K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2017

Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác canh - cạnh - cạnh (c.c.c)

a) Xét \(\Delta ADB\)\(\Delta ADC\) có:

\(AB=AC\left(gt\right)\)

\(BD=DC\text{ ( D là trung điểm của BC )}\)

\(AD:\) là cạnh chung

\(\Rightarrow\Delta ADB=\Delta ADC\left(c.c.c\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{ADB}=\widehat{ADC}\text{ ( 2 góc tương ứng )}\)

b) Ta có: \(\widehat{ADB}+\widehat{ADC}=180^o\text{ ( kề bù )}\)

Mặt khác \(\widehat{ADB}=\widehat{ADC}\left(cmt\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{ADB}=\widehat{ADC}=\dfrac{180^o}{2}=90^o\)

\(\Rightarrow AD\perp BC\)

c) Xét \(\Delta ABC\) có: \(AB=AC\left(gt\right)\)

\(\Rightarrow\Delta ABC\) cân tại A

\(\Rightarrow\widehat{B}=\widehat{C}\text{ ( 2 góc ở đáy của tam giác cân )}\)

Có: \(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}=180\text{ ( tổng 3 góc tam giác )}\)

\(\Rightarrow\widehat{B}+\widehat{C}=180^o-\widehat{A}\)

\(\Rightarrow\widehat{B}+\widehat{C}=180^o-80^o\)

\(\Rightarrow\widehat{B}+\widehat{C}=100^o\)

Mặt khác \(\widehat{B}=\widehat{C}\left(cmt\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{B}=\widehat{C}=\dfrac{100^o}{2}=50^o\)

Ta có: \(\Delta ADB=\Delta ADC\left(cmt\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{BAD}=\widehat{DAC}\text{ ( 2 góc tương ứng )}\)

\(\Rightarrow\text{ AD là tia phân giác của }\widehat{BAC}\)

\(\Rightarrow\widehat{BAD}=\widehat{DAC}=\dfrac{\widehat{BAC}}{2}=\dfrac{80^o}{2}=40^o\)

Vậy..............

16 tháng 11 2017

Cảm ơn bạn nha. Bạn tốt quá, Mong sau này có bài gì khó thì bạn nhớ giúp mình nha.

Thank you so much!!!!vui

17 tháng 11 2016

A B C D 1 2 1 2

Giải:

a) Xét \(\Delta ADB,\Delta ADC\) có:
\(AB=AC\left(gt\right)\)

\(IB=IC\left(=\frac{1}{2}BC\right)\)

\(AI\): cạnh chung

\(\Rightarrow\Delta ADB=\Delta ADC\left(c-c-c\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{ADB}=\widehat{ADC}\) ( cạnh tương ứng )

b) Ta có: \(\widehat{ADB}+\widehat{ADC}=180^o\) ( kề bù )

\(\widehat{ADB}=\widehat{ADC}\)

\(\Rightarrow\widehat{ADB}=\widehat{ADC}=90^o\)

hay \(AD\perp BC\)

c) Vì \(\Delta ADB=\Delta ADC\)

\(\Rightarrow\widehat{A_1}=\widehat{A_2}\) ( 2 góc tương ứng )

\(\Rightarrow\) AD là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)

\(\Rightarrow\widehat{BAD}=\widehat{DAC}=\frac{1}{2}\widehat{BAC}=40^o\)

\(\Delta ADB=\Delta ADC\)

\(\Rightarrow\widehat{B}=\widehat{C}\)

Ta có: \(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}=180^o\) ( các góc trong \(\Delta ABC\) )

\(\Rightarrow80^o+\widehat{B}+\widehat{C}=180^o\)

\(\Rightarrow\widehat{B}+\widehat{C}=100^o\)

\(\widehat{B}=\widehat{C}\)

\(\Rightarrow\widehat{B}=\widehat{C}=50^o\)

Vậy...

10 tháng 1 2022

10 tháng 1 2022

TK

 

12 tháng 11 2015

       a,  Xét tam giác ADB và tam giác ADC có:                                                                                                                 AB=AC( giả thiết ) ; BD=DC(giả thiết); cạnh AD chung                                                                                       \(\rightarrow\) Tam giác ADB= tam giác ADC                                                                                         b,Tam giác ADB=tam giác ADC(theo câu a) nên góc DAB=góc DAC(2 góc tương ứng)                                          \(\rightarrow\) AD là tia phân giác của góc BAC                                                                                                  c,   Vì tam giác ADB=ADC(câu a) nên góc ADB bằng góc ADC( 2 góc tương ứng)    (1)                                              Ta có góc ADB+góc ADC=180 độ (kề bù)          (2)                                                                                     Từ (1) và (2) \(\rightarrow\) góc ADB=90 độ                                                                                                             \(\Rightarrow\) AD vuông góc voi BC

