Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a.MB: Giới thiệu quê em: Ở đâu? (thành thị? nông thôn? tỉnh? vùng đồng bằng? miền núi? miền biển?)
Viết 1 câu đại ý trong mấy năm qua quê em đã có nhiều đổi mới....
b.TB:
I/Trước đổi mới:
1/Cơ sở vật chất (nhà cửa, đường xá....)
-nhà: nhỏ thấp, lụp xụp....
-đường: bằng đất, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bặm.....
-chợ: ít hàng hóa, chưa có nhiều hàng quán...
-trường học: nhỏ, ít phòng học, tối tăm...
2/Đời sống của người dân
-chủ yếu làm nghề.... rất vất vả....
-thu nhập (tiền kiếm được đó các bé) thấp
-cuộc sống gặp nhiều khó khăn: trẻ em phải bỏ học,hoặc không chú ý tới học hành, không có điều kiện khám chữa bênh tốt
II/Hiện nay
1/Cơ sở vật chất
-nhà cửa khang trang (tức là to đẹp hơn đó các bé), có nhiều nhà cao tầng...
-đường được sửa chữa, xây dựng mới... đi lại thuận tiện....
-chợ: đông vui, nhộn nhịp (tức là nhiều người qua lại tạo ra cảm giác vui tai vui mắt đó), nhiều loại hàng hóa.... (miêu tả thêm)
-trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt...(miêu tả thêm về những thứ mới trong trường mình)
-có thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên ....(miêu tả những nơi đó)
2/Đời sống của người dân:
-khấm khá hơn: thu nhập cao hơn nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tăng năng suất....
-trong gia đình có nhiều tiện nghi như: ti vi, tủ lạnh, điều hòa, xe máy...
-Trẻ em được quan tâm hơn trong việc học hành....
-Người dân đã có nơi khám chữa bệnh...
(Xen thêm miêu tả và cảm xúc của mình)
c.KB:
-quê em đã có nhiều thay đổi
-yêu mến quê hương
-quyết tâm học tốt để xây dựng quê hương......
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chọt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.
Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.
Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lốn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.
Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.
Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.
Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.
Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.
“Mẹ như biển cả mênh mông
Con luôn ghi nhớ công ơn của người”.
Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là một chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai cũng phải đáng quý trọng. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng tôi để bù đắp nỗi mất mát về người cha.
Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn... mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.
Những bài văn kể về mẹ của em - Ảnh minh họa
Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ.
Mẹ thật là cao cả! Mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của tôi như một động lực giúp tôi không ngừng học hỏi. Tôi còn nhớ có năm lúa thất (mất) mùa mẹ phải đi khuân vác gạch thuê cho người ta để kiếm tiền. Đôi vai mẹ bị chầy xước rất nhiều. Nhưng nó lại chưa đựng nhiều kỷ niệm đối với tôi. Đến bây giờ, mẹ vẫn không ngừng làm việc.
Có lẽ ông trời không cho mẹ nghỉ. Tuy vậy, mẹ có một tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời. Tôi thật cảm phục trước mẹ. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay, ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con. Tôi biết mẹ ấp ủ trong mình một nỗi hy vọng: “Không để cuộc đời con lại giống mình phải gây dựng cho con một sự nghiệp”. Tôi biết vì tôi, mẹ có thể hy sinh tất cả, kể cả niềm vui. Vì thế mẹ rất nghiêm khắc khi tôi làm sai việc.
Đề 3:
Quê tôi ở nông thôn nhưng tôi lớn lên ở thành phố. Từ bé đến giờ, tôi mới chỉ được về quê có một lần. Nhưng lần ấy đã xa xôi lắm rồi, tôi chẳng còn nhớ điều gì nữa. Chả là lúc ấy tôi còn quá bé mà. Tuần vừa qua, tôi thật bất ngờ khi được bố mẹ cho về quê chơi ngày chủ nhật. Chuyến đi đã để lại trong tôi bao kỷ niệm khó quên.
Suốt đêm hôm trước, tôi gần như không ngủ. Tôi cứ nằm mà tưởng tượng về quê nội. Tôi chỉ nhớ mang máng đó là một vùng quê nghèo ở miền trung du. Sáng sớm tàu đã chạy, tôi nghủ lăn trong lòng mẹ vì mệt quá. Lúc tỉnh dậy bước chân đầu tiên từ tàu bước xuống là bước chân tôi đi vào nhà nội. Ngôi nhà nằm ngay cạnh đường tàu, ba gian cũ kỹ, được xây bằng thứ gạch mà lâu ngày đã bị đám rêu làm cho ngả màu xanh. Trước mặt ngôi nhà là cánh đồng lúa mới gặt xong, những gốc lúa trơ ra phơi mình dưới những cơn gió heo may.
