Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Múa rối nước là môn nghệ thuật đặc sắc ra đời từ nền văn hóa lúa nước. Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một nghệ thuật truyền thống. Và cùng với tuồng, chèo, múa rối nước được coi là môn nghệ thuật có vị trí cao trong nghệ thuật sân khấu dân tộc.
Nói đến múa rối thì hầu như dân tộc nào cũng có, nhưng múa rối nước thì chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Tinh hoa của nghệ thuật múa rối nước ngày càng nhận được nhiều sự ngưỡng mộ của bạn bè quốc tế, trở thành một sản phẩm nghệ thuật độc đáo của Việt Nam.
Một nghệ thuật độc đáo của đồng bằng Bắc Bộ
Nghệ thuật múa rối nước ra đời và kết tinh từ sự tìm tòi, sáng tạo và liên tưởng của cha ông ta trước cuộc sống bình dị, gắn liền với nghề nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ.
Theo nhiều nguồn tư liệu khác nhau, múa rối nước ra đời vào triều đại nhà Lý (1010 - 1225). Theo thời gian, nghệ thuật múa rối nước được truyền từ đời này sang đời khác, dần dần trở thành một thú chơi tao nhã của nhân dân ta trong các dịp lễ hội. Và đến nay, múa rối nước đã trở thành một loại hình nghệ thuật truyền thống trong dân gian, cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.
So với múa rối thông thường, múa rối nước mang nhiều đặc điểm khác như: dùng mặt nước làm sân khấu; buồng rối nước hay còn gọi là thủy đình với cấu trúc cân đối, tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam là sân khấu biểu diễn trò rối nước.
Riêng đối với những con rối, để làm ra được những “chú rối” phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mẩn, khéo léo của những người nghệ nhân. Chất liệu làm nên con rối phải là loại gỗ sung - một loại gỗ dai, nhẹ, dẻo để con rối có thể nổi trên mặt nước và người điều khiển con rối có thể dễ dàng biểu diễn. Những quân rối nước thường được sử dụng trong buổi biểu diễn gồm có chú Tễu, cô tiên, người đi cày hay người đánh cá...
Nhưng đặc biệt, sự thành công hay thất bại của con rối nước phụ thuộc phần nhiều vào kỹ xảo điều khiển con rối của người nghệ sĩ. Tay nghề điều khiển con rối sẽ tạo ra những cử động, hành động linh hoạt và nhiều vẻ của con rối. Sau bức màn che, các nghệ sĩ trình diễn múa rối nước phải đứng suốt trong làn nước lạnh ngang hông để điều khiển các con rối bằng hệ thống dây được bố trí bên ngoài và dưới nước.
Ngoài ra, một yếu tố không thể thiếu trong chương trình biểu diễn múa rối nước là âm thanh. Trước đây, biểu diễn múa rối nước thường ở sân khấu ngoài trời giữa ao hồ, nên rối nước cần âm thanh mạnh để giữ tiết tấu và khuấy động không khí buổi diễn. Các bộ nhạc, bộ gõ dân tộc thường được sử dụng trong múa rối nước là trống cái, não bạt, mõ, pháo, tù và ốc. Âm nhạc rối nước mang tính hoạt náo của hội hè, có tác dụng mạnh đối với cả người diễn lẫn người xem.
Thông thường, mở đầu cho buổi biểu diễn múa rối nước là sự xuất hiện của chú Tễu với thân hình tròn trĩnh, mặc áo nẹp khuy không cài, vẻ mặt hỏm hỉnh làm nhiệm vụ dẫn dắt, mở đầu câu truyện. Thông qua những tiết mục múa rối, khán giả sẽ được dẫn dắt vào một thế giới tưởng tượng phong phú. Những chú rối rực rỡ sắc màu, nét mặt vui tươi, trình diễn những động tác linh hoạt trên mặt nước, kết hợp với yếu tố âm thanh đặc sắc đã làm nên một nghệ thuật múa rối độc đáo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, trở thành một nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu đối với người dân trong các dịp lễ hội từ đời này sang đời khác.
Bảo tồn nghệ thuật văn hóa truyền thống
Trong kho tàng múa rối nước Việt Nam, có hơn 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục hiện đại kể về những sự tích dân gian và cuộc sống hàng ngày của người dân Việt. Nội dung của những buổi biểu diễn múa rối xoay quanh những đề tài cơ bản về sinh hoạt đời thường, những lễ hội truyền thống: múa rồng, rước kiệu, đấu vật, chọi trâu... hay trích đoạn một số tích cổ như Thạch Sanh, Tấm Cám...
