Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà em có nhiều đồ đạc lắm! Riêng phương tiện đi lại thôi cũng đã có đủ cả xe máy, ô tô và xe đạp. Hàng ngày chúng vẫn phục vụ gia đình em tận tình chu đáo lắm. Ấy thế mà không ngờ, có một hôm em bắt gặp chúng cãi cọ nhau vô cùng kịch liệt!
Hôm ấy, em giúp bố ra khóa cửa gara nhưng cách xa đến mười mấy mét mà em đã nghe thấy trong nhà xe có tiếng vang:
- Ở cái nhà thật sự chẳng có gì công bằng cả anh xe máy ạ! Xe đạp lên tiếng trước. Tôi tuy gầy gò ốm yếu nhất nhà lại gần như chẳng được ai sửa chữa chăm chút bao giờ. Thế mà ngày nào tôi cũng cõng cậu chủ đi tới năm bảy cây số để đến trường. Những hôm rảnh rỗi thì chẳng sao, hôm nào muộn, cậu chủ lại đạp rung cả lên khiến mặt mũi tay chân tôi quay cuồng hết cả. Đã vậy cứ thỉnh thoảng tôi lại bị thương phải băng bó. Đấy anh xem, bây giờ tôi đang bó chằng chịt khắp người khổ không thể nào chịu được. Thế mà cái ông ô tô kia! Ngày đã được ăn no mặc đẹp lại chẳng phải làm gì!
Nghe xong câu chuyện, xe máy có vẻ đồng tình:
- Ừ! Anh nói phải đấy! Nhưng anh tuy vất vả mà chưa thấm tháp gì so với tôi đâu. Ngày nào tôi cũng phải chở bà chủ và cô chủ đi không biết bao nhiêu việc. Nhưng như thế thì có so gì! Đằng này ngày nào ông bà chủ cũng chở lên người tôi bao nhiêu là thứ, có thứ sạch nhưng có thứ bẩn không tài nào chịu được. Rồi tôi lại phải chở mấy anh giao hàng đi khắp đó đây, bùn đất đầy người, có hôm ngủ mà bẩn không tả được. Tôi cũng như anh nhìn thấy bác ô tô mà thấy mình khổ quá. Mai anh em mình phải đòi ông bà chủ bắt bác ô tô làm thay việc đi thôi!
Từ nãy giờ im tiếng, bây giờ bác ô tô mới trầm ngâm ra vẻ người lớn lắm:
- Các cậu đúng là vất vả thật! Nhưng các cậu biết không? Con người sinh ra chúng ta là có nguyên do cả. Mỗi người phục vụ cuộc sống ở một lĩnh vực khác nhau. Các anh đâu có biết những ngày tôi đi đêm về hôm tới mấy ngàn cây số. Tôi lại phải đem thân ra che mưa che nắng để ông chủ yên tâm làm việc. Có lúc tôi phải chở hàng nhiều gấp mười lần các bạn mà tôi đâu có kêu ca. Tuy có đôi lúc tôi sung sướng nhưng các anh cũng nên biết, chúng ta sinh ra đâu phải để kêu ca. Niềm hạnh phúc của chúng ta là làm cho con người được vui lòng.
Xe máy và xe đạp nghe ô tô nói phải thế là họ đành hòa giải với nhau. Còn em từ hôm vô tình nghe câu chuyện, em đã dành thêm một khoảng thời gian để ngày ngày chăm sóc vỗ về an ủi chúng. Cả nhà em thấy vậy ai cũng hài lòng và vui vẻ vô cùng.
trong nhà em , mỗi người có một phương tiện riêng. Em có một chiếc xe đạp màu hồng xinh xinh.Mẹ em có một chiếc xe máy hiệu YAMAHA màu trắng ngà .Bố em thì có một chiếc xe tải to ơi là to.
Một hôm chẳng biết buồn tình thế nào , xe đạp lại báo xe máy : " Giờ hãy thử nhìn lại tôi xem, mới được mua về mấy tháng mà mình mẩy chỗ nào chỗ ấy băng bó khắp cả.Mệt thật ,lũ trẻ trong nhà này đi đâu mà không có tôi cho được, đưa đi ,đưa về ,lúc nào cũng vậy. Tôi mong manh, ốm yếu ,chẳng mấy khi đi được nhanh nên người ta cứ càu nhàu sao không nghĩ cho tôi nhỉ. Bàn đạp quay liên tục chóng hết mặt.Còn anh xe máy , đôi lúc tôi nhìn anh đi nhanh thật nhanh mà tôi cũng thèm muốn, thật là sung sướng gấp vạn lần toi đây."
