Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Càng lớn, ta càng nhận ra cuộc đời luôn không ngừng biến chuyển tuần hoàn và có nhiều thứ dần biến mất đi theo thời gian. Trưởng thành, ta mất đi sự vô lo vô nghĩ, mất đi sự hồn nhiên ngây thơ thuở nào. Thời gian qua đi khiến ta mất đi tuổi xuân, mất đi quãng thời gian đẹp đẽ nhất đời mình, rồi nhiều thứ hơn nữa cứ nối đuôi nhau mà mất đi. Đúng vậy, ai trong chúng ta cũng chịu nhiều tổn thương mất mát, thế nhưng mất mát cũng có lớn nhỏ tùy thuộc vào tầm quan trọng của thứ mà bạn đánh mất. Điều ấy hoàn toàn đúng với câu: "Mất tiền là mất nhỏ, mất danh dự là mất lớn, mất can đảm là mất hết".
Để sống trong xã hội ngày nay thì bạn cần một thứ quan trọng không thể thiếu đó là tiền. Tiền là thứ mà bất cứ ai cũng cần đến để duy trì một cuộc sống ổn định, hằng ngày chúng ta sử dụng tiền để trang trải cuộc sống, lo cho bản thân và gia đình. Chúng ta nỗ lực lao động cả ngày mục đích cũng chỉ để kiếm miếng cơm manh áo, cha mẹ đi làm kiếm tiền nuôi con cái ăn học, trang trải nợ nần và phục vụ đời sống. Suốt cả đời người chúng ta cực nhọc làm việc suy cho cùng cũng chỉ vì đồng tiền, tiền dường như trở thành đích đến của cuộc sống con người khiến người ta có động lực để phấn đấu lao động sản xuất hơn, thế nhưng tiền cũng là gánh nặng với con người. Không có tiền con người sẽ dễ dàng bị coi thường, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, không có tiền bạn cũng không thể duy trì cuộc sống của mình. Vì mọi thứ đều được mua bằng tiền, nhờ có tiền mà cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Không làm được chúng ta có thể mua hoặc thuê người khác làm thay mình, tiền giúp cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn nhưng ở một khía cạnh nào đó nó lại khiến con người trở nên ích kỷ, phụ thuộc và kém tính sáng tạo.
Tiền rất quan trọng và cần thiết với cuộc sống của con người, vì vậy, mất tiền chắc chắn sẽ khiến chúng ta đau xót thế nào khi đồng tiền mà mình góp nhặt, cực nhọc bao ngày mới có được nay lại không cánh mà bay. Đó là mồ hôi xương máu của bạn, là cái mà bạn đã dành thời gian và công sức, thậm chí có cả máu và nước mắt để tích góp được. Mất mát đó thực sự khiến con người ta tổn thương, dằn vặt, tự oán trách bản thân. Thế nhưng, mất tiền không phải là mất tất cả, mất tiền chúng ta vẫn có thể kiếm lại được bởi sau cũng tiền cũng chỉ là thứ vật chất giúp duy trì cuộc sống của chúng ta. Một khi còn khỏe mạnh, chúng ta vẫn có thể kiếm lại được số tiền ấy và thậm chí là nhiều hơn trước đó. Bởi vậy, "mất tiền là mất nhỏ".
Khác với tiền là thứ vật chất hữu hình thì danh dự lại là thứ trừu tượng chỉ có thể định nghĩa chứ không thể cầm nắm được. Vậy nhưng, cái thứ vô hình ấy cũng có thể bị mất. Danh dự khác với tiền vì để có được danh dự con người ta phải nỗ lực, cống hiến rất nhiều mới được người khác công nhận, coi trọng những đóng góp của mình. Qua thời gian con người ta tự gây dựng được uy tín cho bản thân mình rồi hơn nữa là danh dự cho gia đình, dòng họ. Nếu tiền là thành quả lao động của bạn được trả công sau mỗi tháng làm việc cực nhọc thì danh dự lại là thứ mà người ta phải dành cả cuộc đời mới có thể có được. Thứ phải dành ra cả đời để có được vậy nhưng nó cũng là thứ dễ dàng mất, nếu bạn không có chuẩn mực đạo đức và hành động đúng đắn thì mọi công sức gây dựng của mình sẽ trở nên uổng phí. Tiền có thể kiếm lại nhưng danh dự một khi đã mất sẽ để lại tiếng xấu muôn đời. Bạn mất tiền sẽ được mọi người đồng cảm và thương xót thế nhưng khi bạn tự làm mất danh dự, nhân phẩm của mình, chắc chắn sẽ bị người đời chê bai và khinh bỉ. Danh dự là thứ quan trọng như thế, là uy tín của bản thân mỗi người vậy nên khi "mất danh dự sẽ là mất lớn", nhưng mất danh dự chưa phải là mất tất cả.