Hiện nay, dù đã trải qua nhiều biến động, nhưng phong trào múa rối nước vẫn được duy trì ở nhiều tỉnh thành trên miền Bắc và được trình diễn rộng rãi ở cả miền Trung và miền Nam. Theo thống kê, cả nước hiện còn tồn tại khoảng 14 phường múa rối nước, trong đó một số phường rối nước vẫn còn giữ được tổ nghề như: phường rối làng Gia, phường rối Chàng Sơn, phường rối Yên Thôn...
Đây là một tín hiệu đáng mừng trong việc bảo tồn và phát huy vốn nghệ thuật cổ truyền cho đông đảo người xem. Hằng năm, cứ vào những dịp lễ Tết hay hội làng, các phường múa rối nước đều tổ chức các tiết mục múa rối nước đặc sắc phục vụ dân làng và để những thế hệ con cháu sau này luôn nhớ và giữ gìn tinh túy của nghệ thuật này.
Những năm gần đây, múa rối nước không chỉ được biểu diễn khắp cả nước mà loại hình nghệ thuật độc đáo này còn được giới thiệu đến công chúng quốc tế. Năm 1979, tiết mục rối nước “Lân tranh cầu và bắt cầu” lần đầu tiên ra mắt bạn bè quốc tế ở Liên hoan múa rối Vác-xa-va, Ba Lan. Kể từ đó, rối nước Việt Nam có hàng trăm chuyến lưu diễn nước ngoài, tham dự các liên hoan sân khấu quốc tế tại hơn 40 quốc gia trên khắp các châu lục. Hầu hết khán giả nước ngoài từng thưởng thức nghệ thuật múa rối nước cổ truyền Việt Nam đều trầm trồ thán phục bộ môn này. Người Pháp gọi môn nghệ thuật này là “linh hồn của đồng ruộng Việt Nam” và nhận xét rối nước đáng được xếp hạng là “một trong những hình thức quan trọng nhất của sân khấu múa rối”.
Còn ở trong nước hiện nay, gần như trong mọi tour du lịch cho du khách nước ngoài dừng chân tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đều có chương trình xem biểu diễn múa rối nước. Riêng tại Nhà hát múa rối Thăng Long (Hà Nội), trung bình mỗi ngày đã có 5 khung giờ biểu diễn múa rối để người xem lựa chọn và hầu như lúc nào cũng rất đông người xem. Thông qua các tiết mục múa rối nước, khán giả nước ngoài hiểu hơn về cuộc sống, văn hóa và con người Việt Nam, góp phần nâng cao hiểu biết và uy tín của văn hóa, nghệ thuật Việt Nam, hình ảnh con người Việt Nam trên trường quốc tế.
Có thể nói, múa rối nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc mang đậm bản sắc dân tộc, bao đời qua đã gắn bó chặt chẽ với những tập tục, lễ hội của vùng Bắc bộ. Múa rối nước gần gũi với đời sống thường nhật của người dân, góp phần không nhỏ trong việc truyền bá kiến thức sản xuất, giáo dục tinh thần yêu nước, đạo đức, lẽ sống cho mọi tầng lớp xã hội, xứng đáng là một nghệ thuật độc đáo có một không hai trên thế giới. Hiện nay múa rối nước đang nằm trong danh sách đề cử là di sản văn hóa thế giới.
P/S: tham khảo thôi nhé. mk ko chắc là đúng
vì múa rối nước đã có từ rất lâu và do người VN sáng tạo một cách đặc biệt
quà cho bạn nè:
vãi 15 người yêu cc
giải tum lum tào lao nói dối phụ lòng người :)
vãi really are you kidding me
nói dối phụ lòng người các bạn ơi ^ . ^
mik nghĩ là người bồi bàn ở đây là trong nhà hàng, có rất nhiều người nên nếu là người khác thì sẽ không có cơ hội để ra tay. Vì người bồi bàn đi khắp các bàn để phục vụ nên tỉ lệ phần trăm ra tay sẽ cao hơn. Còn hung khí ko xuất hiện ở hiện trường vì thủ phạm đang giữ nó, hắn dấu nó ở dưới khăn và cuốn sổ hoặc tay áo vậy nên mọi người sẽ ko để ý đến. Nếu còn dấu vết thì nó có lẽ ở tay áo hoặc chiếc khăn hắn ta đã thay và bỏ trong nhà bếp!
mik ko bt nó có đúng ko nhưng mà mik đây là lần mik suy nghĩ logic nhất đấy!
SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG
Một cậu bé đang đùa nghịch với một đống cát ở trên sân. Đang chơi, cậu bỗng nhìn thấy một tảng đá lớn nằm chềnh ềnh giữa đường phía trước. Cậu thầm nghĩ “ Sao lại có tảng đá ở đây nhỉ ? Mình mà bị vấp vào nó thì sẽ ngã đau lắm đây.” Nghĩ vậy, cậu bé quyết định phải chuyển tảng đá sang chỗ khác. Nhưng cậu đã cố gắng hết sức để nhấc lên, tảng đá vẫn cứng đầu, nằm im lìm ở chỗ cũ. Cậu bé bất lực ngồi xuống, òa khóc.Thấy con khóc, ông bố bèn bước ra hỏi Con trai, con đã dùng hết sức mạnh của mình để nhấc tảng đá lên chưa Cậu bé rấm rứt gật đầu Con đã cố gắng hết sức mà tảng đá không hề di chuyển tí nào. Chưa đâu, con ạ Người cha điềm đạm nói Con chưa nhờ bố giúp phải không Nào, bố sẽ giúp con. Con hãy lại đây cùng bố bê nào Nói rồi, người cha ngồi xuống, vẫy cậu bé lại. Hai bố con nhẹ nhàng nhấc tảng đá ra chỗ khác. Sau đó, ông ân cần ôm lấy con trai và bảo Con biết không, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự mình làm tất cả mọi việc. Sức mạnh của một người không phải chỉ có ở chính bản thân họ mà nó còn nằm ở những người thân, bạn bè những người luôn quan tâm ta và sẵn lòng giúp đỡ khi ta cần. Chỉ với sức mạnh ấy, nhiều điều không thể sẽ trở nên có thể, con ạ Còn bây giờ, con vào nhà giúp mẹ xâu kim đi, mẹ đang tìm con đấy.Cậu bé nhìn cha, ánh mắt lấp lánh, hình như cậu đã phát hiện ra một điều gì đó rất thú vị.
Hãy tìm 4 danh từ trong đoạn "Cậu bé đang đùa nghịch…òa khóc.”
Mk có xem nè.Tập 9 rồi.
Ít người xem phim đó lắm.
BÀI THAM KHẢO
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 2 năm 2009 Chú Tư kính mến!
Mới bữa nào nghỉ Tết, cháu được ba má cho về quê thăm ông bà nội cùng chú thím và các em, vậy mà tính ra đã gần một tháng trôi qua. Vào học kì II, chuyện học hành đã ổn định nên cháu tranh thủ viết ít dòng, kính thăm sức khoẻ ông bà nội cùng chú thím và hai em.
Chú Tươi, dạo này sức khoẻ của ông bà ra sao? Bệnh nhức đầu của bà nội đã đỡ chưa ? Chú có thường xuyên nhắc bà uống thuốc không ạ ? Ông nội sáng sáng vẫn tập thể dục dưỡng sinh chứ chú ?
Chú và thím dạo này chắc cũng đang bận rộn với công việc của trường, của lớp? Em Giang và em Thanh vẫn chăm ngoan, học giỏi chứ ạ?
Về phần gia đình cháu, mọi chuyện vẫn bình thường. Ba má cháu khoẻ. Ngoài giờ dạy ở trường, ba cháu còn dịch sách, viết báo. Má cháu ngày đi làm, tối tranh thủ may thêm quần áo gia công để tăng thu nhập. Chị em cháu cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng ba má. Cháu cũng báo tin để chú thím mừng là từ đầu học kì II tới nay, cháu đã được mấy điểm mười môn Toán và nhiều điểm khá ở các môn khác. Nghe lời khuyên của chú thím, cháu bớt ham chơi và đã biết tự giác giúp đỡ gia đình những việc nhỏ. Ba má cháu vui lòng lắm.
Chú Tư ơi! Cháu mong cho mau tới hè để lại được cùng gia đình về quê sum họp với ông bà, chú thím và các em. Cuối thư, cháu kính chúc ông bà, chú thím mạnh khoẻ, các em chăm ngoan! Nhận được thư này, chú viết thư cho cháu nhé!
rồi tui có
chưa
kết bạn đi