Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Quê nội tôi nằm cạnh bên dòng sông Lam hiền hòa. Vì vậy, nó như là một kỉ niệm gắn liền với kí ức tuổi thơ tôi. Sông Lam cũng chỉ là một dòng sông nhỏ nhưng nó khiến bao người xa quê lại muốn quay về và tôi cũng như vậy.
Có lẽ, sông Lam đẹp nhất vào buổi bình minh sáng sớm. Dòng sông lúc ấy vừa êm đềm, vừa được dát vàng của ánh nắng bình minh. Đứng trên ban công nhà nội nhìn xuống, dòng sông lúc ấy không khác gì một thiếu nữ mặc áo kim sa lấp lánh. Giữa dòng sông, lác đác đôi ba chiếc thuyền bé đi đánh cá, thi thoảng nghe tiếng gõ mạn thuyền cũng rất vui tai. Hai bên bờ sông là những bãi ngô, bãi dâu xanh mơn mởn cũng dần vươn lên đón ánh bình minh. Buổi sáng ở đây nó bình yên đến lạ.
Chiều chiều, những làn gió thổi từ sông lên mát rượi, dưới sông lũ nhóc quê tôi đang trêu đùa, hò hét làm náo loạn lên cả một khúc sông. Mặt trời xuống núi, mặt sông như rộng thêm ra, cảnh vật nhòa dần. Trên đầu, vòm trời bát ngát điểm muôn vàn ngôi sao li ti, nhấp nháy. Sông Lam vẫn thức, vẫn mải miết trôi xuôi để hòa vào biển lớn.
Em hãy viết một đoạn văn miêu tả về cánh đồng quê em
Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.
Từ xa, men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện. Thỉnh thoảng, các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu.
Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường.
Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.
Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Sáng sớm tinh mơ,em cùng với bố đi tập thể dục trên con đường làng chưa có một dấu chân qua. Cánh đồng lúa chín như một tấm thảm khổng lồ màu vàng óng. Chúng như muốn níu chân em lại để thưởng thức hương thơm đồng quê và vẻ đẹp của cánh đồng lúa vàng tươi còn lấp lánh sương đêm.
Bao trùm lên cánh đồng là một màu vàng óng ả. Nhìn xa trông chiếc áo nhung vàng ấy còn được đính trên mình những viên kim cương lấp lánh. Mỗi khi có làn gió nhè nhẹ thổi qua làm những bông lúa cong cong hình đuôi gà oằn vì trĩu hạt, chúng lắc lư rồi ghé đầu vào nhau thì thầm to nhỏ. Bao bọc quanh cánh đồng lúa là con đường uốn quanh như dải lụa, cỏ non xanh mướt còn đọng những hạt sương đêm lấp lánh, lung linh thật là huyền ảo. Mặt trời đã lên cao lộ rõ ánh hào quang lấp lánh. Ánh nắng dịu nhẹ và ấm áp lọt xuống các kẽ lá, rồi ánh nắng chói chang đã xâm nhập vào tổ các chú côn trùng còn đang ngủ say sưa và đánh thức chúng dậy. Sương treo trên các đầu ngọn cỏ trông lại càng long lanh tinh khiết hơn dưới ánh nắng ban mai, chúng cũng tan dần theo hơi ấm của ông Mặt Trời. Những đợt sóng lúa nhấp nhô nối tiếp nhau như một cuộc thi chạy không bao giờ có chiến thắng. Thỉnh thoảng có đàn bướm trắng bay là là trên chiếc áo màu vàng khổng lồ trông thật đẹp mắt. Lá lúa khẽ lay động theo làn gió một cách nhẹ nhàng uyển chuyển. Bông lúa cong mình yểu điệu ngả đầu vào nhau trông thật đáng yêu. Xa xa ẩn nấp dưới các khóm lúa vàng tươi là chú chích bông chăm chỉ cần cù đang bắt sâu cho lúa. Chích bông không những là người bạn tốt của nhà nông mà còn là người bạn đáng yêu của bọn trẻ chúng em.Gió thổi những bông lúa hớn hở khoác tay nhau nhảy múa. Mùi hương lúa mới lan tỏa khắp cánh đồng. Thỉnh thoảng có tiếng hót lảnh lót của chú chim chiền chiện chúng liệng quanh cánh đồng ba bốn vòng rồi bay vút vào bầu trời xanh thẳm. Thấp thoáng đằng xa người dân quê em đang ra đồng tháo nước làm cỏ bờ cho sạch để chuẩn bị thu hoạch lúa. Dòng nước trong xanh bao ngày nuôi lúa lớn nay thong dong chảy về con sông, trở về với biển.
