Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
CÔNG NGHỆ LỚP 6
CHƯƠNG 3: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
Câu 1. Nêu vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể
Các chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của cơ thể. Ăn no đủ chất để cơ thể khỏe mạnh. Thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng đều có hại cho cơ thể.
Câu 2. Tại sao cần quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn?
Bảo quản chất dinh dưỡng để chất dinh dưỡng ko bị mất đi nhiều trong quá trình chế biến thực phẩm (lúc chuẩn bị cũng như khi chế biến).
Câu 3. Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm, an toàn thực phẩm?
- Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm.
- Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm gọi là sự nhiễm độc thực phẩm.
- An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.
Câu 4. Nêu 2 nhóm nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến vi khuẩn?
- Ở 100oC: đây là nhiệt độ an toàn trong nấu nướng, vi khuẩn bị tiêu diệt.
- Từ 0oC – 37oC đây là nhiệt độ nguy hiểm, vi khuẩn có thể sinh nở nhanh chóng.
Câu 5: Cho biết các nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn?
- Ngộ độc do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật.
- Ngộ độc do thức ăn bị biến chất.
- Ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn chất độc (mầm khoai tây, cá nóc, nấm độc,…).
- Ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm.
Câu 6: Kể tên các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại gia đình?
- Rửa tay sạch trước khi ăn
- Vệ sinh nhà bếp
- Rửa kỹ thực phẩm
- Nấu chín thực phẩm
- Đậy thức ăn cẩn thận
- Bảo quản thức ăn chu đáo
Câu 7: Cho biết các biện pháp phòng tránh nhiễm độc?
- Không dùng các thực phẩm có chất độc: cá nóc, khoại tây mọc mầm, nấm lạ,…
- Không dùng các thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm các chất độc hóa học.
- Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng.
Câu 8: Nêu các phương pháp chế biến thực phẩm
- Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiêt: Luộc, nướng, rán, xào, ...
- Phương pháp chế biến thực phẩm ko sử dụng nhiệt; trộn, nộm, muối dưa, ...
Câu 9: Thế nào là bữa ăn hợp lý?
Bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng.
Câu 10: Nêu cách phân chia và đặc điểm các bữa ăn chính trong ngày?
- Bữa sáng:
- Nên ăn đủ năng lượng cho lao động, học tập cả buổi sáng.
- Bữa sáng nên ăn vừa phải.
- Không ăn sáng có hại cho sức khỏe vì hệ tiêu hóa phải làm việc không điều độ.
- Bữa trưa:
- Cần ăn bổ sung đủ chất.
- Nên ăn nhanh để có thời gian nghỉ ngơi và tiếp tục làm việc.
- Bữa tối:
- Cần ăn tăng khối lượng với đủ các món ăn nóng, ngon lành, và các loại rau, củ, quả để bù đắp cho năng lượng bị tiêu hao trong ngày.
- Bữa tối cũng là lúc cả gia đình sum họp, ăn uống, chuyện trò vui vẻ.
Câu 11: Nêu các nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình
- Tìm hiểu nhu cầu của các thành viên trong gia đình;
- Xem xét điều kiện tài chính của gia đình;
- Sự cân bằng các chất dinh dưỡng;
- Thay đổi các món ăn.
Câu 12: Cho biết cách thay đổi món ăn
- Thay đổi món ăn mỗi ngày để tránh nhàm chán;
- Thay đổi các phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng;
- Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn;
- Không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có sẵn.
Câu 13: Nêu qui trình tổ chức bữa ăn?
- Xây dựng thực đơn;
- Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn;
- Chế biến món ăn;
- Bày bàn và thu dọn sau khi ăn.
Câu 14: Thực đơn là gì? Nguyên tắc xây dựng thực đơn?
- Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn hằng ngày
- Nguyên tắc xây dựng thực đơn:
- Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn;
- Thực đơn phải có đủ loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn;
- Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.
CHƯƠNG 4: THU CHI TRONG GIA ĐÌNH
Câu 1: Thu nhập của gia đình là gì?
· Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.
Câu 2: Nêu các nguồn thu nhập của gia đình.
- Thu nhập bằng tiền :
Thu nhập bằng tiền của mỗi gia đình được hình thành từ các nguồn khác nhau.