Xe máy nghe vậy , cãi lại ngay:"Chị cứ nghĩ vậy chứ tôi cũng có sung sướng chi đâu.tôi nhanh thì cũng nhanh hơn chị thật đấy nhưng thử nhìn anh xe tải xem phóng vèo vèo.Xe đạp chỉ một hai gioi thì ba người ngồi là đã chật chội.Tôi thì già trẻ ,lớn bé đều cưorĩ lên cả . Đám thanh niên chơi bời đôi lúc cũng xô xát nhìu lam chu phải chịu thui.thử nghĩ anh xe tải xem. tôi với chị người mà không giữ thăng bằng là ngã con anh ta 4 banh chang lo điều gì "
Xe tải nghe nói ,tuýt còi ầm ĩ kêu to :"Chúng ta sinh ra đều để phục vụ con người.Các anh chị chỉ đi đường làng ,xóm cho chứ tôi phải đi cả hàng nghìn mét ,hàng chất đầy thùng, nặng như muốn xụp lưng đi thui.Chúng ta phải đoàn kết ,không nên suy bì ,tị nạnh, có thế mới làm cho cuộc sống của người phát triển ,tốt đẹp hơn"
Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình. Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác. Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều. Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác. Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.
Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, nhảy dây, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây bàng thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cô học trò Vy ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Vy đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi:
- Vy này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang giáo viên tại trường Chu Văn An ạ, chính cô đã tiếp lửa đam mê bước vào con đường giáo dục này.
- Vậy à, nghề này tuy nghèo nhưng ý nghĩa và vui lắm, nhất là gặp được những hoc sinh như em? – cô đáp.
Em bồi hồi xúc động rồi hỏi cô tiếp:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưu cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưu nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, ngoan hơn lớp các em nhiều, khi ấy nhân cô đi là nói chuyện ồn như cái chợ, giáo viên nào cũng phàn nàn cả.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.
Tham khảo:
Đề 1: Câu hỏi của Hà Như Thuỷ - Ngữ văn lớp 6
Đề 2: Tham khảo:
“Bà ơi bà! Cháu yêu bà lắm!...”. Tiếng hát trong trẻo vang lên từ ti vi nhà hàng xóm đã cuốn hút tôi từ lúc nào không biết. Mỗi câu hát vang lên là những tình cảm yêu thương lại trào dâng trong tôi. Bất chợt, tôi khe khẽ hát theo: “cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay...”.
Bà tôi năm nay đã ngoài tám mươi tuổi rồi. Bà không còn khỏe nhưng vẫn minh mẫn lắm. Lưng bà đã còng, da nhăn nheo, tóc trắng như cước. Trông bà như một bà tiên trong truyện cổ tích.
Mẹ tôi kể, khi tôi mới lọt lòng, bà là người đầu tiên dang tay đón lấy sinh linh bé bỏng đang oe oe khóc vào lòng. Tôi lớn lên trong sự yêu thương chăm sóc của bà. Tôi ốm yếu, lười ăn. Để tôi ăn hết một bát bột, bà phải thay đổi gần chục món đồ chơi trên tay. Tôi húng hắng ho, bà tìm những thứ thuốc dân giã như lá hẹ, dấp cá... cho tôi uống.
Những bước đi chập chững đầu tiên của tôi là những bước đi tới vòng tay đang dang rộng của bà. Tiếng gọi đầu tiên của tôi là tiếng gọi “Bà! Bà!”. Tôi khó có thể ngủ được nếu không có tiếng ru ầu ơ của bà...
Đến tuổi đi học, bà cũng chính là người đã dạy tôi những con chữ đầu tiên. Bà có cách dạy thật đặc biệt. Để giúp tôi nhận mặt các chữ cái, bà thường ví chúng như những đồ vật xung quanh. Chữ o giống như quả trứng gà mà tôi rất thích ăn, chữ H giống như cái thang mà ông thường trèo lên gác xép... Vì thế, tôi rất nhanh thuộc bảng chữ cái. Mỗi lần được điểm mười, tôi chạy nhanh về nhà khoe với bà, bà liền thưởng cho tôi khi thì cái bánh, cái kẹo, khi thì quả chuối chín vàng. Phần thưởng tuy nhỏ nhưng đối với tôi, đó là nguồn động viên lớn lao giúp tôi luôn cố gắng trong học tập.