Ăn cơm trưa xong, bố mẹ bắt tôi đi ngủ như ở trên thành phố. Đến chiều, tôi mới được mẹ cho đi chơi cùng các anh chị ở ngoài đồng. Một khung cảnh rộng mênh mông bát ngát nhìn mỏi mắt ở phía xa cũng chỉ thấy núi và mây trắng chứ không như thành phố chỉ thấy toàn nhà tầng và cao ốc. Đang cắm đầu đuổi theo con cào cào có cặp cánh màu xanh đỏ, tôi bỗng lao sầm vào một cậu bé trông người nhỏ nhắn hơn tôi khiến cậu bật phăng chiếc chạt bò. Tôi vội vàng:
- Xin lỗi cậu! Cậu có sao không?
- Không! Em không sao! Còn anh?
- Mình cũng không sao
Bây giờ tôi mới có dịp quan sát kỹ người bạn: cậu người nhỏ nhắn nhưng nhìn khuôn mặt xem chừng không ít tuổi hơn tôi. Nước da cậu đen nhém nhưng đôi mắt sáng có vẻ rất thông minh. Tôi chủ động làm quen:
- Mình tên là Hải, mới về đây thăm ông bà nội. Còn bạn tên gì? Bạn bao nhiêu tuổi?
- Em tên là Minh, em 12 tuổi.
- Vậy hả? Thế là chúng mình cùng tuổi với nhau.
Sự niềm nở của Minh không ngờ đã khiến một cậu bé khó tính như tôi nhanh chóng hoà nhập với đồng quê. Minh đã chỉ cho tôi bao thú chơi ttong buổi chiều ngắn ngủi. Những thú chơi ấy đến trong mơ tôi cũng chẳng bao giờ có thể nghĩ ra. Phải chăng vì thế mà tôi đã trở thành khó tính. Và vì thế mà giờ đây tôi mới phải đeo cặp kính cận nặng nề với một mớ kiến thức không sao tiêu thụ nổi. Minh kể cho tôi biết, cậu cũng là học sinh giỏi toàn diện của trường nhưng so với tôi, Minh còn biết bao nhiêu thứ khác. Minh dạy tôi biết bắt dế đồng rồi cho một cái hộp đề chơi trò chọi dế, dạy cách thả diều, dạy cách nghe tiếng sáo để phân biệt diều nhỏ, diều to… Tóm lại ở Minh, tôi thấy như có một kho những trò chơi mà tuổi thơ những ai lớn lên ở thành phố không bao giờ biết được.
Buổi chiều ngắn ngủi trôi đi nhanh chóng. Tôi chia tay người bạn mới quen để về thành phố. Trước khi đi Minh còn cho tôi một chiếc diều. Tôi cầm chiếc diều lấy làm thích thú mặc dù đem về thành phố nhà mình chẳng biết sẽ thả ở đâu.
Về đến nhà, thỉnh thoảng tôi lại viết thư về quê hỏi thăm Minh. Tôi hay kể cho Minh nghe chuyện phố phường, còn Minh lại bù đắp cho tôi những trống rỗng của tuổi thơ. Minh là người bạn mà tôi quen gần đây nhất. Tôi thật không ngờ ở cái nơi xa xôi ấy, tôi lại có được một tình bạn sâu sắc và thân thương đến vậy!
Đề 2
Hàng năm cứ vào dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, trường em lại tổ chức đi thăm các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Chúng em phân công nhau mỗi lớp đi một nhà, lớp em được cử đi thăm gia đình mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Lan.
