K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2022

 tham khảo****************Hội An: Từ đầu thế kỷ XVI, sau các phát kiến địa lý, thương nhân châu Âu bắt đầu hướng các hoạt động giao thương đến châu Á. Thương nhân Nhật Bản cũng tìm cách xâm nhập vào thị trường Đông Nam Á. Thời kỳ này có rất nhiều thương thuyền ngoại quốc cập cảng Việt Nam.Vào thế kỷ XVI – XVII, với vị trí là một thương cảng quốc tế, lại nhận được những chính sách tích cực của các chúa Nguyễn, Hội An là điểm đến hấp dẫn không chỉ của các thương nhân mà còn cả các nhà truyền giáo, nhà thám hiểm… từ nhiều quốc gia. Cảng thị Hội An ngày nay đã được chính phủ Việt Nam công nhận là “Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia”, và ở đó vẫn còn những dãy nhà gỗ dược dựng từ đầu thế kỷ XIX, một minh chứng khá rõ ràng cho sự hòa trộn của cảnh quan phố cảng Đông Nam Á và yếu tố “thị” của một đô thị cổ Việt Nam. Năm 1993, Nhật Bản và Việt Nam cùng bắt đầu một chương trình gìn giữ và bảo tồn Hội An. Đây cũng là thời điểm những cuộc điều tra khai quật nhằm tìm hiểu về lịch sử hình thành khu phố cổ bắt đầu được tiến hành
Thăng Long: Trong thế kỷ XVI, XVII, Thăng Long là nơi tập trung buôn bán rất sầm uất của miề đồng bằng Bắc Bộ. Thăng Long khi ấy còn có tên là kẻ chợ, từ 36 phố phường thời Lê đã trở thành một trung tâm chính trị và thương mại quan trọng.Đến thế kỷ thứ XVIII, đất kinh kỳ vẫn còn mang đậm nét làng xã, hầu như phường nào cũng có đình thờ thành Hoàng dàng gốc của mình.Kinh thành Thăng Long xây dựng vào năm 1010 trong những điều kiện rất thuận lợi nên ngày càng phát triển, thịnh vượng và từ đó trở thành trung tâm của đất nước Việt Nam liên tục trong gần 1000 năm nay.

13 tháng 5 2022

hình như tui chx hc thì phải

3 tháng 4 2022

Vào các thế kỉ XVI – XVIII, nhiều đô thị mới hình thành ở miền Bắc và miền Nam. Khu cư dân Thăng Long cũng phát triển với tên Kẻ Chợ gồm 36 phố phường và 8 chợ.
Một thương nhân nước ngoài đã mô tả : “Các phố ở Kẻ Chợ đều rộng, đẹp và lát gạch từng phần...” Một thương nhân khác nói thêm : “Tất cả những vật phẩm khác nhau bán trong thành phố này đều được dành riêng cho từng phường...”
Phố Hiến (phía nam thị xã Hưng Yên ngày nay) ra đời và phát triển phồn thịnh. Nhân dân có câu ‘Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến ”. Theo người phương Tây mô tả, bấy giờ Phố Hiến có khoảng 2000 nóc nhà.
Hội An là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong (trên đất Quảng Nam ngày nay), phát triển chủ yếu ở các thế kỉ XVII - XVIII.
Giáo sĩ Bo-ri đã viết : “Hải cảng đẹp nhất, nơi mà thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán là hải cảng thuộc tỉnh Các-ci-am (Quảng Nam)... Thành phố đó lớn lắm, đến nỗi người ta có thể nói nó có 2 thị trấn, một của người Trung Quốc và một của người Nhật Bản.” (Tường trình về vương quốc Đàng Trong)

1 tháng 5 2022

iojolkljknikn

4 tháng 5 2022

Ảo zữ men:))

13 tháng 1 2022

cc

 