Ôi cánh đồng lúa quê em thật đẹp. Nó mãi mãi trong em bao hình ảnh thân thương, chim vẫn hót xôn xao trong vòm lá, lúa vẫn chín từng ngày để gọi bà con ra gặt hái mang về. Chắc chắn khi bưng bát cơm thơm chúng em sẽ cảm ơn nhiều lắm các bác nông dân ngày ngày làm việc vất vả để có được bát cơm trắng thơm ngon.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
I - Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập 1 (trang 85 VBT Sinh học 8): Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?
Trả lời:
- Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế: ngậm ở miệng, kẹp ở nách, bấm ở tai...
- Đo thân nhiệt để kiểm tra sức khỏe con người
Bài tập 2 (trang 85 VBT Sinh học 8): Nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Con người là động vật hằng nhiệt nên nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Ở cơ thể khỏe mạnh, thân nhiệt ở mức 37ºC và dao động không quá 0,5ºC.
Bài tập 3 (trang 85-86 VBT Sinh học 8):
1.Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đi đâu và để làm gì?
2.Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?
3.Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào; còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc?
4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?
5.Từ những ý kiến trả lời trên, hãy rút kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt.
Trả lời:
1.Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra, được máu đưa đi khắp cơ thể và tỏa ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.
2.Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hoạt động hô hấp, qua da và qua ra mồ hôi.
3.- Mùa hè, da dẻ hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.
- Mùa đông, mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Sởn gai ốc là do co chân lông → giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da, giữ ấm cho cơ thể.
4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể phản ứng bằng cách chảy mồ hôi, nhưng mồ hôi không bay hơi được dẫn đến cảm giác bức bối, khó chịu, mệt mỏi.
5.Kết luận: Da là cơ quan có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa thân nhiệt. Da có khả năng giúp cơ thể tỏa nhiệt và giữ nhiệt.
Bài tập 4 (trang 86-87 VBT Sinh học 8):
1.Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
2.Vào mùa hè, chúng ta cần làm gì để chống nóng?
3.Để chống rét, chúng ta phải làm gì?
4.Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh?
5.Việc xây nhà ở, công sở … cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh?
6.Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?
Trả lời:
1.Chế độ ăn uống:
- Vào mùa hè: tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, ăn những thức ăn có nước, nhiều vitamin như: rau, hoa quả…
- Vào mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo, giàu prôtêin, thức ăn nóng.
2.Vào mùa hè ta chống nóng bằng cách:
- Đội nón (mũ) khi ra nắng.
- Không chơi thể thao ngoài nắng và nhiệt độ không khí cao.
- Sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh – để tránh giảm thân nhiệt đột ngột.
- Bố trí nhà cửa thoáng mát, sử dụng các phương tiện chống nóng.
3.Trời lạnh cần:
- Giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió.
- Bố trí nhà cửa kín đáo để tránh gió.
4.Rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng lạnh vì rèn luyện thể dục thể thao giúp tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
5.Việc xây nhà ở, công sở... cần lưu ý những yếu tố để góp phần chống nóng, chống lạnh sau: cần phải bố trí thoáng mát, phải trồng nhiều cây xanh, hướng nhà phải tránh được ánh nắng trực tiếp mặt trời, có nhiều gió vào mùa hè, tránh được gió lạnh vào mùa đông.
6.Trồng cây xanh cũng là một biện pháp chống nóng vì cây xanh hấp thụ ánh sáng mặt trời làm giảm nhiệt độ môi trường, làm mát môi trường xung quang bằng quá trình thoát hơi nước và tạo bóng mát.
II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
1. Hãy giải thích cơ chế điều hòa thân nhiệt ở người.
Thân nhiệt người luôn ổn định, vì cơ thể người có các cơ chế điều hòa thân nhiệt như tăng, giảm quá trình dị hóa, điều tiết sự co dãn mạch máu dưới da và cơ co chân lông, thoát mồ hôi … để đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt.
2. Cần rèn luyện thân thể như thế nào để tăng khả năng chịu đựng nhiệt độ môi trường?
Cần tăng cường rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn để tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng khi nhiệt độ môi trường thay đổi, đồng thời biết sử dụng các biện pháp và phương tiện chống nóng, lạnh một cách hợp lí.