Không chỉ vậy, bà tôi còn là một kho đầy ắp những truyện cổ tích. Được nằm trong vòng tay yêu thương của bà và nghe bà kể chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh, đối với tôi đó là điều thật sung sướng. Bao giờ cũng thế, khi kể xong chuyện, bà lại khuyên bảo tôi những điều hay lẽ phải, những bài học trong cuộc sống.
Bố mẹ tôi đi làm xa nên ở nhà thường chỉ có hai bà cháu. Với tôi, bà như một người mẹ, người bạn lớn tuổi. Tôi luôn được bà chăm chút. Tôi thường chia sẻ với bà chuyện ở lớp, ở trường... Tôi yêu lắm đôi bàn tay của bà. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương nổi rõ những đường gân xanh. Đôi bàn tay ấy đã phải làm việc vất vả để nuôi các bác và mẹ tôi, rồi lại bế bồng chăm sóc các anh và chị tôi. Đôi bàn tay ấy xưa kia đã từng tham gia sản xuất, để mồ hôi xuống đồng ruộng để có lúa gạo chi viện cho tiền tuyến. Nơi đó, bác tôi, con trai cả của bà đã vĩnh viễn nằm xuống góp phần giành độc lập cho Tổ quốc. Bây giờ tuy tuổi đã cao, bà tôi vẫn tham gia Hội phụ nữ của tể dân phố và hiện bà đang tham gia quyên góp ủng hộ đồng bào bạ lũ lụt ở miền Trung.
Tôi yêu bà tôi lắm! Tồi mong bà khỏe mạnh, sống thật lâu để tôi được sống trong vòng tay yêu thương của bà.
Tờ mờ sáng, vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm. Xa xa, lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm
Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá. Trên phía mép đường, những hàng thịt với bao nhiêu nào thịt heo, thịt bò, thịt gà,… đã được dọn từ rất sớm để mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…
Trời sáng dần, hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngõ chợ như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá, hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ. Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt, từ các xóm dưới nào rau, nào củ, nào quả… các thứ hàng nằm trong mẹt, thúng được các bà buôn chuyển đi vào chợ. Cả khu chợ rộn lên, bắt đầu cuộc đấu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán, có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc, cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo, cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi, để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhảm của mấy bà buôn. Lũ trẻ nhỏ đi học sớm, được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh, cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và bàn tán vài câu rồi bỏ đi…
Qua giữa buổi, chợ bắt đầu thong thả, người đi chợ sớm tản sang các ngả rời khỏi chợ, những hàng cá, hàng thịt, hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang. Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trễ mà phải chịu tay lấy mấy bó rau, con cá hàng ế cho vừa buổi chợ. Các bà hàng nước gom mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…
“Quê hương là chùm khế ngọt”, phải chăng cách định nghĩa như vậy của nhà thơ Đỗ Trung Quân là bởi quê hương luôn là những gì rất gần gũi đơn sơ mà thân thuộc trong tâm tưởng của chúng ta. Đi về trong những gì mộc mạc êm đềm ấy của dáng quê, cảnh quê, hồn quê có lẽ có cả những phiên chợ quê thân thương, đẹp đẽ nữa.
Quê hương là nơi ta chôn rau cắt rốn, nơi ửng hồng gò má ta, là nơi ta cất tiếng khóc oa oa đầu tiên. Nơi đây, luôn gắn với những gì thân thuộc, hồn nhiên của ấu thơ. Trong số những kỉ niệm về miền quê thân thương hẳn không thể thiếu hình ảnh chúng ta lon ton chạy theo mẹ những ngày thơ bé khi đi chợ quê. Phiên chợ quê là dịp mọi người từ khắp nơi đổ về giao lưu, buôn bán gặp gỡ nhau. Những mặt hàng đa dạng, phong phú được bày bán trên từng gian hàng rất gọn gàng, theo một hệ thống sắp đặt chứ không hề lộn xộn. Nào rau, nào hoa, nào quả rồi các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, tép hay những lồng ngan, gà, vịt cũng được hội tụ đầy đủ nơi đây. Mọi người nói chuyện, cười đùa rôm rả, tiếng mời bán, gọi mua, tiếng giao hàng, tiếng mặc cả tạo nên nhịp sôi động, huyên náo. Một thứ âm thanh rộn ràng của sự sống chứ không hề là vẻ êm đềm, yên ả như mọi khi. Những sạp hàng bán bánh rán, bánh cuốn, hay các gói xôi, cốc chè, bánh kẹo có lẽ luôn được mọi người kéo đến nhiều. Nhìn mọi người ngồi ăn trông mới vui vẻ, hạnh phúc. Tiếng cười nói, rò chuyện vui vẻ, dường như có sự quen thân trên những gương mặt tưởng như chưa từng gặp gỡ. Mọi người đều chung nhau ở tấm lòng quê chân thật, gần gũi, mộc mạc chứ không chút toan tính, xô bồ.
