Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mk thi rồi mk nghi đại khái nha
câu 1:a.Nêu đặc điềm hình thức của tục ngữ
b.Phân tích đặc điểm hình thức của tuc ngữ qua câu:đói cho sạch rách cho thơm
câu 2:a.nêu chuẩn mực sử dung từ
b.viết đoạn văn về mùa xuân rồi chỉ ra chuẩn mực sử dung từ trong đoạn văn
câu 3:phân tích tác dung biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn văn
"tự nhiên như thế ai cũng chuộng mùa xuân..........mê luyến mùa xuân"
(Mùa xuân của tôi-Vũ Bằng)
câu 4:viết bài văn nghị luận bàn về vai trò to lớn của viêc học
Mình chỉ nhớ tự luận thôi:1,Hảy nêu đặc điểm của nước nuôi thủy sản
2,:Chồng nuôi là gì ? Nêu tiêu chuẩn của chồng nuôi hợp vệ sinh?
3,:Vắc xin là gì ? Tác dụng khi sử dụng vắc xin?
(Bạn nhớ ôn phần chăn nuôi nhé)
Bài 1: Chia động từ trong ngoặc
1.Would you like (join) _______________ our club? 2.My sister practices (play) _______________ the 3.violin once a week.
4.The children love (play) _______________ video games.
5.You can (find) _______________ math books on the rack in the middle.
6.We are interested in (go) _______________ to English club.
7.He enjoys (draw) _______________ pictures. Mai learns (play) _______________ the piano in her free time.
8.Children shouldn’t (stay) _______________ up late.
9.Let’s (go) _______________ to the English club. 10.Why don’t you (invite) _______________ him? 11.What about (read) _______________ in the library?
12.Should you (come) _______________ there? 13.She is good at (draw) _______________ pictures
Bài 2: chọn từ có phần phát âm khác
1. A. late B. information C. start D. invitation 2. A. During B. public C. summer D.buffalo 3. A. volunteer B. meet C. street D. free 4.A. hour B. hard C. home D. house
Bài 3: Viết lại câu sao cho nghĩa không đổi
1.Let’s go to the school cafeteria.
=> What.........................
2. Tom’s father has more vacations than Lan’s father
=> Lan’s father has……………………………
3. Do you want to go to the zoo?
=> Would……………………………………
4. The house is beautiful
=> What…………………………………
Đây là một số đề ôn thi của mik đó, bn tham khảo nha! Nếu cần bn cứ nói với mik, mik viết thêm đề cho
Chúc bn thi tốt!!!
Tôi và Nghi là đôi bạn chung trường. Chúng tôi ngồi cùng bàn và chơi thân nhau từ học cấp Một, đến nay đã vào cấp Hai. Nghi thông minh, không những học giỏi mà bạn còn ca hay, múa dẻo. Trái lại, tôi rất tối dạ lại hát chẳng hay. Nghi thường động viên tôi phải biết cách học đi đôi với hành và hát hay không bằng hay hát. Nhờ sự cổ vũ của Nghi, tôi học ngày càng tiến bộ. Bố mẹ tôi vui lòng khen tôi biết chọn bạn mà chơi. Đúng là gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
( Hát hay không bằng hay hát.
Đồng âm: hay
hát hay: " hay" chỉ lời khen.
hay hát: " hay" chỉ việc làm thường xuyên. )
Chúc bạn học tốt ! Mik hứa sẽ tk lại !
'Quê tôi sớm tinh mơ .. tiếng gà gọi cha vác quốc ra đồng
ai đem nắng đong đầy đôi vai..cháy những giọt mồ hôi........'
Ôi!Quê hương !Tiếng gọi thiêng liêng của người công dân bé nhỏ gọi về nơi chôn rau cắt rốn của mình.Tôi yêu quê tôi!Yêu những cánh diều vi vu trên bầu trời xanh thẳm.Yêu những buổi đi bắt dế , cào cào dưới cánh đồng cỏ.Những đêm trải chiếu ngồi tụ tập ngắm ánh trăng sáng chiếu qua kẽ lá, nghe già làng kể chuyện.Tôi yêu quê tôi!Yêu những tháng ngày đã trôi qua ấy ! Nếu mai này , khi tôi đã tiến đến thành công và rời xa quê hương thì tôi vẫn sẽ mãi nhớ đến nó , bởi từ lâu , nó đã là một kỷ niệm đẹp đẽ chiếm gọn một chỗ trong tim tôi!