Để có thể thành công trong cuộc sống, chắc chắn ai trong chúng ta cũng cần có lòng can đảm, cần nghị lực và ý chí kiên cường để đối đầu với phong ba bão táp của cuộc sống. Như đã nói ở trên, mất tiền có thể kiếm lại, mất danh dự cũng có thể gây dựng lại nhưng lại cần một sự nỗ lực và cố gắng không tưởng để rồi qua thời gian bạn có thể gây dựng lại uy tín, sự coi trọng của mọi người dành cho mình. Thế nhưng, nếu bạn đánh mất can đảm thì đồng nghĩa với việc bạn đánh mất tất cả. Không có lòng can đảm chúng ta sẽ không đủ dũng cảm để vượt qua mọi thử thách của cuộc sống, bản thân sẽ dễ dàng ngã gục vì nhu nhược, lười biếng. Dòng đời xô bồ muôn vàn cám dỗ nếu không có lòng can đảm, không có nghị lực làm sao chúng ta có thể vượt lên chính mình để mà đạt được thành công như mong đợi. Nếu không có can đảm, ta sẽ không có sức mạnh, không có sức mạnh, bản lĩnh, vậy làm sao có thể lấy lại tất cả "tiền bạc, danh dự" đã mất của bản thân đây?. Bởi vậy mới nói "Mất can đảm là mất hết"!
Danh dự, lòng can đảm là những thứ quan trọng không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi người nhưng trong cuộc sống ngày nay vẫn có những kẻ tự bán rẻ danh dự của mình, gạt bỏ lòng can đảm để đổi lấy tiền bạc. Với một số người tiền bạc là tất cả, suốt cả cuộc đời họ bị ám ảnh bởi tiền bạc để rồi tự thân xa vào vực thẳm của tội lỗi, đánh mất danh dự, đánh mất tất cả đâu hay.
Thật vậy, tiền bạc chỉ là thứ vật chất mà con người kiếm ra để phục vụ cuộc sống của mình, sau cùng tiền cũng chỉ để đảm bảo cuộc sống và dùng để trao đổi giữa con người với nhau. Vậy nên, nếu chẳng may bạn mất tiền cũng đừng có quá tuyệt vọng, mất tiền chưa phải là mất tất cả. Khi nào chúng ta còn sức khỏe, còn ý chí nghị lực và còn danh dự thì sau này chúng ta sẽ kiếm lại được số tiền ấy, hãy sống tích cực và lạc quan hơn nữa để đón nhận cuộc sống này, sống một cuộc đời không còn gì để tiếc nuối.
Sống trên đời ai mà chẳng phải trải qua mất mát, thế nhưng con người khác nhau ở chỗ là có người biết can đảm kìm nén nỗi đau để vượt qua trong khi người khác suy sụp trong mất mát, vì "Mất tiền là mất nhỏ, mất danh dự là mất lớn, mất can đảm là mất hết". Vậy nên dù cuộc sống của bạn có chông gai và chẳng hề như mong đợi thì hãy cứ mỉm cười, kiên cường vượt qua tất cả. Vì vấp ngã, thất bại và mất mát sẽ để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm, có vấp ngã mới cứng cỏi và biết được bài học cuộc sống.
bố mẹ tự hào về con trưởng thành VÍ DỤ nhé
-tôi chăm học nên bây giờ có nhiều tiền đi du lịch
Tham Khảo
“Cái răng, cái tóc” đều là những bộ phận trên cơ thể con người, thuộc về ngoại hình bên ngoài. Còn “góc con người” ở đây chính là nét tính cách, phẩm chất của mỗi người. Như vậy, câu tục ngữ trên muốn nhấn mạnh rằng đôi khi ngoại hình bên ngoài cũng phần nào thể hiện được nét tính cách bên trong.
bạn tham khảo nha
Khi nhắc đến yếu tố ngoại hình của con người, cha ông ta từ xa xưa đã có câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người” - một lời khuyên đầy quý giá.
“Cái răng, cái tóc” chỉ là những bộ phận nhỏ trên cơ thể, gương mặt của con người nhưng chúng lại là điểm nhấn quan trọng để tạo nên vẻ đẹp và tính cách của mỗi người. “Góc con người” là một phần làm nên con người. Câu tục ngữ muốn nhấn mạnh tới việc, con người phải biết chú ý đến vẻ bên ngoài của mình, biết quan tâm, chăm sóc bản thân mình từ những thứ nhỏ bé như vậy. Đó cũng là yếu tố để khẳng định tính cách của mình.
