Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì :
- Quân ta chỉ tấn công căn cứ quân sự, kho lương thảo, vũ khí - là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược Đại Việt.
- Khi hoàn thành mục đích ta rút quân về nước.
=> Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng. => Việc chủ động tấn công làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống.
Vì cuộc tấn công này chỉ để tiêu diệt những khu tập trung nhiều lương thực,vũ khí chứ không phải tấn công để xâm lược. Lí Thường Kiệt đã có ý tưởng rất độc đáo , sáng tạo để tránh sự xâm lược của quân Tống làm như vậy để nhà Tống không còn lương thực vũ khí để xâm lược nước ta
(((( Trước )))) : Cuộc tấn công của Lý Thường Kiệt vào đất Tống là cuộc tấn công trước để tự vệ , cuộc tấn công này đã đánh một đòn phủ đầu , làm hoang mang quân Tống , đẩy chúng vào thế bị động
(((( Sau )))) : Đây là thắng lợi hết sức vẻ vang , làm cho quân Tống bỏ mộng xâm lược Đại Việt , độc lập , tự chủ được giữ vững
là 1 chiến thuật độc đáo tấn công để phòng vệ chứ ko phải là đi xâm chiếm
1.Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.
2.Phong kiến tập quyền : là chế độ quân chủ tập quyền, mọi quyền hành đều tập trung ở nhà vua, vua toàn quyền quyết định tất cả mọi việc.
Phong kiến phân quyền : là chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Đôi khi nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Phong kiến phân quyền là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến.
Vuong thong xin hoa va chap nhan hoi the Dong Quan rut quan ve nuoc vi: Hai đạo viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạch bị ta tiêu diệt.
1.Ngô Quyền, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo
2.-Đinh Bộ Lĩnh: Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.[1] Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau một số vị vua xưng Đế từ trước và giữa thời Bắc thuộc[2] rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam[3][4][5], vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.
-Lý Công Uẩn: là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.Xuất thân là một võ quan cao cấp dưới triều nhà Tiền Lê, năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế. Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại hơn 200 năm.
-Lý Thường Kiệt: là nhà quân sự, nhà chính trị thời nhà Lý nước Đại Việt, làm quan qua 3 triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Ông nổi bật với việc chinh phạt Chiêm Thành (1069), đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075-1076), rồi đánh bại cuộc xâm lược Đại Việtcủa quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy (1077). Ông đã làm tể tướng hai lần dưới thời Lý Nhân Tông và là một trong 3 người phụ chính khi vua này còn nhỏ tuổi. Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể và Du lịch liệt ông vào trong những 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
-Trần Quốc Tuấn: là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông nổi bật với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên-Mông năm 1285, 1288.
Hưng Đạo vương là con của Khâm Minh Đại vương Trần Liễu, anh vua Trần Thái Tông. Ông được sử cũ mô tả là người "thông minh hơn người". Năm 1257, ông được Thái Tông phong làm tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược. Sau đó ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp. Đến tháng 10 âm lịch năm 1283, nhà Nguyên-Mông Cổ đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông(em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh quân đội cả nước. Trên cương vị này, năm 1285, ông lãnh đạo quân sĩ chặn đánh đội quân xâm lược của Trấn Nam vương Thoát Hoan. Sau những thất bại ban đầu, quân dân Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,..., quét sạch quân Nguyên khỏi biên giới.
Năm 1288, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt. Hưng Đạo vương tiếp tục làm Quốc công tiết chế; ông khẳng định với nhà vua: "Năm nay đánh giặc nhàn". Ông đã dùng lại kế cũ của Ngô Quyền, đánh bại hoàn toàn thủy quân của các tướng Phàn Tiếp, Ô Mã Nhi trong trận Bạch Đằng. Quân Nguyên lại phải chạy về nước. Tháng 4 âm lịch năm 1289, vua Nhân Tông gia phong ông làm Hưng Đạo Đại vương. Sau đó ông lui về Vạn Kiếp đến khi mất năm 1300; trước khi mất, ông khuyên vua Trần Anh Tông: "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc".[1] Sinh thời ông có viết các tác phẩm Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư nhằm động viên quân sĩ, phân tích nghệ thuật quân sự.
3. Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.
Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.
Giải thích vì sao cuộc kháng chiến của nhà hồ bị thất bại nhanh chóng
- Do nhà Hồ đã cướp ngôi của nhà Trần => Không được lòng dân.
- Khi chiến tranh không tận dụng được sức mạnh của nhân dân (mặc dù cũng bắt nhân dân thực hiện "vườn không nhà trống" giống nhà Trần nhưng còn bắt nhân dân nhổ lúa để quân Minh không có lương thực, đồng thời nhân dân cũng không có lương thực)
- Khi lên ngôi chưa ổn định được đất nước nhưng nhà Hồ đã tiến hành một loạt cải cách. Những cải cách ấy tuy tiến bộ nhưng nhân dân chưa kịp thích nghi thì nhà Hồ đã sử dụng những biện pháp hà khắc, cưỡng chế nên nhân dân oán than
Diến biến quá trình quân Minh xâm lược nước ta và cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ :
- Tháng 11 - 1406 , quân Minh tiến vào biên giới nước ta . Quân Minh lần lượt đánh bại quân nhà Hồ ở một số địa điểm ở Lạng Sơn .
- Hồ Quý Ly phải lui về đóng ở bờ Nam sông Nhị , lấy thành Đa Bang , làm trung tâm phòng ngự .
- Ngày 22-1-1407 , sau khi đánh bại quân nhà Hồ ở thành Đa Bang , quân Minh chiếm Đông Đô ( Thăng Long ) . Quân nhà Hồ phải lui về cố thủ ở thành Tây Đô ( Thanh Hóa )
- Tháng 4-1407 , quân Minh tấn công vào Tây Đô , Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh và bị bắt vào cuối tháng 6-1407 .
Cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng vì :
- Do đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ , đã không biết dựa vào nhân dân , đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc , không kế thừa được bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên . Trong lúc đó , quân Minh đang mạnh mà quân nhà Hồ chỉ còn biết dựa vào các thành chống giặc ,
- Thêm vào đó , những hạn chế trong các chính sách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quẩn chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh .
Mùa xuân năm 1077 gắn với cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 của Đại Việt do nhà Lý lãnh đạo dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt.
Khoảng đầu tháng 1/1077 quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết bắt đầu vượt ải Nam Quan, tiến vào Lạng Sơn xâm lược nước ta.
Mua xuan nam 1077, gan voi su kien lich su nao?
=> Mùa xuân năm 1077 diễn ra trận quyết chiến chiến lược Như Nguyệt (18/1 đến 2/1077) của quân dân Đại Việt do Lý Thường Kiệt chỉ huy nhằm tiêu diệt quân Tống xâm lược trên phòng tuyến sông Cầu (Bắc Ninh). Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ II (1075-1077).