4 tháng 4 2018

Hội An, một trong những đô thị cổ xưa nhất của Việt Nam, có bề dày lịch sử khoảng năm trăm năm, xứng đáng được nghiên cứu thật sâu sắc về bản chất, lịch sử, khảo cổ học, văn hóa, các hoạt động kinh tế xã hội,… Đô thị cổ Hội An chiếm một khoảng không gian chừng hai cây số vuông, thật nhỏ so với đô thị Gia Định bề thế, chỉ có bề dày lịch sử khoảng năm trăm năm, thật mỏng hơn nhiều so với Thăng Long – Hà Nội với hàng ngàn năm văn hiến, không có các quần thể di tích lịch sử đồ sộ và phong cảnh hữu tình như cố đô Phú Xuân – Huế, thế mà làm sao vùng đất cổ xưa này lại có sức vẫy gọi kỳ lạ đến như thế, không những đối với người dân mọi miền đất nướcViệt Nam mà cả đối với các du khách và các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia của các châu lục trên thế giới.
Hội An khác với các đô thị cổ trong nước ở chỗ, mặc dù trải qua khoảng bốn trăm năm với chức năng của một trung tâm ngoại thương nhưng vẫn duy trì được cho đến tận nay một tổng thể với hàng ngàn di tích lịch sử mang những nét đặc thù của nghệ thuật kiến trúc đô thị Việt Nam. Đô thị cổ Hội An là một bằng chứng sinh động về sự hình thành và phát triển của các đô thị Việt Nam qua các thời đại, mang tính phổ quát của đô thị phương Đông nhiệt đới gió mùa. Đô thị cổ Hội An là một tập hợp các loại hình kiến trúc đô thị cổ với một cơ cấu cư dân còn nguyên vẹn. Sự nguyên vẹn trong kiến trúc đô thị đó vẫn được bảo tồn ở ba bình diện: hình thái đô thị, đơn vị không gian kiến trúc tức khu phố cổ và từng công trình kiến trúc riêng lẻ. Đặc biệt, trong chính các ngôi nhà cổ hình ống đã được xây dựng cách đây hàng trăm năm, các thế hệ con cháu đời sau vẫn tiếp tục sống nối tiếp thế hệ cha ông của họ.
Đô thị cổ Hội An là như vậy, một thành phố đang sống, hiếm thấy trên hành tinh chúng ta. Bởi vậy, ngày nay đi giữa phố phường của các khu phố cổ, người ta cảm thấy lòng mình ấm cúng, cái xa xưa và cái hiện tại hòa quyện vào nhau trong cuộc sống hiện nay và trong tâm hồn của mỗi người dân nơi đây.
Để hiểu rõ hơn về đô thị cổ Hội An, chúng ta cùng nhìn lại quá khứ, tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển và suy thoái của đô thị này.
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN
1. Tình hình thế giới và khu vực có những chuyển biến có tác động đến sự hình thành và hưng khởi của đô thị cổ Hội An
Sau các cuộc Phát kiến địa lí (cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI) giao lưu thương mại trên thế giới đã phát triển nhanh chóng. Thương nhân Châu Âu đã mở rộng và thúc đẩy hơn nữa các hoạt động buôn bán với các nước phương Đông, trong đó khu vực Đông Nam Á và Đại Việt cũng là một điểm đến của các thương nhân Châu Âu.
Cùng thời gian này thương nhân các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản cũng đẩy mạnh hoạt động buôn bán với các khu vực trong đó có các nước Đông Nam Á. Năm 1576, nhà Minh bãi bỏ hải cấm, cho thương nhân xuất dương ra nước ngoài. Nhưng vẫn cấm giao dịch với Nhật một số mặt hàng, chủ yếu là nguyên liệu. Tình hình đó, đã dẫn đến việc Mạc Phủ cấp hộ chiếu cho các thuyền buôn, gọi là “Châu Ấn thuyền” vào năm 1592 để mở rộng quan hệ mậu dịch với các nước Đông Nam Á và những hàng của Trung Quốc ở thị trường này [2; 28], làm cho tình hình buôn bán các nước phương Đông sôi động hẳn lên.
Trước tác động của nền thương mại thế giới, đã hình thành nhiều trung tâm buôn bán bên bờ biển đông nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng hàng hóa với khối lượng lớn.
Bối cảnh thế giới và khu vực đã tạo điều kiện cho việc buôn bán giữa Đại Việt với các nước bên ngoài phát triển. Đây cũng là cơ sở cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị của Đại Việt, trong đó có đô thị Hội An.
2. Với vị trí thuận lợi đô thị cổ Hội An có điều kiện phát triển
