K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2016

Các đới khí hậu từ bắc xuống nam: đài nguyên -> rừng lá kim -> rừng hỗn hợp và rừng lá rộng -> thảo nguyên -> hoang mạc và bán hoang mạc -> rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải -> rừng cận nhiệt đới ẩm -> cảnh quan núi cao -> xavan và cây bụi -> rừng nhiệt đới ẩm.

Châu Á có đủ các đới khí hậu trên trái đất là do lãnh thổ rộng lớn, kéo dài từ Bắc chí NAm

12 tháng 10 2016

Đới ôn hòa; nóng; lạnh

Vì do thời tiết và gió 

21 tháng 6 2016

hai bn kia lm thiếu r

-Bùng nổ dân số xảy a khi tỉ leejj ga ăng bình quân hằng năm của dân số thế giới lên đến 2,1%. Vào những năm 50 của thế kỉ XX ở các nước châu Á châu Phi châu Mĩ Latinh

-Nguyên nhân :Vào những năm 50 của thế kỉ XX ở các nước châu Á châu Phi châu Mĩ latinh giành được độc lập , đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao

-Hậu quả: Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn mặc ,ở ,học hành,việc làm ....đã trở thành gánh nặng đối với các nước có nền kinh tế chậm phát triển , đời soogs nhân dân chậm cải thiện ,tác động tiêu cực tới tài nguyên môi trường .

-Phương hướng giải quyết: Thực hiện chính sách dân số để kiểm soát tỉ lệ sinh ,đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội (phts triển giáo dục ,cách mạng nông nghiệp ,công nghiệp hóa....) nâng cao đời sống người dân

         KO COPY MẠNG ĐÂU

21 tháng 6 2016

- Nguyên nhân:

Do cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển trong nông nghiệp, công nghiệp y tế.
- Hậu quả:

Kinh tế - xã hội  phát triển chậm
- Biện pháp :

Các nước đang phát triển cần có chính sách dân số hợp lí để khắc phục bùng nổ dân số

4 tháng 3 2021

như thế nào là như thế nào ạ ??

 

4 tháng 3 2021

            Quốc gia

Đặc điểm

Campuchia

Lào

Vị trí địa lí

Diện tích

- 181.000 Km2 thuộc bán đảo Đông Dương. Phía Đông, Đông Nam giáp Việt Nam; Đông Bắc giáp Lào; phía Bắc và Tây Bắc giáp Thái Lan; Phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan.

- 236.800 Km2 thuộc bán đảo Đông Dương. Phía Đông giáp Việt Nam; phía Bắc giáp Trung Quốc, Mianma; Phía Tây giáp Thái Lan; phía Nam giáp Campuchia.

Khả năng liên hệ với nước ngoài

- Bằng tất cả các loại đường giao thông.

- Bằng đường bộ, sông, hàng không.

- Không giáp biển nên nhờ cảng miền Trung Việt Nam.

Điều kiện tự nhiên

 

Địa hình

- 75% là ĐB, núi cao biên giới: Dãy Rếch, Cácđamôn, CN phía Đông Bắc, Đông.

- 90% là núi, CN; các dãy núi cao tập trung phía Bắc, CN dải từ Bắc xuống Nam.

 

 

Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa, gần xích đạo nóng quanh năm:

+ Mùa mưa: Tháng 4 đến 10 gió tây nam từ vịnh, biển.

+ Mùa khô: Tháng 11 đến 3 gió Đông Bắc khô, hanh.

Nhiệt đới gió mùa:

+ Mùa hạ: Gió Tây Nam từ biển vào cho mưa.

+ Mùa đông: Gió Đông Bắc  lục địa nên khô, lạnh.

Sông ngòi

- Mê Công, Tônglêsap và Biển Hồ

- Sông Mê Công.

 

Thuận lợi với nông nghiệp.

- Khí hậu nóng quanh năm có điều kiện tốt phát triển các ngành trồng trọt, sông ngòi, hồ cung cấp nước, cá. ĐB chiếm diện tích lớn, đất màu mỡ.

- Khí hậu ấm áp quanh năm. Sông mê công là nguồn nước, thủy lợi. ĐB đất màu mỡ, rừng còn nhiều.

