K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 10 2023

a. Vị trí địa lí của làng gốm Bát Tràng

- Bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm.

- Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30 ki-lô-mét về phía Đông Nam

b. Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng

- Theo cuốn "Đại Việt sử kí toàn thư": Làng gốm Bát Tràng bắt đầu ra đời vào dưới thời đại nhà Lí, khi vua Lí Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư của Ninh Bình về Thăng Long, Hà Nội, 5 dòng họ lớn của xã Bồ Bát của vùng đất Ninh Bình đã đưa những nghệ nhân làm gốm giỏi di cư theo và chọn nơi đây làm nơi lập nghiệp.

- Tuy nhiên, cũng có những tài liệu khác ghi lại rằng sự ra đời của làng gốm Bát Tràng nhờ vào ba người là Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú, Hứa Vinh Kiều.

c. Những đặc điểm về quy trình sản xuất gốm của làng gốm Bát Tràng

- Lựa chọn đất.

+ Nguồn nguyên liệu chính là đất sét trắng.

+ Đất sét trắng để làm gốm Bát Tràng có thể được lấy từ trong làng hoặc từ các vùng khác như Hồ Lao, Trúc Thôn,...

- Xử lí, pha chế đất

+ Trong đất sét có lẫn tạp chất và đồng thời việc xử lí đất sẽ tạo ra những nguyên liệu phù hợp đối với từng loại sản phẩm.

+ Ở làng gốm Bát Tràng vẫn tuân theo quy luật xử lí đất truyền thống là thông việc ngâm nước ở hệ thống bốn bể nước với các độ cao khác nhau.

- Tạo dáng và ở nơi đây người ta tạo dáng bằng tay trên bàn xoay

- Phơi sấy sản phẩm và sửa lại theo mong muốn của người làm: Ở làng gốm Bát Tràng, việc phơi sấy thường được sử dụng là hong khô trên giá và để ở nơi thoáng mát.

- Trang trí, quét men lên sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng.

- Cuối cùng, đó chính là nung gốm trong các lò

d. Giá trị, ý nghĩa của làng gốm Bát Tràng

- Đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới như châu u, Mĩ, Hàn Quốc,...

- Nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về tham quan và tự mình nhào nặn nên những sản phẩm đồ gốm tuyệt diệu.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

Làng tranh Đông Hồ

Tranh làng Đông không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; mỗi màu dùng một bản, và nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được "sản xuất" với số lượng lớn và không đòi hỏi kỹ năng cầu kỳ nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường tờ tranh không lớn quá 50cm mỗi chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy thân, rễ cây vang, màu son lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp... Xem tranh gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng họ; hợp tình. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói những bộ tứ binh, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 10 2023

- GV chia học sinh thành các nhóm để thảo luận theo gợi ý, chia sẻ về những nghề: Giáo viên, bác sĩ, kĩ sư…

- Học sinh thảo luận và đưa ra kết quả.

1. Thực hiện dự án.2. Báo cáo kết quả.- Về nội dung:+ Các sản phẩm dự án: Thông tin dữ liệu đã xử lí về các công việc đặc trưng của nghê, các trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nghê; những năng lực, phẩm chất cần có của người làm nghề; những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề này ở địa phương.+ Những đề xuất của nhóm sau khi thực hiện dự án- Về hình...
Đọc tiếp

1. Thực hiện dự án.

2. Báo cáo kết quả.

- Về nội dung:

+ Các sản phẩm dự án: Thông tin dữ liệu đã xử lí về các công việc đặc trưng của nghê, các trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nghê; những năng lực, phẩm chất cần có của người làm nghề; những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề này ở địa phương.

+ Những đề xuất của nhóm sau khi thực hiện dự án

- Về hình thức:

3. Đánh giá việc thực hiện dự án.

Đánh giá kết quả và quá trình thực hiện dự án nghiên cứu tìm hiểu nghề ở địa phương

Gợi ý:

- Dự án có đạt được mục tiêu không?