III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức
Bài tập 1 (trang 87 VBT Sinh học 8): Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: trời nóng, trời oi bức và khi trời rét.
Trả lời:
- Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể.
- Khi trời oi bức, độ ẩm không khí thấp, mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, mồ hôi tiết nhiều, cơ thể khó chịu.
- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể.
Bài tập 2 (trang 88 VBT Sinh học 8): Hãy giải thích các câu:
- “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.
- “Rét run cầm cập”.
Trả lời:
- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời rét chóng đói.
Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời nóng chóng khát.
- Khi trời quá lạnh, các cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.
Bài tập 3 (trang 88 VBT Sinh học 8): Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày em cần phải chú ý những điểm gì?
Trả lời:
- Đi nắng cần đội mũ nón.
- Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao.
- Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.
- Khi trời nóng không nên lao động nặng.
- Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân ; không ngồi nơi hút gió.
- Không nên chơi thể thao vào những ngày trời rét.
- Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
- Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.
Bài tập 4 (trang 88-89 VBT Sinh học 8): Đánh dấu × vào ô ở câu trả lời đúng nhất.
Trả lời:
Trong lao động và sinh hoạt hằng ngày để đề phòng:
1.Cảm nóng cần chú ý các điểm sau
a) Tắm ngay khi người đang nóng nực. | |
b) Nghỉ ngơi nơi có nhiều gió để mồ hôi khô nhanh, hạ nhiệt nhanh. | |
c) Hạ nhiệt một cách từ từ. | |
d) Tránh ngồi chỗ có gió lùa. | |
x | e) Gồm c và d. |
2.Cảm lạnh cần chú ý các điểm sau
a) Mặc thật nhiều quần áo. | |
b) Mặc đủ ấm. | |
c) Ngâm chân nước muối nóng khi thấy lạnh và uống nước gừng nóng. | |
x | d) Gồm b và c. |
e) Gồm a và c. |
a) Trình tự thgian: từ lúc cấy đến lúc lúa trổ bông
đặc sắc: Tập trung tả cảnh đồng lúa khi chín vàng rực, cảm giác yên bình, mùi thơm thoang thoảng,.......
b) Cánh đầm sen: trình tự ko gian: tả từ dòng nc đến những bông hoa sen
đặc sắc: mặt nc long lanh, hòa tan cùng ánh mặt trời, mùi hương dịu nhẹ k hôi tanh của hoa, vẻ đẹp bông hoa sen trong nắng,...
c) Trình tự ko gian: từ đầu đường đến cuối đường
đặc sắc: những hàng cây bên đg, những sự vật, sự vc diễn ra trên đg đến trg, những cảnh quen thuộc,.....
Mình cho bài văn lun nhé
aQuê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng nó luôn là cảnh tượng đẹp nhất trong lòng tôi. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như gìn giữ nó. Một nét đẹp giản dị mộc mạc mang màu xanh của hòa bình
Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu xanh hòa bình êm dịu bất cứ ai cũng yêu mến khi ngắm nhìn nó. Một hình ảnh quá đỗi quen thuộc của làng quê khiến cho những ai sinh ra ở đây thì sẽ không thể quên được nó. Cánh đồng lúa quê tôi được chia thành những ô nhỏ, những bờ ruộng vuông vắn với bờ cao được những người nông dân đắp cao để ngăn không cho nước chảy ra khỏi ruộng. Những cây lúa cứ thế không lo hết nước sinh trưởng và phát triển tốt.
Khi cây lúa mới được trồng lên ngọn của nó nhỏ nhắn thân mền trước gió, nếu gió to có thể gẫy cây bất cứ lúc nào. Những cây lúa non ấy chỉ khi qua mấy tuần nó sẽ cứng chân lên, xanh tốt và đẹp đẽ. Cái màu xanh non của lúa mớitrông thật dễ mến làm sao. Cả đồng lúa mơn man một màu xanh nhẹ nhàng như thế, một màu xanh dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế. Có những lúc cơn gió kia vội vàng thổi làm cho đồng lúa như múa reo vì những lá lúa non đua nhau phấp phới như múa như reo hay chính là nó đang vung vẫy nổi dậy để lớn lên?