Khó khăn

- Mùa khô thiếu nước.

- Mùa mưa gây lũ lụt.

- Diện tích đất nông nghiệp ít.

- Mùa khô thiếu nước.

Điều kiện dân cư xã hội

 

- Số dân: 12,3 triệu người, gia tăng 1,7% năm 2000.

- Mật độ trung bình 67 người/Km2(Thế giới 46 người/ Km2)

- Chủ yếu là người Khơ-me 90%, Việt 5%, Hoa 1%, Khác 4%.

- Ngôn ngữ phổ biến tiếng Khơ-me.

- 80% dân sống ở nông thôn, 95% dân theo đạo Phật, 35% biết chữ.

- GDP 280 USD/ người (2001)

- Mức sống thấp, nghèo.

- Thiếu đội ngũ lao động có trình độ, tay nghề cao.

- Thủ đô: Phnômpênh.

- Số dân: 5,5 triệu người, Gia tăng 2,3%.

- Mật độ trung bình thấp 22 người/ Km2

 

- Người Lào 50%, Thái 13%, Mông 13%, dân tộc khác 23%.

 

- Ngôn ngữ phổ biến tiếng Lào.

- 78% dân sống ở nông thôn, 60% theo đạo Phật, 56% biết chữ.

- GDP 317 USD/ người.

- Mức sống thấp, nghèo.

- Dân số ít, lao động thiếu cả về số lượng và chất lượng.

- Thủ đô: Viêng chăn

 

Điều kiện kinh tế

 

- NN: 37,1%; CN 20%; DV 42,4% (2000).

- Phát triển cả công, nông nghiệp và dịch vụ.

- Điều kiện phát triển:

+ Biển Hồ rộng, khí hậu nóng ẩm.

 

+ ĐB lớn, màu mỡ.

 

+ Quặng Fe, Mn, Au, đá vôi.

 

- Các ngành sản xuất:

+ Trồng lúa gạo, ngô, cao su ở ĐB, CN thấp.

+ Đánh cá nước ngọt phát triển ở vùng Biển Hồ.

+ Sản xuất xi măng, khai thác quặng kim loại.

+ Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, cao su.

- NN 52,9%; CN 22,8%; DV 24,3%.

- Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất.

- Điều kiện phát triển:

+ Nguồn nước khổng lồ, chiếm 50% tiềm năng thủy điện của sông Mê Công.

+ Đất nông nghiệp ít, rừng còn nhiều.

+ Đủ loại khoáng sản: Au, Ag, thiếc, Pb.

- Các ngành sản xuất:

+ Công nghiệp chưa phát triển: chủ yếu sản xuất điện xuất khẩu, khai thác chế biến gỗ, thiếc.

+ Nông nghiệp: nguồn kinh tế chính sản xuất ven sông Mê Công, trồng Cafe, sa nhân trên CN.

21 tháng 3 2021

Đáp án 

Đối với người dân hải phòng, biển là nguồn cung cấp cá cho nhân dân để làm mắm . nổi tiếng là nước mắm Cát Hải. Biển còn giúp Hải Phòng điều hoà nhiệt độ vào mùa Hạ.

Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và cả tương lai.

Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong 63 tỉnh, thành phố của nước ta, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm nay mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa.

Xét về khía cạnh kinh tế, Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như: thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch…

Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt có 10 điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điềm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm.

Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng. Theo các điều tra về nguồn lợi tài sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển... Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng 3,1-4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4-1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 cả nước.

Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn… được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4-5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3.

Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vụng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn, nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long được UNESCO xếp hạng.

Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước… các di tích lịch sử và văn hóa như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm… đều được phân bố ở vùng ven biển.

Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đaị như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái; nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, ngầm dưới nước; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền…; có thể tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế quanh năm; dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm, trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá, chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, sa khoáng titan, sa khoáng ilmenit, sa khoáng cát đen.

Xét về mặt an ninh quốc phòng, Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.

Câu 1 

Đặc điểm địa hình ở Bắc Mỹ được chia thành 3 khu vực địa hình:

+ Phía tây:

- Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song, chạy dài từ alaska đến eo đất Trung Mỹ, dài 9000km độ cao trung bình 3000-4000. Xen giữa là các cao nguyên và bồn địa.