- Dự án có hoàn thành đúng thời hạn không?

- Sự hợp tác và tinh thần thái độ thực hiện nhiệm vụ.

- Những kinh nghiệm, bài học rút ra qua việc thực hiện dự án.

3
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

1.

- Em thực hiện dự án theo kế hoạch đã lập ra.

- Cần có một bản kế hoạch chi tiết, đầy đủ thành viên tham gia để hoạt động.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

2.

- Nhóm báo cáo kết quả đã thực hiện được.

- Xem bài thuyết trình cách làm nón lá đã trình bày.

- Lựa chọn hình thức thuyết trình đa dạng, nên mang cả vật phẩm đến trưng bày để các bạn tự quan sát.

19 tháng 2 2023

Nghề đan lục bình. Vì lục bình có nhiều ở sông suối.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 10 2023

- Chia sẻ làng nghề làm muối.

- Nghề đó phát triển ở địa phương em vì vị trí địa lí thuận lợi khi gần biển và khí hậu nắng nóng phù hợp.

- Học sinh tham khảo và suy nghĩ về làng nghề truyền thống.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 10 2023

Mảnh đất thủ đô nghìn năm văn hiến - Hà Nội không chỉ có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Mà còn có rất nhiều làng nghề truyền thống. Một trong số đó là gốm Bát Tràng.

Làng gốm Bát Tràng bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30km về phía Đông Nam. Đầu tiên về tên gọi của làng gốm Bát Tràng có thể hiểu theo nghĩa Hán Việt, “bát” là từ dùng để chỉ đồ gốm, chén bát nói chung còn “tràng” chính là chỗ đất dành riêng cho một lĩnh vực, một chuyên môn nào đó.

Làng gốm Bát Tràng có lịch sử hình thành khá lâu đời, song vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào cho biết chính xác thời gian ra đời. Theo như “Đại Việt sử ký toàn thư”, làng gốm Bát Tràng bắt đầu ra đời vào dưới thời đại nhà Lý (khoảng từ những năm 1010 đến 1225). Khi vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư của Ninh Bình về Thăng Long (Hà Nội) thì năm dòng họ lớn của xã Bồ Bát thuộc vùng đất Ninh Bình là Trần, Nguyễn, Lê, Phạm Vương đã đưa những nghệ nhân làm gốm giỏi di cư theo và tìm nơi lập nghiệp. Những người dân đó đã chọn Bát Tràng - nơi có đất sét trắng, nguyên liệu chính để làm gốm làm nơi lập nghiệp. Và chính năm dòng họ này đã kết hợp với dòng họ Nguyễn để hình thành nên làng gốm Bát Tràng. Bên cạnh đó cũng có tài liệu khác ghi lại rằng sự ra đời của làng gốm Bát Tràng nhờ vào ba người là Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú, Hứa Vinh Kiều. Sau khi được cử đi sứ, ba người đã ghé thăm vùng gốm nổi tiếng của Trung Quốc và sau đó học hỏi một số kĩ thuật mang về và truyền lại cho nhân dân. Dù có rất nhiều những giai thoại khác nhau xoay quanh nguồn gốc của làng gốm Bát Tràng thì đây vẫn là một làng nghề có truyền thống lâu đời của đất nước ta.

