K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10/3 mak bn 

giỗ tổ hùng vương diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch

^ HT ^

vì 8/3 vua hùng quên tặng quà cho mẫu hậu, mà dỗ tổ hùng vương vào 10/3 mà

8 tháng 4 2017

Năm 2007 Chiều 28-3-2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cơ bản nhất trí với tờ trình của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 73 Bộ luật Lao động về việc cho phép người lao động nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 Âm lịch). Luật có hiệu lực từ năm 2007. Ngày 26-4-2007, người lao động cả nước bắt đầu được nghỉ lễ ngày Giỗ Tỗ Hùng Vương.

17 tháng 3 2018

1.

Phan Đình Phùng; sinh ngày 6 tháng 6 năm 1847 - 28 tháng 12 năm 1895) hiệu: Châu Phong, là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.

Phan Đình Phùng sinh ra và lớn lên tại làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nho học. Cha ông là Phó bảng Phan Đình Tuyến, các bác ông là chí sĩ Phan Đình Thông và Cử nhân Phan Đình Thuật; chú ông là Phó bảng Phan Đình Vận.

2.Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu cho PT Cần Vương vì:
- Nó có quy mô và phạm vi rộng lớn.
- Tính chất chống thực dân Pháp và phong kiến bù nhìn rất ác liệt.
- Thời gian tồn tại lâu nhất: 11 năm.
- Lãnh đạo là các văn thân tỉnh Thanh - Nghệ Tĩnh.
- Tự chế tạo được vũ khí.
- Cách đánh, chiến thuật phong phú.

13 tháng 4 2021

Câu 1:

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:

- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.

- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.

- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...

- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.

 


 

Câu 2:

Vì cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì vừa mới bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, những bậc anh hùng cứu quốc bị sát hại hầu hết, hoặc phải lẩn trốn. Phong trào Cần vương nổ ra vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị) hạ chiếu Cần Vương thì mọi tầng lớp nhân dân ở Bắc kỳ,Trung Kì đứng lên hưởng ứng phong trào.

Câu 3:

Các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách vì: 

- Tình trạng đất nước ngày một nguy khốn: kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng rối ren.

- Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù.

- Các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến những thành tựu của nền văn hoá phương Tây và nhận thấy canh tân đất nước là việc làm cấp bách lúc bấy giờ.

 


 

13 tháng 4 2021

cảm ơn bn :3

8 tháng 3 2018

Tại triều đình Huế, sau khi vua Tự Đức mất (7/1883) thì sự phân hóa trong nội bộ đình thần, quan lại nhà Nguyễn càng sâu sắc, triều đình phân hóa thành 2 phe rõ rệt - phe chủ chiến và phe chủ hòa. Phe chủ chiến kiên quyết không khuất phục thực dân Pháp, muốn cứu lấy sự tồn tại của đất nước, của triều đình. Còn phe chủ hòa sẵn sàng quy thuận và hợp tác với Pháp để bảo vệ quyền lợi giai cấp. Đứng đầu phe chủ chiến là Tôn Thất Thuyết. Tôn Thất Thuyết là Thượng thư Bộ binh, nắm giữ quân đội trong tay và là nhân vật quan trọng nhất trong Hội đồng phụ chính. Ngoài ra, Tôn Thất Thuyết còn có liên hệ mật thiết với nhiều thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp. Tôn Thất Thuyết quyết tâm xây dựng, củng cố lực lượng để quyết chiến với thực dân Pháp. Ông cho thành lập một hệ thống sơn phòng từ Quảng Trị đến Ninh Bình và từ Quảng Nam đến Bình Thuận; chiêu mộ thêm nghĩa binh, tăng cường xây dựng đồn lũy. Tại Huế, ông cho củng cố quân đội và lập thêm 2 đạo quân đặc biệt - Phấn Nghĩa quân và Đoàn Kiệt quân. Đây là đội quân cơ động, tinh nhuệ trong các cuộc đối đầu với Pháp và bảo vệ vua cùng Hội đồng phụ chính.

Ngày 31/07/1884, Tôn Thất Thuyết cho phế truất vua Kiến Phúc - một ông vua có tư tưởng thân Pháp - và đưa Ưng Lịch mới 14 tuổi lên ngôi, lấy hiệu là Hàm Nghi.