+ Ở giữa :

- Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

- Trên đồng bằng có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn), nhiều sông ngòi (Mi-xi-xi-pi).

+ Phía đông :

- Gồm sơn nguyên trên bán đảo Labrado và dãy núi cổ Apalat độ cao trung bình dưới 1500 mét.

Câu 2

- Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều tây - đông.+ Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

+ Theo chiều kinh tuyến :

Phía tây kinh tuyến 100° T, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.

Phía đông của kinh tuyến 100° T hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

- Nguyên nhân :

+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.

+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.

Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao .

Câu 3

Để đạt được sự phát triển đến trình độ cao như ngày hôm nay của nền nông nghiệp, cả Hoa Kì và Ca na đa đã có được những điều kiện thuận lợi để làm nền tảng. Đó là:

Có nhiều hồ rộng và sông lớn.Có diện tích đất nông nghiệp lớn.Có các trung tâm khoa học, ứng dụng công nghệ… số lượng máy nông nghiệp nhiều, chính sách trợ giá của Nhà nước.Phần lớn có khí hậu ôn đới và một phần cận nhiệt đới.Lao động có trình độ cao, khoa học – kĩ thuật tiên tiến.Dễ dàng cho việc cơ giới hoá, hoá học hoá trong sản xuất nông nghiệp.
18 tháng 2 2021

ả lời hay quá bạn ơi

 

15 tháng 12 2021
Qua bảng 11.2, em hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ. Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế như
15 tháng 12 2021

Mình chưa hiểu

 

15 tháng 12 2021

Tham khảo:

Người ta đã nhận thấy các tác động này qua những đợt nắng nóng bất thường, lũ lụt, các trận bão và các hiện tượng thời tiết khác. Với đường bờ biển dài, Ấn Độ đang trải qua tình trạng mực nước biển dâng và xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, thuỷ sản, sinh kế và sức khoẻ con người. An ninh lương thực đang bị ảnh hưởng với mức sản lượng mùa vụ giảm và nguồn nước cung cấp đang bị đe doạ ở khắp mọi nơi, xung đột xung quanh các dòng sông và các lưu vực sông gia tăng. Nguồn cung cấp nước ở đây có khả năng bị cạn kiệt nghiêm trọng do tình trạng băng tan tại Himalaya. Khi nền nhiệt độ tăng lên 10C, sản lượng lúa mỳ có thể giảm tới 4 – 5 triệu tấn

15 tháng 12 2021

TK

Thuộc khu vực Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, Nepal và Bhutan. Phía Đông Bắc giáp Myanmar, Bangladesh. Phía Tây Bắc giáp Pakistan và Afganistan. Phía Tây, Đông và Nam giáp Ấn Độ Dương.

 

Ấn Độ gồm 27 bang và 7 lãnh thổ liên bang. Lãnh thổ Ấn Độ nằm phần lớn trên tiểu lục địa Ấn Độ. Các bang phía Bắc và Đông Bắc Ấn Độ nằm một phần trên dãy Himalaya. Phần còn lại ở phía bắc, Trung và Đông Ấn Độ là vùng đồng bằng Ấn - Hằng phì nhiêu. Ở phía Tây là sa mạc Thar. Miền Nam gồm toàn bộ đồng bằng Deccan, được bao bọc bởi hai dãy núi ven biển Tây Ghats và Đông Ghats.

 

 

Dãy Himalaya hùng vĩ

 

Ấn Độ là nơi khởi nguồn của nhiều sông lớn, như sông Hằng, sông Brahmaputra, Yamuna, Godavari, Kevari, Narmada và Krishna.

 

 

Sông Hằng

 

Khí hậu: Khí hậu Ấn Độ biến đổi từ nhiệt đới ở phía Nam đến ôn hòa ở phía Bắc và bị ảnh hưởng lớn bởi dãy núi Himalaya và sa mạc Thar. Dãy núi Himalaya ngăn gió lạnh từ Trung Á thổi đến làm cho đa phần lãnh thổ Ấn Độ ấm hơn hầu hết nơi khác có cùng vĩ độ. Sa mạc Thar khiến cho gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi ẩm vào lục địa Ấn Độ, gây ra mưa từ tháng 6 đến tháng 9.