Những người bán hàng ra sức quảng cáo, mời gọi người mua. Người tiêu dùng, có lẽ đông đảo nhất là các bà, các mẹ, các chị, bởi họ là những người lo cho bữa ăn cả gia đình thì xúng xính vui vẻ cầm trên tay những chiếc làn nhỏ để đựng đồ. Các mặt hàng rất sặc sỡ, phong phú và bắt mắt, hấp dẫn người mua, trên mỗi gương mặt đều ánh lên nét tươi vui, thân mật. Tôi lại nhớ lại hình ảnh mình đâu đó, có một thời đã từng léo nhéo, nhí nhố chạy quanh chân mẹ đòi mua bánh rán, đòi mua những thức quà ngon lạ. Nó nhắc tôi một thuở từng hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng thật tuyệt vời. Quê hương gắn với phiên chợ quê luôn là một nét văn hóa truyền thống rất đẹp, một lối đẹp xưa cũ, êm đềm, một nét đẹp rất riêng của những gì chân quê, mộc mạc mà đằm thắm.
Phiên chợ quê thân thương, đông vui, tấp nập chính là một nét đẹp trong những sinh hoạt văn hóa truyền thống của làng quê. Nơi có những con người bình dị, mộc mạc, có sự tươi vui của cuộc sống mới đầy náo nức, rộn ràng
Tự viết theo dàn ý nha bạn:
1. Phần Mở bài
- Em đã được nghe bà em, mẹ em kể cho nghe những câu chuyện cổ Việtt Nam rất hay và rất lí thú.
- Trong những câu chuyện cổ tích ấy có những nhân vật nghèo khổ bất hạnh và cũng có những nhân vật giàu có mà tham lam, độc ác.
- Bao giờ cũng vậy, người nghèo khổ, bất hạnh nhưng tốt bụng luôn được một lực lượng siêu nhiên giúp đỡ để thắng những kẻ ác. Đó là những ông Tiên (ông Bụt).
- Em rất yêu thích nhân vật ông Bụt trong truyện cổ tích Tấm Cám mà em đã được đọc.
2. Phần Thân bài
a). Miêu tả ngoại hình
* Những lần xuất hiện của ông Bụt trong truyện Tấm Cám
Trong truyện Tấm Cám, ông Bụt hiện lên rất nhiều lần để giúp cô Tấm.
Mụ dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tôm bắt tép. Tấm siêng năng bắt được nhiều tôm. tép còn Cám lười biếng nên không bắt được gì hết. Cám đã lừa Tấm và trút hết giỏ tôm tép. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.
- Tấm nuôi cá bống và coi bống như người bạn thân. Mẹ con nhà Cám giết chết bống. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.
- Mẹ con nhà Cám đi dự lễ hội. Mụ dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm ở nhà nhặt riêng từng thứ ra. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.
- Tấm không có quần áo đẹp để đi dự hội. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện...
- Như vậy, ông Bụt luôn xuất hiện để giúp đỡ cô Tấm, một cô gái mồ côi hiền lành, chịu thương chịu khó.
* Ngoại hình của nhân vật ông Bụt
- Ông Bụt xuất hiện trong truyện là một ông lão rất đẹp.
- Khuôn mặt của ông phúc hậu.
- Đôi mắt của ông toát lên sự hiền từ, ấm áp, lông mày lòa xòa, bạc trắng.
- Tóc ông bạc phơ, được búi gọn phía sau gáy. Vài sợi tóc bạc bay phất phơ trước trán.
- Râu của ông dài tới ngực, bạc trắng như mây.
- Ông mặc một bộ quần áo thụng dài chấm đất, màu trắng. Tay áo vừa dài vừa rộng.