Nếu chúng ta nhìn vào một con người, muốn đánh giá họ có sạch sẽ, gọn gàng, thậm chí đẹp đẽ hay không chỉ cần nhìn vào răng, vào tóc. Với những người chu đáo, quan tâm đến bản thân mình, họ sẽ chú trọng khi xuất hiện trước người khác. Còn những người xuề xòa, luộm thuộm, họ chẳng cần điều ấy. Bởi vậy, cái “góc con người” ở đây là tính cách, phẩm chất mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Cuộc sống hiện đại ngày nay rất dễ dàng giúp con người cải thiện hơn về vẻ bên ngoài. Không thể phủ nhận những dịch vụ chăm sóc sắc đẹp về răng và tóc ngày càng phát triển. Cho nên “góc con người” không khó để trở nên đẹp. Nhưng cái đẹp sẽ chẳng bao giờ trường tồn, cũng chẳng mãi mãi y nguyên như vậy, nếu chúng ta không biết chăm sóc chúng.
Câu tục ngữ vẫn là lời nhắc nhở về cách ăn ở, về những chú ý nho nhỏ làm nên tích cách tốt đẹp ở con người.
câu tục ngữ trên làm bâng khuâng,...vì...viết..thiếu nên em không thể giải thích được. kính mong cô cho em 10 điểm vì phát hiện ra lỗi đó :)))))))))))))))))))))))))))))
May yêu dấu,
Tớ đã được nghe dì Hồng kể về cậu rất nhiều. Bởi vậy mà hôm nay, tớ viết bức thư này với mong muốn được làm quen với cậu. Đặc biệt, tớ muốn kể cho cậu nghe về nơi quê hương của tớ.
Đầu thư, tớ sẽ giới thiệu về bản thân mình. Tớ là Minh Anh. Năm nay tám tuổi, bằng tuổi cậu. Hiện tại, tớ đang là học sinh lớp 3A, trường tiểu học (tên trường). Môn học yêu thích nhất là môn Tiếng Anh. Những lúc rảnh rỗi, tớ thường đọc sách, xem hoạt hình. Tớ cũng rất thích tìm hiểu về các nước trên thế giới. Trong bức thư tới, cậu hãy kể cho tớ nghe về nước Mĩ nhé.
Còn bây giờ, tớ sẽ giới thiệu cho cậu về đất nước của tớ. Việt Nam là một nước nằm ở châu Á. Lịch sử của đất nước tớ đã trải qua hàng nghìn năm. Không chỉ vậy, đất nước của tớ có truyền thống văn hóa lâu đời. Thiên nhiên Việt Nam phân hóa rất đa dạng. Còn con người Việt Nam rất thân thiện, hiếu khách.
Thành phố mà tớ đang sống là Hà Nội - thủ đô của Việt Nam. Hà Nội là một thành phố rất rộng lớn. Đường phố rộng rãi, hiện đại và lúc nào cũng tấp nập xe cộ đi lại. Hai bên đường nhiều tòa nhà cao tầng mọc san sát nhau. Các hàng quán luôn đông đúc. Không chỉ vậy, Hà Nội còn có rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Hồ Hoàn Kiếm, Lăng Bác, Chùa Một Cột, Công viên thủ lệ... Nhưng em đặc biệt thích nhất là Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm). Đây là nơi đã gắn với sự tích về vua Lê Lợi trả gươm thần cho Rùa Vàng. Xung quanh hồ còn có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Qua cầu Thê Húc là đến đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm. Hà Nội vừa mang vẻ đẹp hiện đại, vừa mang vẻ đẹp cổ kính.
Dĩ nhiên, một thành phố không thể làm nên vẻ đẹp của cả một đất nước. Nhưng Hà Nội đã mang những vẻ đẹp tiêu biểu nhất của Việt Nam. Tớ cũng tự hào khi được sinh sống ở thủ đô xinh đẹp này.
Dì Hồng kể rằng cậu là một cô gái rất dễ thương. Cậu còn thích đọc sách giống tớ. Và đặc biệt là May rất yêu thích đất nước Việt Nam phải không? Nếu như cậu có dịp đến thăm Việt Nam, tớ sẽ đưa cậu đi tham quan đất nước của tớ.
Cuối thư, tớ chúc cậu học tập thật tốt. Mong sớm nhận được hồi âm từ cậu.