Mẹ quê ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Mẹ sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo giàu lòng yêu nước. Thế rồi, truyền thống yêu nước ấy được nhân lên. Mẹ lập gia đình và một lòng đi theo cách mạng. Chồng và con của mẹ tham gia hoạt động cách mạng, luôn nêu cao tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", họ đã làm rạng rỡ truyền thống kiên cường, bất khuất của nhân dân Quảng Ngãi. Với tinh thần đó, chồng và hai con của mẹ đã hi sinh trong một cuộc tiến công và nổi dậy ở Tây Nguyên, để lại trong lòng mẹ một nỗi đau thương, mất mát khôn cùng.Năm 1994, Chủ tịch nước đã kí quyết định tặng cho mẹ danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Năm nay mẹ đã ngoài 80 tuổi, mẹ sống cô đơn một mình trong căn nhà tình nghĩa mà xã xây dựng lên. Tuy tuổi cao, mái tóc đã bạc trắng nhưng mẹ vẫn minh mẫn và khỏe mạnh lắm. Có lẽ linh hồn của chống và hai con đã tiếp thêm sức mạnh cho mẹ để mẹ tiếp tục sống trên cõi đời này.
Chúng em mới tới đầu ngõ, mẹ đã đon đả chạy ra chào hỏi. Chúng em lễ phép chào mẹ. Khuôn mặt mẹ đang hằn sâu những nếp nhăn bỗng bụt tươi lên nụ cười đôn hậu. Bạn Uyên - Chi đội trưởng thay mặt liên đội kính cẩn đặt lên bàn thờ chồng và ***** một bó hoa huệ thơm ngát, chúng em lần lượt đến bàn thờ và thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc. Rồi chúng em tặng quà cho mẹ, ngồi quây quần bên mẹ, nghe mẹ kể cuộc đời hoạt động cách mạng của gia đình mẹ, của chồng và con mẹ. Kể đến đấy, mẹ rưng rưng nước mắt, mẹ nghẹn ngào xúc động khi lòng mẹ khơi dậy hình ảnh của người thân đã vĩnh viễn ra đi. Chúng em cũng không cầm được nước mắt. Em thầm nghĩ không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến những đứa con ruột thịt của mình cho Tổ quốc. Rồi mẹ nói tiếp: Ngày nay mẹ không còn chồng con nhưng bù lại tình thương bao la của các cháu, của cán bộ và nhân dân nên mẹ cũng an lòng. Mẹ mong chúng em học giỏi, thành tài, kế tục sự nghiệp của cha ông. Mẹ gởi lời cám ơn đến ngàng giáo dục thành phố Quảng Ngãi, các cơ quan đoàn thể đã phụng dưỡng mẹ, quan tâm chăm sóc mẹ thật chu đáo về vật chất lẫn tinh thần.
Trò chuyện với mẹ rất lâu, chúng em được nghe rất nhiều chuyện mẹ kể. Tất cả lớp đều im lặng nghe tuàng lời từng câu mẹ nói ra, ai lấy đều rưng rưng xúc động. Rồi cũng đến giờ phải trở về, chúng em xin phép mẹ ra về, mẹ tiễn chúng em ra ngõ và không quên nhắn nhủ một câu: Các cháu chăm học và học thật tốt nhé!
Cái ngày về thăm gia đình mẹ đã luôn khắc ghi trong tâm trí chúng tôi, càng hiểu được những mất mát của cha anh để có ngày hôm nay, tôi càng phải cố gắng học tập thật tốt để trở thành người tài giỏi sau này về xây dựng quê hương đất nước, đền đáp công ơn của những người đã hi sinh cho chúng ta có cuộc sống này.
1. Phần Mở bài (Giới thiệu chung về quê hương)
- Em được sinh ra và lớn lên tại xã Hoàng Lộc, huyện Hoàng Hóa, tĩnh Thanh hoá.
- Quê hương em nằm dọc triền sông Mã, cách cầu Hàm Rồng 4km theo đường chim bay.
- Quê em có những hàng dừa cao nghiêng bóng soi mình xuống dòng mương bao quanh xóm làng.
- Quê em có bãi cỏ xanh rất rộng. Chiều chiều, em thường theo các anh, các chị ra chơi thả diều. Tiếng sáo diều vi vu, vi vút giữa buổi chiều yên ả của đồng quê. Từng đàn chim bay liệng giữa tầng không.
- Ngoài vẻ dẹp của thiên nhiên, ngày nay quê em còn đẹp hơn nữa bởi bàn tay chung sức xây dựng quê hương của mọi người.
2. Phần Thân bài
* Giới thiệu về những đổi mới ở quê em
Ai đã về thăm quê hương em cách đây một năm, bây giờ có dịp trở lại chắc sẽ ngạc nhiên lắm trước sự đổi mới của quê em. ;
- Con đường đất đỏ về làng đã được thay thế bằng con đường nhựa đen bóng. Chiều chiều, những xe lúa đầy ắp theo con đường nhựa nhẹ nhàng vê sân phơi...