- Một tay ông chống cây gậy trúc màu vàng bóng rất đẹp. Chỗ tay cầm thính thoảng ánh lên những tia sáng.
b). Miêu tả hoạt động
- Một làn khói mờ trắng tỏa nhẹ, một ông già đầu tóc bạc phơ xuất hiện.
- Khi xuất hiện, dáng ông khoan thai.
- Ông bước những bước chậm rãi.
- Ông dưa tav lên nhè nhẹ vuốt bộ râu dài.
- Ông nhìn cô Tấm bằng ánh mắt đầy thương cảm.
- Ông nói với cô Tấm bằng giọng ấm áp như người ông nói với đứa cháu gái yêu quý của mình “Làm sao con khóc?”
- Ông bất ngờ xuất hiện rồi cũng bất ngờ biến mất.
2. Phần Kết bài
- Tấm là cô gái mồ côi phải sống với mụ dì ghẻ và đứa em độc ác. Cô Tấm ngoan hiền và siêng năng chịu thương chịu khó. Mỗi lần cô gặp khó khăn là mỗi lần ông Bụt xuất hiện đẽ giúp đỡ cô.
- Việc ông Bụt xuất hiện giúp đỡ cô Tấm đã thế hiện được ước mơ chính đáng của nhân dân ta: Những người hiền lành tốt bụng mà bị chà đạp bóc lột thì luôn cần sự giủp đỡ. Nhân vật ông Bụt thể hiện khát vọng công bằng của người dân lao dộng:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì”
1. Phần Mở bài
- Em đã được nghe bà em, mẹ em kể cho nghe những câu chuyện cổ Việtt Nam rất hay và rất lí thú.
- Trong những câu chuyện cổ tích ấy có những nhân vật nghèo khổ bất hạnh và cũng có những nhân vật giàu có mà tham lam, độc ác.
- Bao giờ cũng vậy, người nghèo khổ, bất hạnh nhưng tốt bụng luôn được một lực lượng siêu nhiên giúp đỡ để thắng những kẻ ác. Đó là những ông Tiên (ông Bụt).
- Em rất yêu thích nhân vật ông Bụt trong truyện cổ tích Tấm Cám mà em đã được đọc.
2. Phần Thân bài
a). Miêu tả ngoại hình
* Những lần xuất hiện của ông Bụt trong truyện Tấm Cám
Trong truyện Tấm Cám, ông Bụt hiện lên rất nhiều lần để giúp cô Tấm.
Mụ dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tôm bắt tép. Tấm siêng năng bắt được nhiều tôm. tép còn Cám lười biếng nên không bắt được gì hết. Cám đã lừa Tấm và trút hết giỏ tôm tép. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.
- Tấm nuôi cá bống và coi bống như người bạn thân. Mẹ con nhà Cám giết chết bống. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.
- Mẹ con nhà Cám đi dự lễ hội. Mụ dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm ở nhà nhặt riêng từng thứ ra. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.
- Tấm không có quần áo đẹp để đi dự hội. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện...
- Như vậy, ông Bụt luôn xuất hiện để giúp đỡ cô Tấm, một cô gái mồ côi hiền lành, chịu thương chịu khó.
* Ngoại hình của nhân vật ông Bụt
- Ông Bụt xuất hiện trong truyện là một ông lão rất đẹp.
- Khuôn mặt của ông phúc hậu.
- Đôi mắt của ông toát lên sự hiền từ, ấm áp, lông mày lòa xòa, bạc trắng.
- Tóc ông bạc phơ, được búi gọn phía sau gáy. Vài sợi tóc bạc bay phất phơ trước trán.
- Râu của ông dài tới ngực, bạc trắng như mây.
- Ông mặc một bộ quần áo thụng dài chấm đất, màu trắng. Tay áo vừa dài vừa rộng.
- Một tay ông chống cây gậy trúc màu vàng bóng rất đẹp. Chỗ tay cầm thính thoảng ánh lên những tia sáng.
b). Miêu tả hoạt động
- Một làn khói mờ trắng tỏa nhẹ, một ông già đầu tóc bạc phơ xuất hiện.
- Khi xuất hiện, dáng ông khoan thai.
- Ông bước những bước chậm rãi.
- Ông dưa tav lên nhè nhẹ vuốt bộ râu dài.
- Ông nhìn cô Tấm bằng ánh mắt đầy thương cảm.