Đô thị cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Phía Đông Đô thị cổ Hội An nối với biển Đông qua cửa Đại. Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Tây giáp huyện Điện Bàn. Thông qua sông Thu Bồn, đô thị cổ Hội An nối với kinh đô Trà Kiệu, với khu thờ tự Mỹ Sơn ở thượng lưu, và thông qua các đường sông, đường bộ, nối với núi rừng giàu lâm thổ sản miền Tây. Hội An ở giữa vùng đồng bằng giàu có của xứ Quảng và giữ vị trí đầu mối giao thông thuận lợi với các thị trường trong nước và với hệ thống hàng hải quốc tế. Nhà buôn người Pháp Pierre Poivre đến Hội An và ghi lại: “Cảng thì sâu, tàu bè được an toàn. Nó rất thuận lợi đối với các thương nhân… Đường vào cảng này không khó đi, đó là một con sông lớn chảy qua tỉnh Chăm và bắt nguồn từ các vùng núi ở Lào” [2; 50-51].
Hội An là cửa ngõ của Đàng Trong, cũng như của Đại Việt thông thương với thế giới bên ngoài. “Hội An và các cảng kề cận khác đều nằm ở rìa bắc của mạng lưới hàng hải quốc tế và đóng vai trò trung gian giữa vùng biển Đông Á và Trung Hoa…, chúng đóng vai trò trung gian kép giữa vùng biển Đông Nam Á và Trung Hoa, cũng như giữa Nhật Bản và Trung Hoa” [2; 29]. Nhờ ở vào vị trí địa lý thuận lợi nên hàng hoá từ bốn phương trong nước tụ về thương cảng Hội An. Rồi lại chính từ thương cảng này, hàng hoá trong nước với những sản phẩm nổi tiếng như tơ, tằm, gốm, sứ, trầm hương, yến sào,… được thuyền buôn các nước chuyển tải đến nhiều nước Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á và một số nước phương Tây.
Hàng hoá nước ngoài cũng từ Hội An được toả khắp mọi miền đất nước. Thương thuyền của Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Philippin, Indonesia, Malaysia,… và một số nước Châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp thường xuyên qua lại buôn bán.
Với vị trí thuận lợi, Hội An trở thành một trung tâm giao lưu kinh tế rộng lớn, một đô thị - thương cảng có tầm cỡ quốc tế.
3. Chính sách phát triển kinh tế ở Đàng Trong của các chúa Nguyễn
Có thể khẳng định rằng, kinh tế công - thương nghiệp Đàng Trong giai đoạn từ thế kỷ XVII – XVIII phát triển một cách mạnh mẽ. Có nhiều nguyên nhân đưa đến sự phát triển này, nhưng chúng ta không thể không kể đến một nguyên nhân quan trọng và chủ yếu là do chủ trương mở cửa, giao lưu buôn bán với nước ngoài của chính quyền Đàng Trong. Thế kỉ XVII – XVIII, các chúa Nguyễn một mặt ra sức củng cố chính quyền Đàng Trong mặt khác cũng rất chú trọng phát triển kinh tế, đề ra những chính sách mở cửa giao lưu buôn bán. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán giữa Đàng Trong với các quốc gia bên ngoài, thu hút một số lượng lớn các thương nhân ở nhiều nước trên các khu vực khác nhau tập trung buôn bán. Sử cũ đã xác nhận về tác dụng của chính sách cai trị cởi mởi của các chúa Nguyễn trong cuối thế kỷ XVII: “Chợ không hai giá, không có chộm cướp. Thuyền buôn các nước đến, nhiều Trấn trở nên một nơi đô hội lớn” [2; 30]. Đây là một tiền đề, một cơ sở quan trọng góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển hưng khởi của các đô thị trong đó có đô thị cổ Hội An.
4. Sự phát triển của kinh tế Đàng Trong trong giai đoạn thế kỷ XVI – XVIII
Nhờ mở cửa quan hệ buôn bán với nước ngoài mà kinh tế Đàng Trong trong những thế kỷ XVI – XVIII có bước phát triển mạnh mẽ.
Về nông nghiệp, xứ Quảng nằm trong khu vực nhiệt đới ôn hòa và trên một vùng đất đai màu mỡ, nhờ đó mà nông nghiệp sản xuất được quanh năm, cung cấp được các nông sản nhiều về số lượng và tốt về chất lượng; đồng thời, các sản vật lấy từ rừng và biển cũng dồi dào.
Về thủ công nghiệp, kinh tế thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian đều phát triển mạnh. Đối với sản xuất thủ công nghiệp nhà nước, chúa Nguyễn lập nhiều xưởng đóng thuyền, đúc súng ở các nơi. Trong thời gian này, các Chúa Nguyễn đã cho đóng được nhiều loại thuyền lớn chuyên trở được khối khối lượng hàng hóa lớn. Ngành đóng thuyền phát triển là một trong những cơ sở cho nền thương mại biển phát triển. Mặt khác, để đáp ứng được nhu cầu đóng thuyền, đúc súng, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong cũng phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Vì vậy, đây cũng là một trong những cơ sở tạo điều kiện cho thương cảng Hội An thêm nhộn nhịp.