Cuối năm 1884, giữa lúc quân Pháp đang khốn đốn ở Bắc Kỳ, phe chủ chiến ở Huế, cầm đầu là Tôn Thất Thuyết, lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi phản đối việc 300 quân Pháp kéo vào Huế lập căn cứ Mang Cá ngay trong Hoàng thành. Đáp lại Pháp cho tăng thêm số quân đóng ở Mang Cá lên hàng ngàn tên.

Tôn Thất Thuyết huy động số quân còn lại ở các địa phương tập trung về Huế, bí mật tổ chức một cuộc phản công. Dò biết tình hình, ngày 27/06/1885, De Courcy (tổng chỉ huy vừa được cử sang) đem 4 đại đội và 2 tàu chiến từ Hải Phòng vào thẳng Huế nhằm loại trừ phe chủ chiến, dự định bắt cóc Tôn Thất Thuyết.

Ngày 02/07/1885, De Courcy đến Thuận An, lên Huế, yêu cầu Hội đồng phụ chính đến hội thương. Tôn Thất Thuyết cáo bệnh không đến, gấp rút chấn chỉnh quân sĩ, đào hào đắp lũy trong thành, bố trí hai đạo quân đặc biệt phòng thủ hoàng thành, nhằm giành thế chủ động trước khi De Courcy bày đặt việc triều yết vua Hàm Nghi để đột nhập hoàng thành.

Đêm 04/07/1885, giữa lúc De Courcy đang dự tiệc ở sứ quán bên kia sông Hương và bàn kế đột nhập thành Huế thì Tôn Thất Thuyết bí mật chia quân làm hai cánh. Cánh thứ nhất (do Tôn Thất Lệ chỉ huy) có nhiệm vụ tấn công sứ quán Pháp. Cánh thứ hai (do Tôn Thất Thuyết đích thân chỉ huy) sẽ đánh úp tiêu diệt toàn bộ lính Pháp ở đồn Mang Cá.

Biết trước âm mưu của giặc nên mặc dù việc chuẩn bị chưa thật đầy đủ, Tôn Thất Thuyết vẫn nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công. Đúng 1 giờ sáng ngày 05/07/1885,trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế. Bỗng có tiếng súng thần công nổ rầm trời. Lệnh phát hỏa vừa dứt, đồn Mang Cá bốc cháy, quân ta đột nhập đồn, lính Pháp rối loạn, vài sĩ quan bị thương, bị chết. Đồng thời sứ quán Pháp bên kia sông Hương cũng bị tấn công, các trại lính địch bốc cháy dữ dội. De Courcy đối phó cầm chừng, chờ sáng. Trại Mang Cá, lợi dụng quân ta chuyển hướng tấn công sang sứ quán, địch kéo 3 đội quân vào chiếm thành Huế, đốt phá dinh thự, tàn sát dân chúng, vượt qua các ổ phục kích lọt được vào hoàng thành. Quân Pháp đã trắng trợn cướp bóc của cải và tàn sát vô cùng dã man nhiều người dân vô tội trên đường tiến quân. Trong ngày hôm đó, hầu như nhà nào cũng có người bị giết. Do đó từ đấy về sau, hàng năm nhân dân Huế đã lấy ngày 23/5 Âm lịch làm ngày giỗ chung.

Sáng mùng 5/7, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng đời kinh đô Huế chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quàng Trị). Tại đây, ngày 13/07/1885, Tôn Thất Thuyết, lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, đã hạ chiếu Cần Vương lần thứ nhất. Ở Quảng Trị một thời gian, để tránh sự truy lùng gắt gao của quân Pháp, Tôn Thất Thuyết lại đưa Hàm Nghi vượt qua đất Lào đến sơn phòng Ấu Sơn (Hương Khê, Hà Tĩnh). Tại đây, Hàm Nghi lại xuống chiếu Cần Vương lần hai ngày 20/09/1885.

Hai tờ chiếu này tập trung tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, đồng thời kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến giúp vua bảo vệ quê hương đất nước.