- Thu nhập bằng hiện vật :
Tùy theo địa phương mà các hộ gia đình thu nhập bằng hiện vật do mình làm ra như thủy sản, gia cầm, gia súc,... các loại nông sản, rau củ, quả và các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ như may mặc, mây tre đan, thêu ren,…
Câu 3: Chi tiêu của gia đình là gì?
Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ.
Câu 4: Thế nào là cân đối thu chi trong gia đình?
Cân đối thu, chi là đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu, để có thể dành được một phần tích lũy cho gia đình.
Câu 5: Thế nào là chi tiêu theo kế hoạch?
Chi tiêu theo kế hoạch là việc xác định trước nhu cầu cần chi tiêu và cân đối với khả năng thu nhập nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết, không lãng phí theo 3 trường hợp sau:
- Rất cần: bệnh nặng, nhà ở, ăn, mặc, học tập …
- Cần: như trên
- Chưa cần hoặc không cần: máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, laptop, giường nệm, quần áo mới hoặc rẻ tiền, hạ giá,…
SINH LỚP 6
Câu 1: Khái niệm vi sinh vật? Đặc điểm chung của VSV?
- Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi. Phần lớn vi sinh vật là những cơ thể đơn bào nhân sơ (đường kính tế bào khoảng 0,2 – 2m) hoặc nhân thực (đường kính tế bào khoảng 10 – 100m), một số là tập hợp đơn bào.
- Đặc điểm chung: hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản rất nhanh, phân bố rộng.
Câu 2: Môi trường và các kiểu dinh dưỡng
Các loại môi trường cơ bản:
- Môi trường tự nhiên là môi trường chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần.
- Môi trường tổng hợp là môi trường trong đó các chất đều đã biết t/p hóa học và số lượng.
- Môi trường bán tổng hợp là môi trường trong đó có một số chất tự nhiên không xác định được thành phần và số lượng.
Các kiểu dinh dưỡng:
Dựa vào nhu cầu của sinh vật về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, chia thành 4 kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng.
Câu 3: Trình bày quá trình hô hấp và lên men.
- Đều là quá trình phân giải chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.
- Môi trường có oxi thì thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí, môi trường không có oxi thì thực hiện quá trình lên men hoặc hô hấp kị khí.
So sánh quá trình hô hấp kị khí, hô hấp hiếu khí và lên men:
Hô hấp kị khí | Hô hấp hiếu khí | Lên men | |
Khái niệm | Là quá trình phân giải cacbohiđrat. | Là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ. | Là sự phân giải cacbohiđrat xúc tác bởi enzim. |
Điều kiện xảy ra | Không có oxi | Có oxi | Không có oxi |
Nơi diễn ra | Màng sinh chất ở vi khuẩn và màng trong ti thể của vi sinh vật nhân thực | Trong tế bào chất | |
Chất nhận điện tử | Các phân tử vô cơ | Oxi | Các phân tử vô cơ |
Sản phẩm | ATP | CO2, H2O và ATP | Rượu, giấm, axit lac |
BÀI 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
Câu 1: Thế nào là sinh trưởng của vi sinh vật? Thời gian thế hệ là gì?
Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
Thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó được phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi gọi là thời gian thế hệ (g):
Nt = No. 2n
Câu 2: Thế nào là nuôi cấy liên tục và nuôi cấy liên tục?
Nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
Quần thể VK trong nuôi cấy ko liên tục gồm 4 pha:
- Pha tiềm phát (pha lag): VK thích nghi vs môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim hình thành để phân giải cơ chất.
- Pha lũy thừa (pha log): VK sinh trưởng vs tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.
- Pha cân bằng: Số lượng VK trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian, vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
- Pha suy vong: Số tế bào trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
Nuôi cấy liên tục là môi trường nuôi cấy được bổ sung liên tục chất dinh dưỡng, đồng thời lấy đi một lượng dịch nuôi cấy tương đương.
Liên hợp quốc được thành lập vào năm nào?
Việt Nam là nước thứ mấy trên thế giới kí Liên hợp quốc và vào thời gian nào?
Nội dung của bản Liên hợp quốc? ( 4 nhóm quyền cơ bản)
Nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập?
Ý nghĩa của việc học tập? ( tầm quan trọng)
Trách nhiệm của nhà nước, gia đình?