- Đến đầu làng, trạm y tế với ngôi nhà ngói ba gian bây giờ đã được thay bằng hai dãy nhà đầy đủ tiện nghi như một bênh viện thu nhỏ.
- Đi thêm chút nữa, ta sẽ thấy ngôi trường mẫu giáo khang trang nằm ngay trên nền móng của ngôi trường cũ.
- Đường nhựa, đường bê tông nối liền các thôn xóm. Chỉ cần bước chân ra ngõ là ta sẽ được đi trên con đường sạch sẽ.
- Đi vào trong làng ta thấy trường Trung học cơ sở Tô Như và trường Tiếu học Nguyễn Mạnh Trinh thật rộng rãi, khang trang. Những dãy nhà cao tầng hằng năm mở rộng cửa đón biết bao con em trong làng tới lớp.
- Mỗi thôn ở quê em đều có nhà văn hóa của thôn mình, ở đó có sách báo cho mọi người đọc, có bản tin của thôn về các hoạt động trong thôn, trong xã.
Quê em còn có khu chợ rất rộng. Chợ họp phiên chính vào các ngày mùng 5, 10, 15, 20, 25, 30 âm lịch. Các ngày còn lại chỉ họp phiên xép. Tuy là phiên xép nhưng chợ chẳng thiếu thứ gì.
- Tuy là thôn quê nhưng giờ đây, quê em không còn đổ rác lung tung. Các gia đình đều dồn rác vào thùng rồi mỗi buổi chiều có các xe rác đến thu gom. Củng nhờ vậy, mà giờ đây, các con đường trong làng không còn rác sinh hoạt thải ra như trước nữa. Người nào vứt rác lung tung sẽ bị phạt theo quy định của xã.
- Một nét đổi mới nữa, nếu em không kể thì thật là thiếu sót. Giếng nước quê em từ bao đời này đều rất trong. Bây giờ, bên cạnh những giếng khơi ấy, quê em cũng đã có nước máy về đến tận mỗi nhà. Từ khi có điện, có nước máy cuộc sống ở quê em thay đổi hắn. Làng quê như khoác lên mình màu áo tươi mới.
- Nét nổi bật về sự đổi mới của quê em chính là phong trào học tập. Nghèo mấy thì nghèo, gia đình nào cũng cố gắng cho con ăn học đến nơi đến chốn. Các thôn đều có quỹ khuyến học. Nhờ vậy, năm nào, cả xã cũng có tới mấy chục anh chị đậu vào các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề.
- Dưới ánh trăng, bên bát nước chè xanh sóng sánh, các cụ ông, cụ bà,... thường nói chuyện với nhau về việc học hành của con cháu. Việc học đã thấm vào máu thịt cua người dân quê em.
- Năm vừa qua, quê em thật vinh dự khi có hai chú cùng được phong quân hàm cấp tướng. Đó là chú Long con thầy giáo Huyền và chú Hùng con Bác Nhiên (bác Nhiên cũng là đại tá trong quân đội).
- Thạc sĩ và Tiến sĩ ở quê em rất nhiều. Những người có văn bằng như vậy đều được ghi vào sổ vàng của làng xã.
3. Phần Kết bài
- Quê em có thể không giàu như các vùng quê khác nhưng em rất tự hào về quê hương hiếu học của mình.
- Em rất vui trước sự đổi mới của quê hương.
- Em sẽ chăm chi học tập để mai này xứng đáng được ghi tên trong bảng vàng của xã.
Em mong mai này lớn lên, em sẽ góp một phần bé nhỏ vào việc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
* Những điểm cần ghi nhớ khi lập dàn bài tập làm văn Kể về những đổi mới của quê hương em:
- Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề.
- Nêu bật những nét đổi mới của quê em trong những năm gần dây.
- Trong những nét đổi mới đó, em ấn tượng nhất với nét đổi mới nào?
- Tình cảm của em đối với quê hương mình?
Đề 1 :
I.MỞ BÀI
- Làm việc tốt chắc chắn sẽ mang đến niềm vui cho cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh.
- Lần làm một việc tốt khiến cho ba mẹ tôi vui lòng đó là: giúp đỡ một bà cụ đi qua đường.
II. THÂN BÀI
- Hoàn cảnh
- Hôm ấy, tôi thức dậy trễ nên chạy thật vội để đến trường.
- Trên đường đi học, tôi nhìn thấy một bà lão đang muốn băng qua đường.