Bên cạnh sản xuất thủ công nghiệp nhà nước, thủ công nghiệp dân gian cũng rất phát triển, với những nghề nghiệp đa dạng, phong phú như: nghề làm gốm, sành, sứ, kéo tơ, dệt lụa, trạm trổ, làm đá, làm mộc, đúc chuông,… Trong các mặt hàng thủ công nghiệp, tơ lụa và đồ gốm sứ là những mặt hàng nổi tiếng nhất, có giá trị xuất khẩu cao. Giáo sư khảo cổ học Nhật Bản Hasabe Gakuji đã viết: “Các tàu buôn (Nhật Bản) đến Việt Nam mua tơ sống, hàng lụa, hương liệu và các tạp hóa, đồng thời còn mua một khối lượng đồ gốm sứ Việt Nam. Điều này có thể chứng minh bằng nhiều di vật còn nguyên vẹn hiện nay còn giữ ở Nhật Bản” và “Vào khoảng thế kỷ XVII, trong gia đình các thương gia giàu có và gia đình các phái Trà đạo đều còn giữ các đồ sứ Việt Nam”
Sự phát triển của thủ công nghiệp ở Đàng Trong thế kỷ XVII – XVIII, đã cung cấp những mặt hàng đa đạng cho các trung tâm kinh tế, trong đó có đô thị Hội An, là cơ sở quan trong cho sự phát triển của đô thị này.
Bên cạnh sự phát triển của thủ công nghiệp, thế kỉ XVI – XVIII, thương nghiệp của Đàng Trong cũng phát triển nhộn nhịp và rộng khắp, cả nội thương và ngoại thương.
Trước hết, là sự phát trển của hệ thống chợ, tạo điều kiện cho việc trao đổi buôn bán giữa các vùng miền được dễ dàng và trở nên tấp nập hơn. Mặt khác, việc buôn bán với thương nhân nước ngoài đã phát triển và mở rộng hơn hẳn so với những thế kỉ trước. Bên cạnh các thương nhân Châu Á quen thuộc còn có sự xuất hiện của các thương nhân Nhật Bản và Phương Tây, mặc dù chưa nhiều, chưa đều đặn và liên tục, nhưng đã đánh dấu thời kì Đại Việt đi vào luồng giao lưu buôn bán quốc tế.
Trên dọc bờ biển của Đàng Trong trong giai đoạn này có hàng trục bến cảng vệ tinh cho Hội An hoạt động tích cực như Thanh Hà (thuộc Thuận Hóa), Cửa Hàn, Kỳ Hà, Tân Châu, Đề Gi, Hàm Thủy (Nước Mặn),… đã đóng góp nguồn hàng đa dạng cho cảng thị Hội An để xuất khẩu ra nước ngoài hay bán ra cho Đàng Ngoài hoặc để lưu thông trong nội bộ Đàng Trong
Sự đa dạng của các mặt hàng nông nghiệp, thủ công nghiệp và sự phát triển của thương mại là cơ sở quan trọng cho sự ra đời và phát triển của đô thị cổ Hội An.
5. Tiền đề lịch sử cho sự ra đời và phát triển của đô thị cổ Hội An
Vùng đất Thuận Quảng có một lịch sử phát triển lâu dài. Trong suốt thời kỳ "tiền Hội An", nơi đây từng tồn tại hai nền văn hóa lớn. Đó là văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Champa. Di chỉ đầu tiên của văn hóa Sa Huỳnh là phố Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi bị cát vùi lấp, được các nhà khảo cổ người Pháp phát hiện. Chỉ riêng trong khu vực thành phố Hội An đã phát hiện được hơn 50 địa điểm là di tích của nền văn hóa này, phần lớn tập trung ở những cồn cát ven sông Thu Bồn cũ. Đặc biệt, sự phát hiện hai loại tiền đồng Trung Quốc thời Hán, những hiện vật sắt kiểu Tây Hán... đã minh chứng ngay từ đầu Công nguyên, nơi đây đã bắt đầu có những giao dịch ngoại thương. Tiếp sau nền văn hóa Sa Huỳnh, từ thế kỷ II đến đến thế kỷ XV, dải đất miền trung Việt Nam là lãnh thổ của vương quốc cổ Chăm Pa.
Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, vương quốc Champa bị Đại Việt đẩy dần về phía Nam. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem quân chinh phạt Champa, chiếm kinh đô Vijaya. Vua Lê lấy đất Vijaya nhập vào Chiêm Động, Cổ Lũy, lập một đạo mới gọi là đạo Quảng Nam [8; 133]. Vùng đất Hội An trở thành lãnh thổ của Đại Việt từ đó.
Năm 1985, trong Hội thảo Khoa học về Hội An lần thứ nhất, GS Trần Quốc Vượng cho rằng đã có một Chiêm cảng thời đại Champa là thời đại vàng son thứ nhất của Hội An. Vấn đề này được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Đến năm 1990, đã xác định có một Lâm Ấp phố nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn [2; 44]. Những dấu tích đền tháp Chăm còn lại, những giếng nước Chăm, những pho tượng Chăm, những di vật của người Đại Việt, Trung Hoa, làm sáng tỏ giả thuyết nơi đây từng có một Lâm Ấp Phố với một cảng biển là Đại Chiêm phát triển hưng thịnh.
Đô thị cổ Hội An nằm ở Hạ Lưu sông Thu Bồn, nơi đây đã từng là một Lâm Ấp phố với cảng biển Đại Chiêm của vương quốc cổ Champa. Như thế, ta có thể khẳng định tiền thân của Hội An là cảng Đại Chiêm – thương cảng quan trọng của Champa.
Yếu tố lịch sử là cơ sở quan trọng cho sự ra đời và phát triển của đô thị cổ Hội An.