Công dân là gì? Quốc tịch là gì? Quyền và nghĩa vụ của công dân với đất nước? Nêu các trường hợp có quyền là công dân Việt Nam? Việt kiều là gì?
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông? Biện pháp tránh gây tai nạn giao thông? Các loại biển báo giao thông? Quy định về đường đi ( có trong SGK).
Nội dung của quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng...? Ý nghĩa (có trong SGK)
Nội dung của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Những hành vi nào là xâm phạm về chỗ ở? Tình huống: Khi bị người khác xâm phạm về chỗ ở, em sẽ làm gì?
Quyền đảm bảo an toàn thư tín... là gì? Ví dụ về hành vi vi phạm quyền đảm bảo an toàn thư tín...?
Chúc bạn thi học kì II thật tốt nha!
1. Thế nào là trang phục đẹp ? Lấy ví dụ .
2. Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí là gì ? Lấy ví dụ .
3.Thu nhận bằng tiền , hiện vật của gia đình em là gì ?
Đó là phần tự luận
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN 6
A. PHẦN VĂN BẢN
I/Các thể loại truyện dân gian: (định nghĩa)
1. Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Cổ tích: Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
– Nhân vật bất hạnh (Người mồ côi, người con riêng, người có hình dạng xấu xí…);
– Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
– Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch;
– Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
3. Truyện ngụ ngôn:
Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống
4. Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
A/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC
I/ Đất trồng
- Vai trò của trồng trọt: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu.
- Nhiệm vụ: Đảm bảo lương thực và thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Phải bảo vệ đất hợp lí: Vì nước ta có tỉ lệ dân số tăng cao, dân số tăng thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng theo, trong khi đó diện tích đất trồng có hạn. Vì vậy phải biết cách sử dụng đất một cách hợp lí, có hiệu quả.
II/ Phân bón
- Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng.
- Bón thúc là bón phân vào đất trong thời gian sinh trưởng của cây.
- Các cách bảo quản các loại phân bón thông thường:
- Đựng trong chum, vại, sành đậy kín hoặc bao gói bằng bao nilông.
- Để nơi cao ráo, thoáng mát.
- Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.
- Đối với phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.
III/ Sâu, bệnh hại cây trồng
-> Tác hại của sâu bệnh đối với đời sống cây trồng: Khi bị sâu bệnh phá hại, cây trồng thường sinh trưởng, phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch.
-> Một số dấu hiệu cây trồng bị sâu, bệnh phá hại: Cành bị gãy; lá, quả bị đốm đen, nâu; bắp bị nấm mốc; củ khoai lang bị sùng; quả mãng cầu bị bù rầy bám ở vỏ; ổi bị sâu ăn; cây, củ bị thối; thân cành bị sần sùi....
- Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại: Khi tiến hành phòng trừ sâu, bệnh, phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phòng là chính
- Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ
- Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại:
- Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại.
- Biện pháp thủ công
- Biện pháp hoá học
- Biện pháp sinh học
- Biện pháp kiểm dịch thực vật.
- Tuy theo từng loại sâu, bệnh hại và điều kiện cụ thể mà áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp, lấy biện pháp canh tác làm cơ sở.
* Ưu, nhược điểm của biện pháp hóa học:
- Ưu điểm: Diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công.
- Nhược điểm: Dễ gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi; làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; giết chết các sinh vật khác ở ruộng.
* Khi sử dụng biện pháp hóa học cần đảm bảo những yêu cầu:
- Sử dụng đúng liều thuốc, nồng độ, liều lượng.
- Phun đúng kĩ thuật (đảm bảo thời gian cách li đúng qui định, phun đều, không phun ngược chiều gió, lúc mưa..)
- Khi tiếp xúc với thuốc hoá học trừ sâu, bệnh hại phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về an toàn lao động (đeo khẩu trang, đeo găng tay, đi giày, ủng; đeo kính, mặc áo dài tay hay đồ bảo hộ, đội mũ...)
-> Ngộ độc thuốc trừ sâu, bệnh ở nước ta có nhiều trường hợp. Vậy nguyên nhân là do ăn rau quả có thuốc trừ sâu không rửa sạch, do không đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc và phun thuốc không đúng kĩ thuật.
IV/ Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt.