Mặc dù diễn ra dưới danh nghĩa Cần Vương, thực tế đây là một phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp xâm lược của nhân dân ta. Trong thời kì này, hoàn toàn vắng mặt sự tham gia của quân đội triều đình. Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa Cần Vương không phải là các võ quan triều Nguyễn như trong thời kì đầu chống Pháp, mà là các sĩ phu văn thân yêu nước có chung một nỗi đau mất nước với quần chúng lao động, nên đã tự nguyện đứng về phía nhân dân chống Pháp xâm lược. Phong trào Cần Vương bùng nổ từ sau sự biến kinh thành Huế vào đầu tháng 7 năm 1885 và phát triển qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất từ lúc có chiếu Cần Vương đến khi vua Hàm Nghi bị bắt (11-1888)

- Giai đoạn thứ hai kéo dài tới khi khởi nghĩa Hương Sơn thất bại (1896).

Cần vương mang nghĩa "giúp vua". Trong lịch sử Việt Nam, trước thời nhà Nguyễn từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua phát sinh như thời Lê sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần Mạc Đăng Dung. Tuy nhiên phong trào này không để lại nhiều dấu ấn và khi nhắc tới Cần Vương thường được hiểu là phong trào chống Pháp xâm lược.

Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Phong trào Cần vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ 1885 cho đến 1896

5 tháng 4 2018

Tại triều đình Huế, sau khi vua Tự Đức mất (7/1883) thì sự phân hóa trong nội bộ đình thần, quan lại nhà Nguyễn càng sâu sắc, triều đình phân hóa thành 2 phe rõ rệt - phe chủ chiến và phe chủ hòa. Phe chủ chiến kiên quyết không khuất phục thực dân Pháp, muốn cứu lấy sự tồn tại của đất nước, của triều đình. Còn phe chủ hòa sẵn sàng quy thuận và hợp tác với Pháp để bảo vệ quyền lợi giai cấp. Đứng đầu phe chủ chiến là Tôn Thất Thuyết. Tôn Thất Thuyết là Thượng thư Bộ binh, nắm giữ quân đội trong tay và là nhân vật quan trọng nhất trong Hội đồng phụ chính. Ngoài ra, Tôn Thất Thuyết còn có liên hệ mật thiết với nhiều thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp. Tôn Thất Thuyết quyết tâm xây dựng, củng cố lực lượng để quyết chiến với thực dân Pháp. Ông cho thành lập một hệ thống sơn phòng từ Quảng Trị đến Ninh Bình và từ Quảng Nam đến Bình Thuận; chiêu mộ thêm nghĩa binh, tăng cường xây dựng đồn lũy. Tại Huế, ông cho củng cố quân đội và lập thêm 2 đạo quân đặc biệt - Phấn Nghĩa quân và Đoàn Kiệt quân. Đây là đội quân cơ động, tinh nhuệ trong các cuộc đối đầu với Pháp và bảo vệ vua cùng Hội đồng phụ chính.

Ngày 31/07/1884, Tôn Thất Thuyết cho phế truất vua Kiến Phúc - một ông vua có tư tưởng thân Pháp - và đưa Ưng Lịch mới 14 tuổi lên ngôi, lấy hiệu là Hàm Nghi.

Cuối năm 1884, giữa lúc quân Pháp đang khốn đốn ở Bắc Kỳ, phe chủ chiến ở Huế, cầm đầu là Tôn Thất Thuyết, lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi phản đối việc 300 quân Pháp kéo vào Huế lập căn cứ Mang Cá ngay trong Hoàng thành. Đáp lại Pháp cho tăng thêm số quân đóng ở Mang Cá lên hàng ngàn tên.

Tôn Thất Thuyết huy động số quân còn lại ở các địa phương tập trung về Huế, bí mật tổ chức một cuộc phản công. Dò biết tình hình, ngày 27/06/1885, De Courcy (tổng chỉ huy vừa được cử sang) đem 4 đại đội và 2 tàu chiến từ Hải Phòng vào thẳng Huế nhằm loại trừ phe chủ chiến, dự định bắt cóc Tôn Thất Thuyết.

