ra ý nghĩa của việc tìm hiểu truyền thuyết “Thánh Gióng” với bản thân em.
2
5 tháng 12 2021
Giúp mình câu 1,2,3 nha, cảm ơn nhiều.
5 tháng 12 2021
Mình cần gấp