1. Mục đích của việc làm đất: Làm cho đất tơi, xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời còn diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
- Các công việc làm đất là: Cày đất, bừa và đập đất, lên luống. Các công việc này có tiến hành bằng các công cụ thủ công hoặc cơ giới.
2. Quy trình bón phân lót:
- Thường sử dụng cho phân hữu cơ hoặc phân lân. Cách bón:
- Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, theo hốc cây.
- Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới.
- Thời vụ gieo trồng: Là khoảng thời gian nhất định để gieo trồng mỗi loại cây.
- Xác định thời vụ gieo trồng: Để xác định thời vụ gieo trồng cần căn cứ vào các yếu tố: khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi địa phương.
- Mục đích của việc kiểm tra xử lí hạt giống:
- Mục đích: kích thích hạt nảy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu, bệnh có ở hạt.
- Phương pháp xử lí: Có 2 cách
- Xử lí bằng nhiệt độ.
- Xử lí bằng hoá chất.
3. Các biện pháp chăm sóc cây trồng:
- Tỉa, dặm cây
- Làm cỏ, vun xới
- Tưới, tiêu nước
- Bón phân thúc
4. Mục đích và phương pháp của việc thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản là:
- Mục đích thu hoạch: Đảm bảo chất lượng và số lượng của nông sản, thu hoạch nhanh, gọn và cẩn thận.
- Phương pháp thu hoạch: Hái, cắt, nhổ, đào.
- MĐ bảo quản: Để hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng của nông sản.
- PP bảo quản: BQ thoáng, BQ kín và BQ lạnh.
- MĐ chế biến: Làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.
- PP chế biến: Sấy khô, chế biến thành bột mịn hay tinh bột, muối chua, đóng hộp.
B/ CÂU HỎI ÔN TẬP
1/ Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt? Vì sao phải bảo vệ đất hợp lí?
2/ Thế nào là bón lót, bón thúc? Người ta thường dùng loại phân nào để bón lót hay bón thúc? Giải thích vì sao?
3/ Nêu các cách bảo quản các loại phân bón thông thường?
4/ Tác hại của sâu, bệnh đối với đời sống cây trồng? Nêu một số dấu hiệu cây trồng bị sâu, bệnh phá hại?
5/ Nêu các nguyên tắc khi tiến hành phòng trừ sâu, bệnh hại? Trong các nguyên tắc trên, nguyên tắc nào quan trọng nhất? vì sao? Nêu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại?
6/ Nêu ưu, nhược điểm của biện pháp hóa học? Khi sử dụng biện pháp hóa học cần đảm bảo những yêu cầu gì? Hàng năm số người bị ngộ độc thuốc trừ sâu, bệnh hại ở nước ta có hàng ngàn trường hợp. Vậy nguyên nhân là do đâu?
7/ Làm đất nhằm mục đích gì? Kể tên các công việc làm đất?
8/ Thời vụ là gì? Căn cứ vào đâu để xác định thời vụ gieo trồng? Mục đích của việc kiểm tra xử lí hạt giống?
9/ Các biện pháp chăm sóc cây trồng?
10/ Mục đích và phương pháp của việc thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản là gì?
* GDCD :
I. Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Câu 1. Biển báo cấm hình tròn, …………………………….., viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện ………….
Câu 2. Không ai được ………………… vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp ……………………………………..
Câu 3. Người đi bộ phải đi trên ………………, ………………; nếu không có lề thì đi sát ……….........................
II. Khoanh tròn chữ cái đầu câu em chọn.
Câu 1. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào năm nào?
A. 1988
B. 1990
C. 1989
D. 1991
Câu 2. Việc làm nào sau đây là vi phạm trật tự an toàn giao thông?
A. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy.
B. Mang giấy phép khi lái xe.
C. Đi xe đạp vào phần đường dành cho người đi bộ
D. Không đi xe dàng hàng hai, hàng ba.
Câu 3. Nhặt được thư của bạn em sẽ làm gì?
A. Mở ra xem
B. Mang đi giấu, về nhà mở ra xem
C. Đem bỏ vào thùng rác
D. Trả lại cho bạn
Câu 4. Việc làm nào sau đây là vi phạm quyền trẻ em?