 

11 tháng 11 2018

Cho tam giác ABC có AB = AC, gọi D là trung điểm của BC. Chứng minh: a) Tam giác ADB = ADC; b) AD là tia phân giác của góc BAC; c) AD vuông góc BC - Toán học Lớp 7 - Bài tập Toán học Lớp 7 - Giải bài tập Toán học Lớp 7 | Lazi.vn - Cộng đồng Tri thức & Giáo dục : Bạn vào đó nhé !

11 tháng 11 2018

A B C D

a) AB = AC => tam giác ABC cân tại A

=> B = C

Xét tam giác ADB và tam giác ADC có :

AB = AC ( gt )

B = C ( cmt )

BD = CD ( gt )

=> tam giác ADB = tam giác ADC ( đpcm )

b)+c) Ta có tam giác ABC cân tại A

mà AD là trung tuyến

=> AD đồng thời là phân giác và đường cao

=> đpcm

19 tháng 11 2021

A B C D

a) Xét tam giác ADB và tam giác ADC

Có : AB=AC(gt)

       DB=DC(D là trung điểm của BC)

       AD là cạnh chung

suy ra : tam giác ADB=tam giác ADC ( c.c.c)

b) Có:tam giác ADB=tam giác ADC (câu a)

suy ra : góc BAD=góc CAD( 2 cạnh tương ứng)

suy ra : AD là phân giác của góc BAC

Có : tam giác ADB=tam giác ADC(câu a)

suy ra : góc B=góc C ( 2 góc tương ứng )

c)Có : tam giác ADB=tam giác ADC(câu a)

suy ra : góc ADB=góc ADC( 2 cạnh tương ứng)

Mà góc ADB+góc ADC=180 độ(2 góc kề bù)

suy ra : góc ADB=góc ADC=90 độ

suy ra : AD vuông góc với BC

5 tháng 2 2019

Tự vẽ hình

CM: a) Ta có : góc BAD + góc DAC = 900 + góc DAC = góc BAC (1)

Mà góc BAC = 900 + BCA (2)

Từ (1) và (2) suy ra góc DAC = góc DCA 

                      => t/giác ADC là t/giác cân tại D

Ta lại có: góc BAD + góc DAE = 1800 (kề bù)

      => góc DAE = 1800 - góc BAD = 1800 - 900 = 900

Mà góc CAE = 900 - góc DAC (3)

     góc ACE = 900 - góc BCA (4)

Và góc DAC = góc DCA (cmt) (5)

Từ (3);(4);(5) suy ra góc EAC = góc ACE

=> t/giác AEC là t/giác cân tại E

b) Ta có: t/giác ADC cân tại D(cmt) => AD = DC

             t/giác AEC cân tại E (Cmt) => EA = EC

Xét t/giác ADE và t/giác CDE

có AE = CE (cmt)

  AD = DC (Cmt)

  DE :chung

=> t/giác ADE = t/giác CDE (c.c.c)

=> góc ADE = góc EDC (hai góc tương ứng)

Xét t/giác ADN và t/giác CDN

có góc DAN = góc DCN (cm câu a)

     DA = DC (Cmt)

   góc ADN = góc CDN (cmt)

=> t/giác ADN = t/giác CDN (g.c.g)

=> AN = CN (hai cạnh tương ứng) => N là trung điểm của AC

=> góc DNA = góc DNC (hai góc tương ứng)

Mà góc DNA + góc DNC = 1800 (kề bù)

=> 2 ^DNA = 1800

=> ^DNA = 180: 2

=> góc DNA = 900

c) Ta có: góc ADC là góc ngoài của t/giác ADB

=> góc ADC = góc DAB + góc B = 900 + 300 = 1200

Xét t/giác ADC có góc ADC + góc DCA + góc CAD = 1800 (tổng 3 góc của 1 t/giác)

=> 2.^ DCA = 1800 - góc ADC = 1800 - 1200 = 600

=> góc DCA = 600 : 2 = 300

=> góc DCA = góc B = 300

=> t/giác BAC là t/giác cân tại A

24 tháng 12 2017

xét tam giác ADB và tam giác ADC có

AB=AC (gt)

BD=CD ( D là trung điễm BC)

BD cạnh chung

nên tam giác ADB= tam giác ADC (c.c.c)