- Ông nói với cô Tấm bằng giọng ấm áp như người ông nói với đứa cháu gái yêu quý của mình “Làm sao con khóc?”
- Ông bất ngờ xuất hiện rồi cũng bất ngờ biến mất.
2. Phần Kết bài
- Tấm là cô gái mồ côi phải sống với mụ dì ghẻ và đứa em độc ác. Cô Tấm ngoan hiền và siêng năng chịu thương chịu khó. Mỗi lần cô gặp khó khăn là mỗi lần ông Bụt xuất hiện đẽ giúp đỡ cô.
- Việc ông Bụt xuất hiện giúp đỡ cô Tấm đã thế hiện được ước mơ chính đáng của nhân dân ta: Những người hiền lành tốt bụng mà bị chà đạp bóc lột thì luôn cần sự giủp đỡ. Nhân vật ông Bụt thể hiện khát vọng công bằng của người dân lao dộng:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì”
Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.
Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.
Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em
Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’ !
Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chin vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’
Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘
Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !
Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.
Cái chết của Lượm như một ngòi súng thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.
nguồn : net
Sáng nay quả là một buổi sáng đẹp trời. Tôi bước ra khu vườn nhỏ dạo chơi. Chà, không khí thật trong lành, mát mẻ, không gian thật thoáng đãng, ông mặt trời tươi cười ban phát những tia nắng vàng tươi xuống vạn vật. Trên cành cây, những chú chim ca hót líu lo như đón chào một ngày mới. Bỗng tôi nghe thấy tiếng thì thầm trò chuyện của ai đó. Hóa ra đó là cuộc tâm sự giữa một cây non bị bẻ ngọn với một chú sẻ nhỏ.
Lúc ấy, trông cây non rất tội nghiệp nức nở nói với sẻ nhỏ: "Sẻ non ơi, tôi buồn quá!"
-Nhưng vì sao bạn buồn? Sẻ hỏi.
-Cậu thấy đấy, mình không được bà chủ rước về đây trồng như cô bưởi, chị na, bác chuối kia mà mình là cái cây không được ai trồng. Mình có được trên cõi dời này là nhờ một cô bé, cô ấy ăn quả rồi vứt hạt xuống đây. Không những thế mình còn chẳng được ai quan tâm, chăm sóc. Nhưng mình nghĩ số phận mình như vậy phải cố gắng vươn lên. Thế là hằng ngày mình cần mẫn làm việc để nuôi thân. Vậy mà bạn thấy đấy, suốt đêm qua mình đã khóc hết nước mắt, cả đêm không ngủ. Mình đau khổ quá! Cả thể xác lẫn tinh thần. Ước mơ được sống, được mang lại lợi ích cho con người của mình không bao giờ thực hiện được nữa.
Sẻ ân cần:
- Thế ai làm cậu ra nông nỗi này?
Cây non lại tiếp:
- Chiều hôm qua, tôi đang vui đùa cùng chị gió thì có một chú gà trống tham ăn quái ác đến bên tôi và nói: "Cây với trả cối, mày sống làm gì cho vướng mắt, thà cho mày chết đi để rộng chỗ cho ta còn bới run. Ôi, mình được một bữa ngon lành rồi. Thế rồi nó không ngần ngại rỉa ngọn tôi để ăn.
- Thôi, cậu nín đi đừng khóc nữa. Tớ hiểu cả rồi. Loài cây các cậu thật có ích. Không những các cậu mang lại bầu không khí trong lành mà còn mang lại bao trái thơm, quả ngọt cho đời. Không có các cậu thì thử hỏi có còn sự sông này hay không? Thế mà thật đáng trách cho những ai vô tình hay có ý không hiểu được ...
... điều đó mà làm bậy. Thôi, cậu cứ yên tâm, mình sẽ nói cho cô chủ biết và nhờ cô chử chăm sóc cho cậu để cậu nảy mầm mới cậu sẽ lại thực hiện được ước mơ của mình.
Chao ôi, được chứng kiến câu chuyện, tôi cũng thấy nghèn nghẹn ở cổ, sống mũi mình cay cay. Tôi thầm trách mình đã vô tình để xoài phải khổ thế này. Liền chạy ngay đến bên cây xin lỗi và hứa từ nay sẽ chăm sóc cho cây chu đáo.
Câu chyuện thật cảm động phải không các bạn. Qua câu chuyện này tôi khuyên các bạn đừng ai bẻ cành, bứt lá và hãy chung tay xây dựng trái đất mãi mãi một mầu xanh.