A. Tổ chức các sân chơi lành mạnh cho trẻ em.
B. Lôi kéo, dụ dỗ trẻ em uống rượu, hút thuốc.
C. Tạo mọi điều kiện cho trẻ em được đi học
D. Cho con cái tham gia các hoạt động tập thể của trường tổ chức.
Câu 5. Biển hiệu lệnh có các dấu hiệu nào?
A. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều phải thi hành.
B. Hình tròn, nền màu vàng, hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều phải thi hành.
C. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu đen nhằm báo hiệu điều phải thi hành.
D. Hình tròn, nền màu xanh trắng, hình vẽ màu đen nhằm báo hiệu điều phải thi hành.
Câu 6. Trẻ em trong độ tuổi nào bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học?
A. Từ 6 – 16 tuổi
B. Từ 6 – 14 tuổi
C. Từ 8 – 14 tuổi
D. Từ 6 – 18 tuổi
III. Đánh dấu x vào ô trông tương ứng.
Câu 1. Cho biết những việc làm nào sau đây là xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?
Việc làm | Tính mạng | Thân thể, sức khỏe | Danh dự, nhân phẩm |
A. Dùng điện bẩy chuột gây chết người | |||
B. Chưởi mắng, nhục mạ bạn trước đám đông. | |||
C. Đánh bạn gây thương tích. | |||
D. Trêu chọc, nói xấu bạn với người khác. |
Câu 2. Cho biết những việc làm sau đây là thể hiện quyền hay nghĩa vụ học tập?
Việc làm | Quyền | Nghĩa vụ |
A. Học với bất cứ hình thức nào | ||
B. Chăm chỉ học tập. | ||
C. Học suốt đời. | ||
D. Chủ động, tự lập, tự giác trong học tập, không bỏ học giữa chừng. |
Câu 3. Cho biết những việc làm sau đây việc làm nào thực hiện quyền trẻ em, việc làm nào vi phạm quyền trẻ em?
Việc làm | Thực hiện quyền trẻ em | Vi phạm quyền trẻ em |
A. Cho trẻ em đi học khi đến tuổi. | ||
B. Bắt trẻ em làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm. | ||
C. Quan tâm dạy dỗ, giáo dục không cho trẻ tham gia các trò chơi không lành mạnh. | ||
D. Không cho con bày tỏ ý kiến. |
IV. Nối ý.
Câu 1.
Nối hai vế câu cho đúng với quy định về thực hiện trật tự an toàn giao thông.
A B
1. Tránh nhau a. Về phái tay trái
2. Vượt nhau b. Về phía tay phải
3. Người đi bộ c. Đi sát mép đường
4. Người đi xe đạp d. Không buông cả hai tay
Trả lời: 1……; 2…….; 3……..; 4………
Câu 2.
Nối hai vế câu cho đúng với quyền và nghĩa vụ của công dân.
A | B | |
1. Công dân có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể. | a. Quyền và nghĩa vụ học tập | |
2. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, trử trường hợp pháp luật cho phép. | b. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín | |
3. Không nghe trộm điện thoại của người khác. | c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở | |
4. Chăm chỉ học tập, không bỏ học giữa chừng. | d. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. |
Trả lời: 1……; 2…….; 3……..; 4………
Câu 3.
Nối hai vế câu cho đúng với quy định về thực hiện trật tự an toàn giao thông.
A B
1. Người đi xe gắn máy a. Về phái tay trái
2. Vượt nhau b. Đội mũ bảo hiểm
3. Người đi bộ c. Đi trên hè phố, lề đường
4. Người đi xe đạp d. Đi đúng vào phần đường dành cho người đi xe đạp.
Trả lời: 1……; 2…….; 3……..; 4………
B. Ôn thi học kì 2 môn Công dân lớp 6 phần Tự luận
I. NHẬN BIẾT:
Câu 1.
Cho biết các nguyên nhân phổ biến của tai nạn GT? Trong đó nguyên nhân nào là chính? (2 đ)
- Do ý thức của người tham gia GT chưa tốt,
- Không hiểu biết pháp luật.
- Đường xấu và hẹp,
- Người tham gia GT đông,
- Phương tiện GT không đảm bảo an toàn…
* Nguyên nhân chính là do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt
Câu 2.