- Thế nhưng bà lão còn rụt rè, lo sợ vì thấy trên đường xe quá nhiều, bà không dám băng qua.
- Tôi đắn đo suy nghĩ: một là giúp bà lão qua đường, hai là bị trễ giờ học. Tôi phải lựa chọn một trong hai.
- Tôi quyết định giúp bà lão băng qua dường dù biết rằng mình có thể sẽ bị trễ giờ học.
- Giúp bà qua đưòng
- Tôi chạy tới gần bà và hỏi thăm, bà có sao không?
- Bà lão trả lời là muốn qua bên kia đường nhưng vì sợ xe nhiều quá nên không dám.
- Tôi đưa ra nhã ý giúp bà băng qua đường. Bà vui vẻ nhận lời.
- Một tay cầm lấy tay bà. Bàn tay ấm áp, run run của bà cũng giống như bà của tôi vậy. Tay còn lại của tôi giơ cao ra hiệu qua dường để các chú tài xế nhìn thấy mà nhường cho bà cháu chúng tôi.
- Đưa bà lão qua được bèn kia đường, lòng tôi cảm thấy rất vui và tự hào.
- Bà lão hỏi tên tuổi của tôi, tôi học trường nào. Tôi nói, tôi phải tới trường ngay sợ trễ giờ.
- Tôi tới trường vừa kịp chuông reo.
- về nhà, tôi kể cho ba mẹ nghe sự việc khi sáng với vẻ rất háo hức.
- Ba mẹ tôi khen tôi là trẻ ngoan và tự hào về tôi vì đã biết giúp đỡ người lớn tuổi.
III.KẾT BÀI
- Đó là lần tôi làm việc tốt mà tôi cảm thấy rất vui và tự hào.
- Tôi hứa với bản thân mình sẽ cố gắng làm thật nhiều việc tốt để ba mẹ, thầy cô vui lòng.
Đề 2 :
- Mở bài:
- Thầy Hoàng là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
- Thầy đã dạy em ở năm học vừa qua.
- Thân bài:
a) Tả ngoại hình:
- Ngoài bốn mươi tuổi.
- Dáng người cao.
- Nước da ngăm đen.
- Mái tóc điểm bạc.
- Thường mặc bộ veston màu nâu sẫm.
- Thường đeo kính trắng.
- Đôi mắt sâu, hiền từ.
- Miệng hay tươi cười.
- Hàm răng trắng, đều đặn.
- Bàn tay xương xương có nổi đường gân.
b) Tả tính tình:
- Quan tâm đến học sinh.
- Quan tâm đến tất cả mọi người.
- Giúp đỡ đồng nghiệp.
- Yêu nghề dạy học.
- Tận tụy với công việc.
- Mong học trò khôn lđn, nên người.
- Dìu dắt nhiều học trò thành đạt ở tương lai.
- Kết bài:
- Em luôn nhớ về thầy.
- Xem thầy như người cha thứ hai của mình.
- Em ra sức học tập để không phụ lòng thầy.
de2
mo bai
gioi thieu ve thay co cu ma em dinh ta
than bai
ta ngoai hinh , tinh cach cua thay co dinh ta
ke ve ki niem cua em voi thay co do
ket bai
noi ve tinh cam cua em doi voi thay co
minh chi biet lam de 2 thui
2/ Phương pháp: Kiểu văn bản biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
3/ Dàn ý: 3 phần
a/ Mở bài:
- Giới thiệu chung về anh chị em (hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp)
b/ Thân bài:
- Kể và miêu tả những đặc điểm, phẩm chất tốt đẹp anh chị em (tính tình; tác phong sinh hoạt, làm việc; cách đối xử với em và mọi người trong gia đình, tâm hồn tình cảm đối với người thân và đối với riêng em, …), mỗi chi tiết khơi gợi tình cảm yêu thương.
c/Kết bài:
- Những suy nghĩ cảm xúc trực tiếp của em đối với họ
1. MỞ BÀI
Gia đình em có bốn người, bố, mẹ, em và cậu em trai lém lỉnh của em. Em trai em tên là Khánh, là một cậu bé hiểu động và rất thông minh.
2. THÂN BÀI
- Ngoại hình của em trai
- Tính cách em trai
- Đặc điểm em trai
- Kỉ niệm với em trai
- Tình cảm bản thân
3. KẾT BÀI
Em rất yêu quý em trai của mình. Dù sau này có lớn lên, em tin tình cảm chúng em vẫn sẽ không bao giờ thay đổi.