Khi cây lúa lớn hơn những cây khác mọc lên thành khóm lúa, những khóm lúa có màu xanh đậm hơn, cứng cáp hơn dày dặn hơn. Thân vẫn không thiếu đi độ mềm dẻo khi có những cơn bão trở về từng khóm lúa bám chặt vào đất mặc cho sức gió lúa vẫn phát triển lớn lên. Khi cơn bão qua đi thì cánh đồng lúa không còn thẳng một màu được nữa vì cũng có những cây lúa đã đổ xuống. thế nhưng nó không chết đi mà nó vẫn gượng dậy và phát triển cho ra những hạt thóc vàng mùa bội thu. Cũng có những cây lúa nghiêng ngả đã vững vàng trước sóng gió đứng thẳng được dậy.
Thời này là nơi đẹp nhất người ta gọi nó là thời con gái, những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa, cái món mà lũ trẻ trâu chúng tôi thường hay ăn, mùi của nó thơm thơm, vị của nó ngọt ngào, ngọt cái ngọt riêng của thóc lúa mà không có cái nào giống được. Dân làng tôi gọi nó là đòng đòng, những nhánh đòng đòng dấu mình bên trong thân lúa giống như những cô gái thẹn thùng nép nép ngượng ngùng. Không chỉ thế gọi nó là thời con gái vì lúc này lúa dẻo dai nhất đẹp nhất, nhìn cả cánh đồng với màu xanh đậm ai cũng sẽ chạnh lòng nghĩ về một thời tuổi thơ trên cánh đồng xanh mượt này.
Còn khi đồng lúa có màu vàng đòng nghĩa là lúa đã đến mùa gặt, những bông lúa nặng trĩu trên tay vàng chói như những bông vàng, hạt châu báu của dân làng tôi. Cả đồng lúa tràn ngập sắc vàng, có chỗ vàng tươi, có chỗ lại vãng sẫm, có chỗ vàng xen lẫn xanh. Khi những cơn gió ùa về như nổi nhớ cả cánh đồng rì rào uốn lượn như từng lớp sóng đầy nhau về phía bờ. Thân lúa lúc này vững chải, người ta không thể lấy tay nhổ được nữa mà phải lấy liềm cắt. những bó lúa được xếp thành những lượm lúa nhỏ tuyệt đẹp. Lúa chín đều vui vẻ một mùa bội thu cho nhân dân. Nó giống như hạt ngọc của quê tôi vậy
Tôi rất yêu cánh đồng quê hương, nó không chỉ là chỗ để nhân dân tăng gia sản xuất mà nó còn là cánh đồng lúa xanh mướt, là cánh đồng tuổi thơ, cánh đồng kỉ niệm của cá nhân tôi cũng như của những người sinh ra trên quê hương cánh đồng lúa. Càng ngày tôi càng nhận thấy vẻ đẹp của nó và tôi biết nó đã chiếm một phần nào đó trong tái tim tôi.
b.Tự làm
c.Tự làm vì minh ko đử thời gian để đánh nhé
Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!
ĐỀ 7 BẠN NHÉ
- so sánh : mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa : mặt sông lấp lánh như được dát muôn vàn viên pha lê
- nhân hóa : từ những chiếc thuyền......một điều gì đó
mfnh nghĩ bạn nên tả mái trường buổi sáng sớm.Mình tả bài này rồi dễ cực
Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. Nguyên nhân sinh ra các mùa là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục của Trái Đẩt không đổi phương trong không gian, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
Người ta chia một năm ra bốn mùa. Ở bán cầu Bắc, thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa của các nước theo dương lịch và một số nước quen dùng âm - dương lịch ở châu Á không giống nhau.
Các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc lấy bốn ngày : xuân phân (21-3), hạ chí (22-6), thu phân (23-9) và đông chí (22-12) là bốn ngày khời đầu của bốn mùa (hình 6.2). Ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược với bán cầu Bắc.
Nước ta và một số nước châu Á quen dùng âm - dương lịch, thời gian bắt đầu của các mùa được tính sớm hơn khoảng 45 ngày :
- Mùa xuân từ 4 hoặc 5-2 (lập xuân) đến 5 hoặc 6-5 (lập hạ).
- Mùa hạ từ 5 hoặc 6-5 (lập hạ) đến 7 hoặc 8-8 (lập thu).
- Mùa thu từ 7 hoặc 8-8 (lập thu) đến 7 hoặc 8-11 (lập đông).
- Mùa đông từ 7 hoặc 8-11 (lập đông) đến 4 hoặc 5-2 (lập xuân).
CÂU 1 Ó
Mk tả đề 3: Tả 1 cơn mưa
Bài làm
Suốt mấy tháng nay, trời nắng như đổ lửa nên cây cối khô héo cả. Thời tiết oi bức, ngột ngạt thật là khó chịu. Mọi người khao khát, chờ đợi một trận mưa rào.