16 tháng 4 2022

tham khảo!!
 Hội An khác với các đô thị cổ trong nước ở chỗ, mặc dù trải qua khoảng bốn trăm năm với chức năng của một trung tâm ngoại thương nhưng vẫn duy trì được cho đến tận nay một tổng thể với hàng ngàn di tích lịch sử mang những nét đặc thù của nghệ thuật kiến trúc đô thị Việt Nam. Đô thị cổ Hội An là một bằng chứng sinh động về sự hình thành và phát triển của các đô thị Việt Nam qua các thời đại, mang tính phổ quát của đô thị phương Đông nhiệt đới gió mùa. Đô thị cổ Hội An là một tập hợp các loại hình kiến trúc đô thị cổ với một cơ cấu cư dân còn nguyên vẹn. Sự nguyên vẹn trong kiến trúc đô thị đó vẫn được bảo tồn ở ba bình diện: hình thái đô thị, đơn vị không gian kiến trúc tức khu phố cổ và từng công trình kiến trúc riêng lẻ. Đặc biệt, trong chính các ngôi nhà cổ hình ống đã được xây dựng cách đây hàng trăm năm, các thế hệ con cháu đời sau vẫn tiếp tục sống nối tiếp thế hệ cha ông của họ.
 

16 tháng 4 2022

tham khảo nha.