Mở bài :
- Giới thiệu cô giáo mà em yêu quý .
- Kể hoàn cảnh của cô và nêu lý do tại sao em lại yêu quý cô .
Thân bài :
- Miêu tả những đặc điểm nổi bật về cô :
+ Khuôn mặt , đôi mắt , ....
+ Cách ăn mặc
+ ...
- Nêu tính tình của cô .
- Nêu những kỉ niệm mà em nhớ về cô .
- Nay em đã lên lớp 6 tình cảm của em đối với cô ra sao .
Kết bài :
- Nêu cảm nghĩ về cô ( Cô là người mẹ thứ hai của em ) .
- Nêu lời hứa phấn đấu học tập để đền ơi cô .
* Mở bài:
Cô giáo Thương là người dạy em năm lớp Năm. Em rất yêu và kính trọng cô.
* Thân bài:
- Cô gần ba mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, cân đối, cô thường đến trường với tà áo dài màu xanh nước biển, có lẽ đây là màu mà cô ưa thích nhất.
- Mái tóc: mượt, xoã dài ngang lưng. Trên trán lất phất vài cọng tóc mai khiến cô càng duyên dáng hơn.
- Khuôn mặt: trái xoan, nổi bật là đôi mắt lúc nào cũng mở to, sáng long lanh.
- Giọng nói của cô: ấm áp, cô giảng bài rất hay, đặc biệt khi nghe cô kể chuyện ai cũng muốn câu chuyện mãi mãi không đến hồi kết thúc.
- Cô nhắc nhớ chúng em từng li từng tí. Chẳng bao giờ cô lớn tiếng la rầy chúng em cả. Cô thương yêu chúng em vậy nhưng cô cũng rất nghiêm khắc, thưởng phạt phân minh. Bạn nào nghịch ngợm, lười học, cô phê hình ngay. Bạn nào ngoan, học giỏi, chăm chỉ cô khen ngợi và tuyên dương trước lớp. Chúng em ai cùng yêu quý cô Thương.
* Kết bài:
Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với cô. (Em rất yêu và tự hào về cô giáo của mình. Cô là người dìu dắt cho em bước vào cuộc đời học sinh. Em luôn nhớ đến cô, luôn học tốt để cô vui lòng).
Kể về những đổi mới ở quê em
a.MB: Giới thiệu quê em: Ở đâu? (thành thị? nông thôn? tỉnh? vùng đồng bằng? miền núi? miền biển?)
Viết 1 câu đại ý trong mấy năm qua quê em đã có nhiều đổi mới....
b.TB:
I/Trước đổi mới:
1/Cơ sở vật chất (nhà cửa, đường xá....)
-nhà: nhỏ thấp, lụp xụp....
-đường: bằng đất, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bặm.....
-chợ: ít hàng hóa, chưa có nhiều hàng quán...
-trường học: nhỏ, ít phòng học, tối tăm...
2/Đời sống của người dân
-chủ yếu làm nghề.... rất vất vả....
-thu nhập (tiền kiếm được đó các bé) thấp
-cuộc sống gặp nhiều khó khăn: trẻ em phải bỏ học,hoặc không chú ý tới học hành, không có điều kiện khám chữa bênh tốt
II/Hiện nay
1/Cơ sở vật chất
-nhà cửa khang trang (tức là to đẹp hơn đó các bé), có nhiều nhà cao tầng...
-đường được sửa chữa, xây dựng mới... đi lại thuận tiện....
-chợ: đông vui, nhộn nhịp (tức là nhiều người qua lại tạo ra cảm giác vui tai vui mắt đó), nhiều loại hàng hóa.... (miêu tả thêm)
-trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt...(miêu tả thêm về những thứ mới trong trường mình)
-có thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên ....(miêu tả những nơi đó)
2/Đời sống của người dân:
-khấm khá hơn: thu nhập cao hơn nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tăng năng suất....
-trong gia đình có nhiều tiện nghi như: ti vi, tủ lạnh, điều hòa, xe máy...
-Trẻ em được quan tâm hơn trong việc học hành....
-Người dân đã có nơi khám chữa bệnh...
(Xen thêm miêu tả và cảm xúc của mình)
c.KB:
-quê em đã có nhiều thay đổi
-yêu mến quê hương
-quyết tâm học tốt để xây dựng quê hương......