Thế rồi, chiều hỏm qua mưa thật. Đang nắng chang chang, bỗng nhiên mây đen ùn ùn kéo đến che lấp cả bầu trời. Tiếng sấm ầm ì đây đó. Những ánh chớp nhoang nhoáng xanh lè, xé rách bầu trời xám xịt. Gió nổi lên xoáy thành những cơn lốc nhỏ cuốn lá khô bay ràn rạt trên mặt đường. Cả đất trời vần vũ mây giông. Khách bộ hành ai nấy rảo chân bước vội. Xe cộ cũng phóng nhanh hơn.
Lộp bộp. Lộp bộp. Những hạt mưa đầu tiên rơi xuống mái nhà, mặt đường. Hơi nóng hầm hập bốc lên. Chỉ trong phút chốc, mưa mau hơn, nặng hạt hơn. Bầu trời và mặt đất hầu như nối liền nhau bởi một màn mưa trắng xoá.
Mưa to bao nhiêu, gió lớn bấy nhiêu. Những cành cây, ngọn cây nghiêng ngả, vật vã trước cơn gió mạnh. Hai bên hè phố, người trú mưa mỗi lúc một đông. Đám trẻ chừng dăm sáu đứa cởi trần trùng trục lao ra tắm mưa. Chúng nhảy nhót, nô đùa ầm ĩ, nước văng tung tóe dưới chân. Nước tuôn ồ ồ xuống miệng cống hai bên đường. Mặt đường vắng hẳn. Chỉ còn mấy chiếc xe tải bật đèn lùi lũi đi trong màn mưa dày đặc.
Mưa ập đến nhanh và cũng rất mau tạnh. Những hạt mưa nhỏ dần, thưa dần rồi tạnh hẳn. Bầu trời sau cơn mưa trở nên quang đãng, cầu vồng hiện ra bảy sắc lung linh. Không khí mát mẻ, dễ chịu. Mưa cuốn trôi bụi bặm khiến cho hàng cây ven đường lá như xanh thẫm lại. Em ngước nhìn lên tán cây bàng trước mặt, thấy mấy chú chim sâu đang rỉa lông, rỉa cánh, thỉnh thoảng lại kêu lên lích rích thật dễ thương.
Mưa đem lại sự sảng khoái cho con người sau bao ngày mệt mỏi vì nóng bức. Trận mưa rào đến đúng lúc đã tiếp thêm sự sống cho muôn loài. Với nhà nông, nó cần thiết biết bao!
2. Tả cánh đồng
Bài làm
Sáng nào đi học em cũng đi qua cánh đồng lúa quê em.
Tiết trời mùa thu mát mẻ, bầu trời trong xanh, gió nhè nhẹ thổi. Hương lúa nếp thoang thoảng.Ông mặt trời từ đằng Đông, ló khuôn mặt ngái ngủ của mình ra chiếu những tia nắng sớm xuống cánh đồng. Cánh đồng như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Cây lúa cao ngang bụng người, ông lúa đã chắc hẳn ngả màu vàng hoe uốn cong như móc câu. Mấy cây lúa nghiêng ngả như đang rì rào nói chuyện. Sương đêm còn đọng lại trên lá lúa được ánh nắng chiếu vàolung linh như những viên pha lê. Những cơn mưa nhỏ chứa đầy ăm ắp nước mang đến dẫn nước vào ruộng lúa. Mấy cô bác nông đi thăm ruộng bóng dáng nhấp nhô, tiếng cười nói dân gian làm mấy chú chim ở bụi cây gần đó giật mình bay vút lên trời cất tiếng kêu '' lảnh lót ". Đàn trâu đang ngủ bỗng lim dim mắt thức dây, chuẩn bị cho một ngày làm việc mới bắt đầu. Những chú cò bay lược, ngả mình xuống từng cọng lúa như đang tận hưởng hương vị của buổi sớm. Con đường làng trải dài thẳng tắp, trên đường tiếng cười đùa vui vẻ của các bạn học sinh đi học, xe cộ đi lại tấp nập trên đường.. đã xua tan cái vẻ tĩnh lặng của buổi sớm.
Nhờ có sự lao động chăm chỉ của bà con đông dân cánh đồng lúa quê em đã trở nên tươi đẹp. Yêu sao cánh đồng lúa quê em.