Gia đình và Nhà nước có trách nhiệm, vai trò gì đối với quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? (2đ)
a. Trách nhiệm của gia đình:
- Tạo điều kiện cho con em được HT, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường.
- Người lớn có trách nhiệm giáo dục, làm gương.
b. Vai trò của Nhà nước:
- Thực hiện công bằng trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
- Giúp đỡ người nghèo, con em dân tộc thiểu số, người tàn tật, khuyết tật … được hưởng 9 sách ưu đãi
Câu 3. Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? (1đ)
=> Công dân là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước.
Câu 4. Cho biết biển báo cấm có đặc điểm gì? (1 đ)
=> Hình tròn, nền màu trắng, viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm.
Câu 5. Cho biết pháp luật quy định như thế nào đối với người đi bộ? (1 đ)
- Phải đi trên hè phố, lề đường; nếu không có lề đường thì đi sát mép đường.
- Chỉ được qua đường ở những nơi có tín hiệu đèn, có vạch kẻ đường; tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
Câu 6. Cho biết theo công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, quy định trẻ em có mấy nhóm quyền? Kể tên? Ở địa phương em đã có những hoạt động nào góp phần bảo vệ các quyền của trẻ em?
=> 4 nhóm quyền:
+ Nhóm quyền sống còn,
+ Nhóm quyền bảo vệ,
+ Nhóm quyền phát triển,
+ Nhóm quyền tham gia.
Ở địa phương em đã có những hoạt động góp phần bảo vệ các quyền của trẻ em:
- Xây dựng trường học,
- Tiêm ngừa, khám sức khỏe cho trẻ em,
- Trẻ em đến tuổi đi học đều được đi học,
- Khuyến khích, giúp dỡ, tạo mọi điều kiện cho trẻ em đến trường,
- Mở các khu vui chơi lành mạnh cho trẻ em …
II. THÔNG HIỂU
Câu 1.
Việc học tập có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình? Trong học sinh hiên nay có nhiều hiện tượng học sinh bỏ học, trốn tiết đi chơi; lười không chịu học … Em có suy nghĩ gì đối với các hiện tượng này?
a. ĐV bản thân: Giúp con người có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
b. ĐV gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xd gia đình no ấm, hạnh phúc.
* Suy nghĩ của em:
Đây là những hiện tượng sai trái. Vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập. Ảnh hưởng xấu đến tương lai: không có kiến thức, không có việc làm ổn định dẫn đến nghèo đói, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội …
Câu 2.
Tại sao mọi người phải thực hiện đúng trật tự ATGT?
Vì để:
- Bảo đảm ATGT cho, mình và cho người khác, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả đau lòng cho bản thân và mọi người.
- Bảo đảm cho GT được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong GT, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội.
Câu 3.
Ý nghĩa của công ước LHQ về quyền trẻ em? Nêu 2 việc làm thực hiện đúng quyền trẻ em theo quy định của công ước LHQ?
- Đối với trẻ em: Trẻ em được sống hạnh phúc, được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ, do đó được phát triển đầy đủ.
- Đối với thế giới:
Trẻ em là chủ nhân của thế giới tương lai, trẻ em được phát triên đầy đủ sẽ xây dựng nên thế giới tương lai tốt đẹp, văn minh, tiến bộ.
* Hai việc là
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................................
III. VẬN DỤNG
Câu 1.
Tình huống: Tuấn và Hải ở cạnh nhà nhau. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đã chửi Hải và còn rủ anh trai đánh Hải.
Hỏi: Theo em Tuấn đã vi phạm điều gì? Trong trường hợp đó, Hải có thể có những cách ứng xử nào? Cách ứng xử nào là tốt nhất?
* Xúc phạm đến danh dự của bạn, xâm phạm thân thể, súc khỏe của bạn ;
* Hải có thể: - Chống cự lại;
- Bình tĩnh giải thích cho Tuấn hiểu;
- Nói cho người lớn biết để giải quyết;
* Cách ứng xử tốt nhất là: Bình tĩnh giải thích cho Tuấn hiểu; Nói cho người lớn biết để giải quyết
Câu 2.
Em sẽ làm gì trong những trường hợp sau:
- Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện.
- Nhìn thấy bạn xem trộm thư hoặc nghe điện thoại của người khác.