Tôi là một cây bàng non mới lớn, trước đây tôi còn sum suê xanh tốt, mơn mởn những chồi mập mạp và sung sức lắm. Vây mà giờ đây, tôi không cầm được nước mắt.
Số là mấy ngày trước đây, các cô cậu choai choai đến liên hoan, tiệc tùng gì đó ở gốc bàng tôi. Dưới trời nắng oi bức thế này, tôi nghĩ cũng thương bèn cố vươn rộng tán nhỏ che chở cho chúng nó. Tự nhiên tôi lại thiếp đi vào giấc ngủ dưới ánh nắng sánh vàng của lão Mặt Trời.
"Rắc! Rắc!" - một tiếng động ghê rợn và cảm giác đau nhói giật lên làm tôi chợt tỉnh. Trời ơi! Còn đâu cành lá mơn mởn! Mới thiếp đi có mội tí thôi mà lũ trẻ đã… đã hành hạ cái thân bàng tôi. Oái! Một đứa đu lên cánh tay tôi, tay tôi đã vốn chẳng chắc khỏe được như mấy bác bàng cổ thụ, đã thế còn bị nó giằng, nó kéo, nó giật, nó đu. Cảm giác đau nhói tiếp tục dày vò cái thân bàng khốn khổ này. Thế rồi như cọng bún, cánh tay tôi oặt xuống, gượng mãi tôi cũng chẳng nhấc nổi lên. Thấy tôi lầm lũi, đáng thương thế này mà chúng còn phá lên cười - những điệu cười xem chừng khoái trá lắm!
Chúng như còn chưa thỏa mãn với sự độc ác này bèn dùng con dao chém vào thân mình tôi. Ối! Ái! Cứ mỗi vết chém là người tôi thắt lại, đớn đau vô chừng. Máu tôi ứa ra, nhuộm trắng một phần thân mình.
Rồi ngón tay tôi, những chiệc lá xanh non của tôi cũng rời khỏi tôi, sao chúng nỡ... Tôi nào có làm điều gì độc ác đâu. Mùa hè tôi che chở cho lũ chúng nó khỏi cái nắng cái gió, mùa mưa tôi hứng những giọt nước mưa lạnh ngắt cho chúng mà giờ chúng nó lại mang đến sự đau đớn, chúng giết tôi. Lòng tôi như se lại: "Sẽ chẳng bao giờ, phải chẳng hao giờ tôi che chở cho lũ trẻ vô ơn này nữa!".
Bỗng đâu lại có một lớp nữa kéo đến. Trong cơn sợ hãi, tôi nhắm tịt mắt lại, chuẩn bị cho cái chết đau đớn và dai dẳng. Tôi vừa giận dữ lại vừa lo lắng.
- Các cậu ngừng ngay đi! Đừng làm cái trò áo độc đó nữa. Bàng là bạn của chúng ta mà! Nếu không tôi sẽ đi mách các thầy cô đó!
Tôi ngạc nhiên quá chừng trước câu nói mang đầy sự nhân ái của một cậu học sinh chừng mười hai, mười ba tuổi.
Tôi chợt hiểu rằng không phải học sinh ai cũng xấu mà chỉ có một số em nông nổi đến mức chơi nghịch ác mà thôi!
Thời gian trôi qua, tôi cũng chẳng còn giận mấy cô cậu đó nữa và cũng khỏe khoắn hơn nhờ bàn tay chăm sóc hiền hậu của bác lao công. Nhưng cái cành giập gãy lủng lẳng thì vẫn không nhấc lên nổi. Các bạn học sinh ơi, đừng có nghịch ác như mấy cô cậu hư kia nhé!
Reng reng! Tiếng chuông đồng hồ báo thức kêu lên. Như thường lệ, tôi tắt chuông và dậy ngay sau khi tiếng chuông dứt. Nhưng riêng hôm nay, tôi lại muốn nằm thêm một chút và nhìn ra ngoài cửa sổ phía bên dưới nơi mà có khu vườn nhỏ của nhà hàng xóm.
Từ trên nhìn xuống, khu vườn gần như chỉ toàn một màu xanh. Trời xanh, mây xanh, cỏ xanh. Vườn tràn ngập một màu xanh. Bầu trời sáng sớm xanh trong vắt. Ông mặt trời lấp ló sau những gợn mây làm chúng hồng lên. Thảm cỏ trong vườn mơn mởn nhờ được chủ vườn cắt tỉa thường xuyên.