Từ đồng âm :
chiếu : đồ dệt bằng cói, ni -lông, v.v. dùng trải ra để nằm, ngồi .
chiếu : làm cho luồng sáng phát ra hướng đến một nơi nào đó .
;v
Mk k bt đề trường bn ra sao nhưng đề mk thi khó lắm,nhất là cái bài cuối dở hơi
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (2 ĐIỂM)
– Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ đề thi Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Văn bản "Ca Huế trên sông Hương" là của tác giả nào?
A. Hà Ánh Minh. B. Hoài Thanh. C. Phạm Văn Đồng. D. Hồ Chí Minh.
Câu 2: Văn bản "Sống chết mặc bay" thuộc thể loại nào?
A. Tùy bút B. Truyện ngắn C. Hồi kí D. Kí sự
Câu 3: Văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" phương thức biểu đạt nào chính?
A. Biểu cảm B. Tự sự C. Nghị luận D. Miêu tả
Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
A. Cuộc sống lao động của con người.
B. Tình yêu lao động của con người
C. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?
A. Cốt truyện. B. Luận cứ. C. Các kiểu lập luận. D. Luận điểm.
Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết "Đức tính giản dị của Bác Hồ"?
A. Tranh luận. B. Ngợi ca. C. So sánh. D. Phê phán.
Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính?
A. Đơn xin chuyển trường.
B. Biên bản đại hội Chi đội.
C. Thuyết minh cho một bộ phim.
D. Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2011 - 2012
Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?
A. Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi. B. Tôi bị ngã
C. Con chó cắn con mèo D. Nam bị cô giáo phê bình.
PHẦN II. TỰ LUẬN: (8 ĐIỂM)
Câu 9 (2đ): Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản "Sống chết mặc bay"?
Câu 10 (1đ): Xác định cụm C – V trong các câu sau:
a. Huy học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
b. Bỗng, một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
Câu 11 (5đ): Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim".
Đề 2: Hãy giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" (5đ)
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
Câu 1: (0.75 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2: (1 điểm). Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào?
Câu 3: (0.5 điểm). Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 4: (0.75 điểm). Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau?
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (7 điểm).
Câu 1: Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”
Mức sinh ở các nước đang phát triển cao hơn so với các nước phát triển vì:
- Các nước đang phát triển trình độ thấp, vẫn còn những nước cổ hủ, lạc hậu với quan niệm "trời sinh voi trời sinh cỏ", tư tưởng "sinh con đàn cháu đống", phát triển hệ gia đình tam, tứ đại đồng đường.
- Các nước phát triển có lối sống công nghiệp, hiện đại hóa nên quan niệm sống độc thân, con người bận rộn và mức chi phí nuôi nhiều con (ăn học, phúc lợi xã hội) khiến họ chỉ có nhu cầu sinh 1 con. Vì vậy dân số ngày càng có xu hướng già hóa. Tỉ lệ sinh giảm.
ngữ văn:
I, đọc-hiểu (4đ)
đọc văn bản sau rồi trả lời câu hỏi
nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
mây trời lồng lộng không phủ kín công cha
câu 1:(2đ) nêu nội dung của văn bản trên. văn bản trên khuyên nhủ chúng ta điều gì?
Câu 2: (1đ) liên hệ bản thân, em cần làm gì để thực hiện lời khuyên nhủ trên
câu 3: (1đ) xác định từ điệp ngữ trong văn bản và nêu tác dụng
II, tập làm văn
phát biểu cảm nghĩ về bài cảnh khuya của HCM
đáp án:
câu 1: bài ca dao khẳng định tình mẹ, công cha đối với con cái không thể kể, không thể đong đếm được
bài ca dao khuyên nhủ chúng ta phải biết kính trọng cha mẹ, làm tròn chữ hiếu, trọn đạo làm con, đừng bao giờ làm cha mẹ buồn vì mik.