* Em tuyệt đối không cho họ vào nhà, nói với người đó đợi cha mẹ về rồi trở lại ; Gọi điện báo cho cha mẹ hoặc người thân biết ;...
* Ngăn cản, giải thích cho bạn hiểu việc làm đó là sai, đã xâm phạm vào quyền bí mật riêng tư của người khác, Không được làm như vậy.
Câu 3.
Tình huống: Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà em nghèo lắm, sau Nam còn có 2 em. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố và nuôi các em.
H: Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào? Vì sao?
=> Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn bằng cách:
+ Tuyệt đối không bỏ học mà vẫn cố gắng học tiếp;
+ Một buổi đi học, 1 buổi ở nhà phụ giúp gia đình;
+ Tìm sự giúp đỡ của thầy cô, nhà trường, địa phương …
Vì: Chỉ có học tập mới giúp em có 1 tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn. Nếu nghỉ học ở nhà có thể bản thân sẽ khó vượt qua khó khăn, thậm chí có thể sa vào các tệ nạn xã hội khác…
Hi bạn . Trường mk thi rồi nhé
Mk cho bạn đề cương đây:
GDCD
+Theo em tai nạn giao thông ngày càng tăng là do những nguyên nhân nào?Nguyên nhân nào là chủ yếu?
+Em hãy tự liên hệ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của bản thân.
+Theo công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em có mấy nhòm quyền?Hãy nêu nội dung Từng nhóm quyền.
+Để đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường chúng ta cần phải làm gì?
+Công dân là gì?Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?
+Đối với người đi xe đạp cần đi như thế nào là đúng?
LS nhé:
+Nước Chăm-pa ra đời như thế nào?
+Trình bày chiến thắng Bạch Đằng năm 938
+Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?
+Trình bày cuộc khởi nghĩa Lý Bí
+Trình bày cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan(năm 722)
+Tình hình kinh tế, văn hóa nước Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Chờ 1 xíu.................
Đề cương Sinh:
Câu 1: Đặc điểm phân biệt lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm. Mỗi lớp cho 2 vì dụ.
Câu 2: Nêu các điều kiện cần cho hạt nảy mầm? Khi gieo trồng muốn cho hạt nảy mầm tốt cần thực hiện những thao tác nào?
Câu 3: Trình bày vai trò của quả và hạt đối với đời sống con người?
Câu 4: Nêu đặc điểm chung của tảo? Vai trò của tảo đối với đời sống con người?
Câu 5: Nêu đặc điểm về đời sống và cơ quan sinh dưỡng của rêu?
Câu 6: So sánh đặc điểm của rêu và dương xỉ?
Câu 7: Trình bày cơ quan sinh sản của cây thông? (cái này khỏi cần soạn, cô thêm câu này vào đề cương và nói thế)
Câu 8: Nêu sự khác nhau giữa cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm.
Câu 9: Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
Câu 10: Trình bày vai trò của thực vật đối vs con người?
Câu 12: Vi khuẩn có vai trò gì?
Đề cương Công nghệ:
Câu 1. Nêu vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể.
Câu 2. Tại sao cần quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn?
Câu 3. Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm, an toàn thực phẩm?
Câu 4. Cho biết các nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn?
Câu 5. Kể tên các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm tại gia đình?
Câu 6. Nêu các phương pháp chế biến thực phẩm
Câu 7. Thế nào là bữa ăn hợp lý?
Câu 8. Nêu các nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
Câu 9. Nêu qui trình tổ chức bữa ăn?
Câu 10. Thực đơn là gì? Nguyên tắc xây dựng thực đơn?
Câu 12. Thế nào là cân đối thu chi trong gia đình? Nêu biện pháp?
Đề cương Địa:
Câu 1. Kể tên và nêu công dụng của khoáng sản năng lượng.
Câu 2. Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Kể tên các tầng của lớp vỏ khí và nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu.
Câu 3. Phân biệt các khối khí: Khối khí nóng, khối khí lạnh, khối khí đại dương, khối khí lục địa.
Câu 4. Thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào?
Câu 5. Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng chứa hơi nước của không khí?
Câu 6. Nắm các khái niệm về hệ thống sông lưu vực sông.
Câu 7. Sông và hồ khác nhau như thế nào?
Câu 8. Trình bày quá trình hình thành mây, mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.