Quá trình phát triển và hoạt động buôn bán của nghề thủ côngỞ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công (dệt vải lụa, gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm giấy, khắc bản in...). Nhiều làng thủ công nổi tiếng như gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huê”) ; các làng làm đường mía ở Quảng Nam...
Gốm Bát Tràng rất được ưa chuộng, nên có câu :
"ước gì anh lấy được nàng,
Đểanh mua gạch Bát Tràng về xâỵ."
Nhiều lái buôn phương Tây khen đường của nước ta "tốt nhất trong khu vực", "là mặt hàng bán rất chạy, đường rất trắng và mịn hạt, đường phèn thì tinh khiết, trong suốt".
Nghề thủ công phát triển thì việc buôn bán cũng được mở rộng. Các huyện vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá. Thời kì này cũng xuất hiện thêm một số đô thị. Ngoài Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường, ở Đàng Ngoài có Phố Hiến (Hưng Yên). Bấy giờ có câu : "Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến", ở Đàng Trong có Thanh Hà (Thừa Thiên Huê), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh).
Trong thế kỉ XVII, nhiều thương nhân châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á) và châu Âu (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp) đến Phố Hiến, Hội An buôn bán tấp nập. Họ mở cửa hàng bán len dạ, đồ pha lê... và mua tơ tằm, đường, trầm hương, ngà voi...
Chúa Trịnh, chúa Nguyễn cho họ vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Nhưng về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương. Do vậy, ở nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

chúc bạn học tốt nha.

22 tháng 9 2016

1.Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc :

- Trung Quốc xây dựng nhà nước đầu  tiên ở Châu thổ sông Hòang Hà  từ 2.000 năm tr CN, và mở rộng xuống phía Nam, có nền văn minh cổ đại rực rỡ  (Hạ-Chu-Thương)

- Xuất hiện công cụ sắt , năng xuất lao động tăng .

-Hình thành giai cấp địa chủ , nông dân lĩnh canh  ( tá  điền ) nhận ruộng của địa chủ  và nộp tô cho địa chủ .

- Hình thành quan hệ sản xuất phong kiến Trung Quốc

            +  Địa chủ .

            + Nông dân tá điền.ha

22 tháng 9 2016

Mình cảm ơn bạn nhìu lém hihi

 

8 tháng 3 2018
Theo nhà nghiên cứu Hồ Sĩ Tá, Kẻ Chợ là tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội xưa, mà người phương Tây đến đất này quen gọi từ thế kỷ 16. Có lẽ cố đạo người Bồ Đào Nha Barotxo trong cuốn Nói về châu Á xuất bản năm 1550 là người đầu tiên nhắc đến tên này.

Còn theo chú giải của nhà nghiên cứu Phạm Văn Tình, trong cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ, còn gọi từ điển Việt - Bồ - La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của Alexandre de Rhodes xuất bản tại Roma năm 1651 (NXB Khoa học Xã hội in lại năm 1991) đã có từ Kẻ Chợ độc đáo này. Mục từ "Kẻ" được A. de Rhodes giải nghĩa: "Kẻ chợ: Những người ở trong chợ, nghĩa là những người ở kinh đô Đông Kinh".

Như vậy, nếu căn cứ vào cái mốc của tài liệu trên thì tên gọi Kẻ Chợ xuất hiện ít nhất là từ thế kỉ 17. Lâu nay, dân gian ta vẫn hay dùng từ này để chỉ "Hà Nội" hoặc "người Hà Nội".

Trong từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 2 (NXB Từ điển Bách khoa, 2002) đưa ra chú thích "Đây là tên gọi dân gian kinh thành Thăng Long ngày xưa. Theo nghĩa hẹp, chỉ khu phố phường dân cư của kinh thành thời Lê - Trịnh, phân biệt với khu hoàng thành của vua quan". Chợ là nơi kinh doanh, buôn bán hàng hoá (với hàng loạt các phố "hàng" khác nhau) ở Hà Nội xưa.

Cũng theo cuốn này thì đầu tiên người ta dùng "kẻ" trong Kẻ Chợ với nghĩa như trong kẻ ở người đi, kẻ Bắc người Nam, kẻ sĩ. Sau này, hơi nghiêng về hàm ý không được coi trọng, vì dân thương gia, buôn bán không hẳn là những người có thứ bậc cao. Sau đó, "kẻ" tiếp tục phát sinh nghĩa, chỉ nơi chốn của một cộng đồng người, có nét đặc thù riêng. Vì thế, ta có kẻ chợ, kẻ quê, kẻ Sặt, kẻ Noi, kẻ Mơ, kẻ Láng, kẻ Đông,… Ở các từ này, nghĩa chỉ người và nghĩa chỉ một vùng địa danh có sự hoà kết tạo nên một nghĩa tổng quát.