( đề ra theo hướng mở, chỉ cần có câu trả lời hướng về giống câu trả lời thì vẫn dc trọn 2đ
câu 2:
+ kính trọng cha mẹ
+ nghe lời dạy bảo của cha mẹ
+ chăm ngoan học giỏi
+giúp đỡ cha mẹ
+ biết quan tâm đến cha mẹ
( chỉ cần nêu dc 2 ý trở lên trong những ý trên chúng ta vẫn được trọn 1đ)
câu 3:
- điệp từ : không
tác dụng: nhấn mạnh 0 có thứ j trên đời có thể sánh = tình mẹ, công cha, từ đó khẳng định công lao sinh thành dưỡn duc, to lớn của cha mẹ
II, tập làm văn
( nêu dc đủ các ý theo dàn bài sau sẽ được trọn 6đ, các giáo viên sẽ 0 chấm hay hay 0)
- mb:(0,75đ) trình bày khái quát tác giả, tác phẩm
bộc lộ cảm xúc của mik đối với bài thơ
- tb:
hai câu thơ đầu:khung cảnh thiên nhiên (1đ)
+ nghệ thuật: so sánh độc đáo, tiếng suối so sánh vs tiếng hát, tiếng suối lạnh lẽo trở nên gần gũi vs con người
+ điệp từ' lồng' hình ảnh trăng hoa cổ thụ quấn quýt, sinh động
hai câu thơ sau: vẻ đẹp tâm hồn của BÁc (2đ)
+ điệp từ ' chưa ngủ' vừa khẳng định lại vẻ đẹp của đêm trăng ( tình yêu thiên nhiên của Bác) vừa nêu được nỗi lo lắng cho vận mẹnh dân tộc của BÁc ( tình yêu dất nc)
+ liên hệ cuộc đời của nhà thơ trong t/g chiến đấu chống Pháp, thấy được phong thái ung dung của BÁc
+ sự biết ơn, kính trọng bác
kb
Câu 1: (3 điểm) Kể tên các cảnh quan chính ở Trung và Nam Mĩ?
Câu 2: (2 điểm) Nêu đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực?
Câu 3: (2 điểm) Vì sao các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?
Câu 4: (3 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Tên nước
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo khu vực kinh tế (Năm 2000) ĐV: %
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Pháp
3,0
26,1
70,9
a. Dựa vào bảng số liệu vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Pháp?
b. Qua biểu đồ đã vẽ nhận xét cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Pháp?
Đáp án đề thi cuối học kì 2 môn Địa lý lớp 7
Câu 1 (3 điểm)
Các cảnh quan chính ở Trung và Nam Mĩ:
- Rừng xích đạo xanh quanh năm
- Rừng nhiệt đới
- Rừng thưa và xavan
- Thảo nguyên
- Hoang mạc, bán hoang mạc
- Cảnh quan thiên nhiên thay đổi từ bắc – nam, từ thấp lên cao.
Câu 2: (2 điểm)
Đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực:
- Khí hậu: Khắc nghiệt, giá lạnh quanh năm có băng tuyết bao phủ, có gió bão nhiều nhất thế giới.
- Địa hình là một cao nguyên băng khổng lồ.
Sinh vật:
- Thực vật: không tồn tại.
- Động vật khá phong phú như: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, chim biển, cá voi xanh...
Câu 3 (2 điểm)
* Các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là "thiên đàng xanh" của Thái Bình Dương vì:
- Các đảo và quần đảo có khí hậu nóng ẩm điều hòa.
- Mưa nhiều nên rừng rậm xanh quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa đã biến các đảo và quần đảo thành "thiên đàng xanh" của Thái Bình Dương.
Câu 4: (3 điểm)
a. Vẽ biểu đồ tròn, bảo đảm tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ
b. Nhận xét:
Trong cơ cấu kinh tế của Pháp:
- Nông nghiệp chiếm tỷ trong thấp.
- Ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao.
=> Pháp là nước phát triển
sao bh mới thi