Bạn của cậu
Khánh Ngọc
Bạn tham khảo:
Tình cảm yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một đăc điểm nổi ật, là truyền thống trong quan điểm sống của con người Việt Nam. Tình cảm ấy ngày càng được phát huy và thấm sâu vào máu thịt của mỗi người dân. Cùng mang một nội dung giống với câu tục ngữ:"Lá lành đùm lá rách" bài ca dao dưới đây là một cách nhắc nhở thế hệ sau tiếp nối quan điểm sống tốt đẹp này:
"Thương người như thể thương thân
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
Bài ca dao như một cách nói rất tự nhiên, chân thành, ngắn gọn mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu đầu tiên là lời dạy về lòng thương người, câu thứ hai là lời nhắc nhở tình thương dành cho đồng bào, dân tộc. Lòng thương người được ví một cách rất dễ hiểu qua từ "thương thân". Ý câu đầu của bài ca dao muốn nói, chúng ta thương bản thân chúng ta như thế nào thì hãy đối xử với người khác, những người xung quanh chúng ta như vậy. Bởi chúng ta đều là con người. Đã là con người cho dù có khác nhau về ngoại hình, tính cách, công việc hay địa vị xã hội; họ cũng vẫn là con người. Giống chúng ta họ cũng biết đau, biết hận; biết buồn vui và hạnh phúc. Tất cả những trạng thái tâm lý họ đều giống chúng ta và những nhu cầu cơ bản để sống cũng giống ta. Họ là con người, họ cũng có quyền được sống. Nhưng không phải ai cũng may mắn. Xung quanh chúng ta có rất nhiều những người kém may mắn, những mảnh đời cơ cực, những miếng vá của cuộc sống này. Người sống trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành một cộng đồng một đoàn thể. Trong gia đình có mối quan hệ bố mẹ với con cái, anh chị em, những người cùng họ hàng huyết thống… Ngoài nơi làm việc có đồng nghiệp, bạn bè… Họ là những người gần gũi bên ta nhất. Họ là những người đã cùng ta vượt qua những tháng năm thăng trầm của cuộc sống. Họ chẳng khác nào những bộ phận gắn liền trên cơ thể chúng ta không thể tách rời. Mà cuộc đời thì không phẳng. Họ có thể gặp hoạn nạn, khó khăn vậy làm sao mà ta có thể quay lưng làm ngơ cho được bởi máu chảy thì ruột mềm:
"Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần"
Phạm vi của lòng thương người ấy rộng ra nữa là những người cùng ta vượt qua hoạn nạn khó khăn trong cuộc sống. Tuy không máu mủ nhưng họ lại là người có tình nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng để chia sẻ ngọt bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm chẳng khác gì anh em một nhà. Boeir vậy mà bài ca dao mới có câu thứ hai để khẳng định lại lần nữa. Cộng đồng xã hội, đất nước mà ta đang sinh sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em. Họ cùng là một dân tộc Việt Nam, là đồng bào, là con của mẹ Âu Cơ xưa kia. Mối liên hệ ấy không thể nào chối bỏ. Tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nên mới: "Người trong một nước phải thương nhau cùng". Trải qua một thời gian kháng chiến trường kì, nhân dân ta, nước ta, dân tộc ta đã đồng lòng đoàn kết để tiến tới thắng lợi vẻ vang giành lại độc lập cho dân tộc. Đã biết bao lần nhân dân ta hưởng ứng lời kêu gọi "Một nắm khi đói bằng một gói khi no". Cũng đã bao người giống như anh cu Tràng trong "Vợ nhặt" của Kim Lân thương người đàn bà là nạn nhân của cái đói mà đem về cưu mang. Ngày nay, là vô vàn những hoạt động từ thiện như 'Đông ấm", "Bữa cơm nhỏ"… Những việc làm ấy đã thể hiện rất rõ tấm lòng "Thương người như thể thương thân – Người trong một nước phải thương nhau cùng " của ông cha ta. Tình cảm đẹp ấy là một đạo lý, là một nét đẹp con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh hạnh phúc.
Thế nhưng trong xã hội ngày nay, bên cạnh những hoạt động, những cách cư xử đẹp, đúng với đạo lý thì vẫn còn không ít những người chỉ quan tâm tới bản thân mà thờ ơ, bàng quan trước nỗi đau của đồng bào. Thật đáng buồn và đáng phê phán. Ta nên hiểu rằng, yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình là một việc làm tốt đáng để cho mọi người thực hiện và noi theo. Nó là tình cảm chung, nếp sống chung của toàn xã hội. Và tình cảm ấy cần được phát triển hơn nữa, nâng rộng ra hơn nữa. Bài ca dao trên là một bài học sâu sắc về đạo lý làm người. Nó mãi mãi nhắc nhở chúng ta về lòng nhân ái, về tình người, mỗi người chúng ta cần phải thực hiện tốt. Hãy phát huy những bài học giá trị của ông cha ta. Nó không chỉ thể hiện nhân cách làm người mà còn góp phần xây dựng một đất nước văn minh, tiến bộ.
A
mình k cần đáp án bn ơi mình cần giải thích ạ