Kẻ Chợ (Hà Nội) là một tổ hợp mang đậm cách dùng này. Lúc đầu chỉ để phân biệt hai khu vực trong kinh thành (một nơi của dân buôn bán, xô bồ dân dã; một nơi là hoàng thành của vua chúa, đẹp đẽ nghiêm cẩn).

Hà Nội cũng là địa phương duy nhất trong cả nước được sử dụng danh từ phố phường. Phố chỉ sự phát triển của thị thành, còn phường chỉ sự phát triển của các ngành nghề. Điều này cho thấy vị thế của các nghề thủ công - thương mại trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất Thăng Long xưa. Nhờ địa thế cho giao thông đường thủy thuận lợi với các khu vực trong vùng, từ thế kỷ 11, Hà Nội đã rất phát triển về thương mại.

Theo cuốn Lịch sử Thủ đô Hà Nội, có ghi lại nhận xét của giáo sĩ Richard ở thế kỷ 18 về cảnh buôn bán sầm uất trên bến sông Hồng ở Thăng Long: "Số lượng thuyền bè lớn lắm, đến nỗi rất khó mà lội được xuống bờ sông: Những sông, những bến buôn bán sầm uất nhất của chúng ta (Âu châu), ngay thành phố Venise với tất cả những thuyền lớn, thuyền nhỏ cũng không thể đem đến cho người ta một ý niệm về sự hoạt động buôn bán và dân số trên sông Kẻ Chợ".

Thực tế, từ thời Đại La (tên cũ của Hà Nội) đã trở thành một cái chợ lớn của cả lưu vực sông Hồng. Những cư dân đầu tiên đến định cư ở đây cũng để buôn bán. Việc tụ họp theo nhóm nghề buôn bán chính là cơ sở đầu tiên giúp hình thành các phố chuyên nghề ở Hà Nội sau này.

Về một phương diện nào đó, có thể hình dung, 36 phố phường của Thăng Long thực chất là dãy hàng quán, về sau phát triển thành các phố phường sầm uất. Chính truyền thống buôn bán chứ không phải canh tác nông nghiệp đã tạo cho họ sự năng động và nhạy bén. Có lẽ vì thế, khi người Hà Nội đến sinh sống ở các vùng miền thường đạt được những thành công rực rỡ trong kinh doanh.

Bên cạnh những thuận lợi về địa lý, sau này, với sự thịnh trị của triều đình các đời Lý, Lê, Mạc cũng đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành các phố phường ở Hà Nội. Ở kinh đô Thăng Long, thợ chuyên nghiệp vẫn được tổ chức lại theo phường thợ thủ công. Nhờ thế, thợ thuyền được tự do đi lại và tự do hành nghề mà Thăng Long là nơi tụ họp nhân tài các phường thợ dân gian, khiến cho nơi đây dần dần hình thành thêm các phường, phố nghề mới, làm phong phú hơn nét đặc sắc của phố phường.

3 tháng 11 2016

giống nhau :

Kinh tế:
Kinh tế nông nghiệp là chính, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ.
Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất.
Lực lượng sản xuất chính là nông dân.
Đặc điểm cơ bản là tự cung tự cấp.
Xã hội:
Tất cả ruộng đất, con người đều là của cải và thuộc quyền sở hữu của nhà vua.
Hai giai cấp cơ bản và cũng chính là mâu thuẫn cơ bản là chủ đất và nông dân làm thuê.
Phân chia đẳng cấp là đặc điểm tiêu biểu.
Chính trị:
Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua là quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân.
Chế độ chính trị: đi từ phân quyền đến tập quyền, đây là đỉnh tột cùng của chế độ phong kiến.
Tư tưởng:
Cả hai đều lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình (Trung Quốc: Khổng giáo, Ấn Độ: Hồi giáo, châu Âu: Thiên chúa giáo).

2. Sự khác nhau:

Kinh tế - xã hội:
- Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông.
- Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
- Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây (tồn tại 1o thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ PK phương Đông (hơn 2500 năm).

Chính trị và tư tưởng.

Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm.
Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa.
Cơ sở lí luận chio chế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị.

chúc bạn học giỏi hehe

13 tháng 1 2021

rất lâu thanghoa