Ngày 02/07/1885, De Courcy đến Thuận An, lên Huế, yêu cầu Hội đồng phụ chính đến hội thương. Tôn Thất Thuyết cáo bệnh không đến, gấp rút chấn chỉnh quân sĩ, đào hào đắp lũy trong thành, bố trí hai đạo quân đặc biệt phòng thủ hoàng thành, nhằm giành thế chủ động trước khi De Courcy bày đặt việc triều yết vua Hàm Nghi để đột nhập hoàng thành.

Đêm 04/07/1885, giữa lúc De Courcy đang dự tiệc ở sứ quán bên kia sông Hương và bàn kế đột nhập thành Huế thì Tôn Thất Thuyết bí mật chia quân làm hai cánh. Cánh thứ nhất (do Tôn Thất Lệ chỉ huy) có nhiệm vụ tấn công sứ quán Pháp. Cánh thứ hai (do Tôn Thất Thuyết đích thân chỉ huy) sẽ đánh úp tiêu diệt toàn bộ lính Pháp ở đồn Mang Cá. Biết trước âm mưu của giặc nên mặc dù việc chuẩn bị chưa thật đầy đủ, Tôn Thất Thuyết vẫn nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công. Đúng 1 giờ sáng ngày 05/07/1885,trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế. Bỗng có tiếng súng thần công nổ rầm trời. Lệnh phát hỏa vừa dứt, đồn Mang Cá bốc cháy, quân ta đột nhập đồn, lính Pháp rối loạn, vài sĩ quan bị thương, bị chết. Đồng thời sứ quán Pháp bên kia sông Hương cũng bị tấn công, các trại lính địch bốc cháy dữ dội. De Courcy đối phó cầm chừng, chờ sáng. Trại Mang Cá, lợi dụng quân ta chuyển hướng tấn công sang sứ quán, địch kéo 3 đội quân vào chiếm thành Huế, đốt phá dinh thự, tàn sát dân chúng, vượt qua các ổ phục kích lọt được vào hoàng thành. Quân Pháp đã trắng trợn cướp bóc của cải và tàn sát vô cùng dã man nhiều người dân vô tội trên đường tiến quân. Trong ngày hôm đó, hầu như nhà nào cũng có người bị giết. Do đó từ đấy về sau, hàng năm nhân dân Huế đã lấy ngày 23/5 Âm lịch làm ngày giỗ chung. Sáng mùng 5/7, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng đời kinh đô Huế chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quàng Trị). Tại đây, ngày 13/07/1885, Tôn Thất Thuyết, lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, đã hạ chiếu Cần Vương lần thứ nhất. Ở Quảng Trị một thời gian, để tránh sự truy lùng gắt gao của quân Pháp, Tôn Thất Thuyết lại đưa Hàm Nghi vượt qua đất Lào đến sơn phòng Ấu Sơn (Hương Khê, Hà Tĩnh). Tại đây, Hàm Nghi lại xuống chiếu Cần Vương lần hai ngày 20/09/1885.

Hai tờ chiếu này tập trung tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, đồng thời kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến giúp vua bảo vệ quê hương đất nước.

Mặc dù diễn ra dưới danh nghĩa Cần Vương, thực tế đây là một phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp xâm lược của nhân dân ta. Trong thời kì này, hoàn toàn vắng mặt sự tham gia của quân đội triều đình. Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa Cần Vương không phải là các võ quan triều Nguyễn như trong thời kì đầu chống Pháp, mà là các sĩ phu văn thân yêu nước có chung một nỗi đau mất nước với quần chúng lao động, nên đã tự nguyện đứng về phía nhân dân chống Pháp xâm lược. Phong trào Cần Vương bùng nổ từ sau sự biến kinh thành Huế vào đầu tháng 7 năm 1885 và phát triển qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất từ lúc có chiếu Cần Vương đến khi vua Hàm Nghi bị bắt (11-1888)

- Giai đoạn thứ hai kéo dài tới khi khởi nghĩa Hương Sơn thất bại (1896).

Cần vương mang nghĩa "giúp vua". Trong lịch sử Việt Nam, trước thời nhà Nguyễn từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua phát sinh như thời Lê sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần Mạc Đăng Dung. Tuy nhiên phong trào này không để lại nhiều dấu ấn và khi nhắc tới Cần Vương thường được hiểu là phong trào chống Pháp xâm lược.

Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Phong trào Cần vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ 1885 cho đến 1896

6 tháng 5 2019

1.Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì :

- Đà Nẵng : cửa biển sâu -> thuận lợi cho tầu chiến của Pháp ra vào

-Đà Nẵng gần với Huế ( cách 60 km ) và Pháp muốn thực hiện âm mưu đánh nhanh thắng nhanh

=>Sau khi chiếm được Đà Nẵng, Pháp sẽ đánh thẳng ra Huế, buộc triều đình phải đầu hàng và kết thúc chiế tranh

2.Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất cho phong trào Cần Vương vì :

- Thời gan tồn tại : dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương ( 10 năm từ năm 1885 đến năm 1896 )

- Lãnh đạo : là các văn thân sĩ phu yêu nước ( Phan Đình Phùng, Cao Thắng )

-Địa bàn hoạt động : rộng,gồm 4 tỉnh Trung Kì ( Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình )

- Điều kiện chiến đấu vô cùng cam go

- Phương thức tác chiến : tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt.

- Vũ khí : nghĩa quân đã chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.

- Lực lượng tham gia : đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

- Trình độ tổ chức quy củ : gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ gồm từ 100 - 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !

8 tháng 5 2019

tks bn nhé

5 tháng 3 2019

Câu1Giải thích vì sao khởi nghĩa Yên Thế lại kéo dài 30 năm:
- Liên kết tốt với cả nước.
- Lãnh đạo giỏi và tài ba.
- Thành phần tham gia khá đông.
- Quy mô khá rộng.
- Trình độ tổ chức tương đối cao.
- Sức chiến đấu bền bỉ.
Ý nghĩa lịch sử:
Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.

undefined

5 tháng 3 2019
https://i.imgur.com/gxSw0Mf.jpg
1 tháng 3 2022

Tham khảo:

Câu 8 : Vì sao triều đình Huế ký Hiệp ước Giáp Tuất 1874? 

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp

- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

Nhận xét :

- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.

- từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp  

- thiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

- Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.

- triều đình  phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.

Câu 9 :

 - Thời gian tồn tại: khởi nghĩa của phong trào Cần vương 12 năm từ năm 1885 đến năm 1896.
- Khởi nghĩa thất bại kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp.

Câu 10 : 

- Địa bàn: 

+Các cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở mọi nơi như: Hà Tiên , Tây Ninh , Bến Tre , Vĩnh Long,...

- Lực lượng: Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì diễn ra rất mạnh mẽ , lôi kéo đượcđông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến.

- Hình thức:

+ Đấu tranh vũ trang: Nguyễn Hữu Huân , Nguyễn Trung Trực , Phan liêm,...

 +Dùng văn, thơ để chiến đấu: Nguyễn đình Chiểu, Hồ Huân nghiệp,…

- Kết quả:

+ Tuy đều bị đàn áp nhưng đã gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất và thất bại.

Câu 11 :

*Mục tiêu đấu tranh:

- Phong trào Cần Vương: đánh Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế: đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thực, giữ đất, giữ làng.

=> Mục tiêu đấu tranh cũng quy định tính chất:

- Phong trào Cần Vương mang tính chất là phong trào theo khunh hướng phong kiến mang tính dân tộc sâu sắc.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế mang tính tự vệ.

*Lực lượng tham gia:

- Phong trào Cần Vương: văn thân, sĩ phu, nông dân.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế: chỉ có nông dân.

 

14 tháng 4 2021

Vì : lúc này Nam Kì đã hoàn toàn thuộc Pháp, chiếu cần Vuơng ko thể đến các tầng lớp nhân dân bởi sự kìm chặt của Thực Dân Pháp, nếu có nổ ra thì cũng nhanh chóng bị Pháp dập tắt
Vua Hàm Nghi ra chiếu cần Vuơng ở Trung Kì nên tầm ảnh hưởng của chiếu ở Trung Kì và Bắc Kì

14 tháng 4 2021

Thank you very much 🙂🙂🙂🙂🙂