Làng gốm Bát Tràng là một làng nghề truyền thống nổi tiếng về sản xuất gốm. Bởi vậy nên quá trình sản xuất gốm ở làng gốm Bát Tràng luôn có những điểm độc đáo, đặc sắc riêng. Điều quan trọng đầu tiên để tạo nên một sản phẩm gốm chất lượng đó chính là việc lựa chọn đất. Nguồn nguyên liệu chủ yếu để làm gốm đó chính là đất sét trắng. Ngày nay, đất sét trắng để làm gốm Bát Tràng có thể được lấy từ trong làng hoặc từ các vùng khác như Hồ Lao, Trúc Thôn... Sau khi đã lựa chọn được đất sét trắng làm nguyên liệu, các nghệ nhân làm gốm sẽ bắt tay vào việc xử lý, pha chế đất bởi lẽ trong đất sét có lẫn tạp chất và đồng thời việc xử lý đất sẽ tạo ra những nguyên liệu phù hợp đối với từng loại sản phẩm. Ở làng gốm Bát Tràng vẫn tuân theo quy luật xử lý đất truyền thống là thông qua việc ngâm nước ở hệ thống bốn bể nước với các độ cao khác nhau. Đất sét trắng sau khi được xử lý sẽ được đem đi tạo dáng và ở nơi đây người ta tạo dáng bằng tay trên bàn xoay - đây là phương pháp tạo dáng truyền thống từ ngàn đời nay. Bằng đôi bàn tay khéo léo, sử tỉ mỉ, cẩn trọng, những nghệ nhân làng gốm đã tạo ra nhiều loại đồ gốm với những hình dáng, mẫu mã và chủng loại khác nhau. Tạo dáng xong, các sản phẩm sẽ được đem đi phơi sấy và sửa lại theo mong muốn của người làm.

Ở làng gốm Bát Tràng, việc phơi sấy thường được sử dụng là hong khô trên giá và để ở nơi thoáng mát. Nhưng ngày nay, một số người lựa chọn sấy sản phẩm ở trong các lò sấy và tăng nhiệt độ từ từ. Sau khi đã tạo ra được sản phẩm gốm như mong muốn, những nghệ nhân làm gốm sẽ tiến hành trang trí, quét men lên sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng. Cuối cùng, đó chính là nung gốm trong các lò. Và như vậy, trải qua nhiều công đoạn khác nhau, những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã có thể tạo ra được những sản phẩm gốm độc đáo.

Làng gốm Bát Tràng là một trong số những làng nghề nổi tiếng của nước ta từ ngàn đời nay. Những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng luôn nhận được sự ưa chuộng, yêu mến của mọi người không chỉ bởi mẫu mã đa dạng mà còn bởi sự tuyệt vời về chất lượng. Hiện nay, đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc... Thêm vào đó, nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về tham quan và tự mình nhào nặn nên những sản phẩm đồ gốm tuyệt diệu.

Làng gốm Bát Tràng - một làng nghề nổi tiếng ở Việt Nam. Nơi đây đã góp phần lưu giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

5 tháng 10 2023

tham khảo

+ Nghề thợ xây

+ Các nguy hiểm có thể xảy ra: bị ngã giàn giáo, bị rách, tay chân

+ Cách giữ an toàn: trang bị các đồ bảo hộ lao động như mũ bảo hộ, các dụng cụ y tế cần thiết, dây cuốn chắc chắn…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 10 2023

Học sinh lựa chọn một nghề ở địa phương em và nêu những yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người làm nghề đó. Ví dụ nghề làm gốm.

Yêu cầu đối với phẩm chất, năng lực đối với người làm nghề đó: Có chuyên môn, cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 10 2023

Công việc đặc trưng

Thời gian, địa điểm làm việc chủ yếu

Trang thiết bị, dụng cụ lao động

Ghi chú

Bác sĩ

Cả tuần theo các ca tại bệnh viện

Các thiết bị y tế, thuốc

Tùy từng khoa bệnh sẽ có nhiệm vụ chuyên môn

Phi công

Theo ca làm tại đơn vị

Máy bay cùng các vật dụng liên quan

Lái máy bay

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 10 2023

Tên nghề ở địa phương

Yêu cầu về phẩm chất

Yêu cầu về năng lực

Nghề trồng lúa

Chăm chỉ, kiên trì

Sử dụng thành thạo công cụ

Xây dựng

Kiên trì

Sức khỏe tốt, thành thạo công việc 

Làm gốm

Tỉ mỉ

Thành thạo thao tác