Trong vườn có rất nhiều cây. Cây cam có cành lá xum xuê, quả vàng óng như những chiếc đèn lồng treo lủng lẳng trên cây. Cây chuối tàu lá xanh, thân cũng xanh, mang buồng chuối đến chục nải cũng xanh, lốm đốm vài quả chín rất hấp dẫn. Cây bưởi cành nhỏ chúc xuống, những quả bưởi to, tròn xanh mướt như "những đứa con đầu tròn, trọc lốc" mà nhà thơ Trần Đăng Khoa từng so sánh.
Các cây ăn quả tràn đầy sắc xanh như thế còn những khóm hoa thì rực rỡ sắc màu. Hoa cúc vàng rực như nắng làm nổi bật cả một góc vườn và ấm lên cả không gian xung quanh. Hoa đào cũng đua nhau khoe sắc áo hồng mới. Còn hoa hồng thì màu sắc cũng rất phong phú, hồng nhung, hồng đỏ, hồng trắng, hồng vàng, hồng cam tranh nhau khoe sắc, toả hương. Nhưng hoa hồng không được trồng theo khóm mà chúng được trồng xung quanh vườn.
Vui nhất là lũ chim. Chim vàng anh, chim chích choè, chim sẻ, chim sơn ca, chim sáo,… chúng bay khắp vườn, trò chuyện với nhau, hát cho nhau nghe, đùa với nhau hay thậm chí còn trêu nhau, nhộn nhịp kinh khủng, còn đàn bướm thì nhẹ nhàng vờn quanh những khóm hoa.
Khu vườn đẹp quá! Tôi ước mơ rằng sau này nhà tôi cùng có một khu vườn đẹp như thế.
Cách đây sáu năm, sau khi về hưu, ông nội em bắt tay vào cải tạo mảnh đất bỏ hoang sau nhà, biến nó thành một vườn cây trái xanh tươi, mùa nào thức nấy. Khu vườn không chỉ đem lại những lợi ích vật chất hằng ngày mà nó còn là niềm tự hào, niềm vui to lớn của gia đình em.
Từ sáng sớm, hai ông cháu em đã ra vườn. Ông trìu mến ngắm nhìn những hàng cây lá còn ướt đẫm sương đêm. Hơn chục gốc xoài cát Hoà Lộc đã ra trái bói, từng chùm nặng trĩu. Hai dãy nhãn đang độ trổ bông. Hoa nhãn màu vàng, hương thơm ngọt ngào quyến rũ bầy ong mật tìm đến hút nhụy. Ông em bảo rằng thời tiết thuận lợi như thế này, chắc chắn năm nay nhãn sẽ được mùa.
Ngoài những loại cây được coi là nguồn thu nhập thêm của gia đình, ông em còn trồng mỗi thứ một vài cây để có trái ăn quanh năm như đu đủ, vú sữa, mận, bưởi và mít. Mấy cây đu đủ trái đeo lúc lỉu nhìn thật thích mắt. Bốn cây mít ở bốn góc vườn, trái lớn, trái nhỏ trổ ra từ thân, từ cành, có chùm gần chục trái. Cây vú sữa đứng một mình có thân cao, tàn lá rộng. Mùa trái chín, ông em dùngchiếc sào đầu có gắn chiếc giỏ đặc biệt để hái. Vị ngọt thơm của trái vú sữa rất hấp dẫn, khó quên. Mùa nào thức nấy, gia đình em được thưởng thức đủ mọi hương vị của cây trái vườn nhà.
Mặt trời đã lên. Ánh nắng chiếu lấp lánh khiến khu vườn rạng rỡ một màu xanh đầy sức sống. Tiếng chim lảnh lót, tiếng ong bay rù rì, tiếng gọi con dịu dàng của gà mẹ cùng với tiếng liếp nhiếp nũng nịu của bầy gà mới nở, lông vàng như tơ tằm... tạo thành thứ âm thanh quen thuộc của cuộc sống yên bình chốn làng quê.
Cũng như ông bà, cha mẹ, em rất yêu mảnh vườn nhà. Ngày ngày, lúc rảnh rỗi là em lại cùng ông chăm sóc, tưới nước, bắt sâu để vườn cây ngày càng tươi tốt.