Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Vị trí địa lý giúp cho Hoa Kỳ có điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển, giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới. Với vị trí tiếp giáp Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, giúp cho Hoa Kỳ không bị ảnh hưởng bởi 2 cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, do tiếp giáp với đại dương nên Hoa Kỳ thường bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là bão.
- Điều kiện tự nhiên tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp Hoa Kỳ phát triển tổng hợp các ngành kinh tế.
- Dân cư tạo ra nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là tỷ lệ người nhập cư cao, tạo nên nguồn lao động tri thức thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế.
Dân cư:
Quy mô và sự gia tăng dân số
- Hoa Kỳ là nước đông dân trên thế giới, với 331,5 triệu người (năm 2020). Tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.
- Tác động:
+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Tuy nhiên, tỉ lệ gia tăng dân số thấp cũng đặt ra vấn đề thiếu hụt lực lượng lao động trong tương lại.
Tự nhiên:
a. Miền Tây
- Địa hình: bao gồm các dãy núi trẻ cao TB > 2000m chạy theo hướng Bắc - Nam, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên. Ven biển Thái Bình Dương là những đồng bằng nhỏ.
- Khí hậu:
+ Vùng ven biển TBD: cận nhiệt đới và ôn đới hải dương.
+ Vùng nội địa bên trong: khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.
- Tài nguyên: nhiều kim loại màu: vàng, đồng, chì…; tài nguyên năng lượng phong phú; diện tích rừng tương đối lớn; đất ven biển phì nhiêu.
b. Miền Đông
Bao gồm dãy núi già Apalat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương.
- Dãy Apalat:
+ Địa hình: cao TB 1000 – 1500m, sườn thoải, nhiều thung lũng cắt ngang.
+ Khí hậu: ôn đới, có lượng mưa tương đối lớn.
+ Tài nguyên: sắt, than đá, thuỷ năng…
- ĐB ven Đại Tây Dương:
+ Địa hình: rộng lớn, bằng phẳng.
+ Khí hậu: ôn đới hải dương, cận nhiệt đới.
+ Tài nguyên: dầu mỏ, khí tự nhiên, đất phì nhiêu…
c. Vùng Trung tâm
- Địa hình: phía bắc và phía tây có địa hình gò đồi thấp, nhiều đồng ruộng; phía nam là đồng bằng phù sa màu mỡ, rộng lớn.
- Khí hậu: ôn đới (phía Bắc), cận nhiệt đới (ven vịnh Mêhicô).
- Tài nguyên: than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên.
d. A-la-xca
- Là bán đảo rộng lớn, nằm ở tây bắc của Bắc Mĩ.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi.
- Tài nguyên: dầu mỏ, khí thiên nhiên.
e. Ha - oai:
Nằm giữa Thái Bình Dương có nhiều tiềm năng rất lớn về hải sản và du lịch.
* Thuận lợi:
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp với sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước. Vì thế, người dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa nước và nhiều loại cây ăn quả khác.
- Đất đai: đất phù sa màu mỡ thường xuyên được bồi đắp sau mùa mưa.
- Sông ngòi: hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp.
* Khó khăn:
- Khí hậu: Nóng ẩm thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh phá hoại phát triển.
- Địa hình: bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, không thể sản xuất theo mô hình tập trung, quy mô lớn.
- Thiên tai: hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
* Dân cư
- Thuận lợi: dân số đông, trẻ (số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%), nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài. (1 điểm)
- Trở ngại: lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thiếu; vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn… (0,5 điểm)
* Xã hội
- Thuận lợi:
+ Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ), các nước Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại. (0,5 điểm)
+ Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó cũng là cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển. (0,5 điểm)
- Trở ngại:
+ Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước. (0,5 điểm)
+ Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,… (0,5 điểm)
Tham khảo!
- Quy mô dân số: là một trong sáu quốc gia đông dân nhất châu Phi. Năm 2020, dân số Cộng hòa Nam Phi đạt 59.3 triệu người.
- Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số: còn khá cao nhưng đang có xu hướng giảm, từ 1,6% năm 2010 xuống còn 1,2% năm 2020.
- Thành phần dân cư, chủng tộc:
+ Là một trong những quốc gia có Thành phần dân cư, chủng tộc đa dạng, phức tạp nhất thế giới;
+ Cư dân chủ yếu là người gốc Phi (chiếm 80,9%), ngoài ra còn có người gốc Âu, người nhập cư gốc Á và người lai giữa các chủng tộc.
- Cơ cấu dân số:
+ Số dân nữ nhiều hơn nam. Năm 2020, tỉ lệ nữ chiếm 50,7% tổng số dân.
+ Cơ cấu dân số trẻ, nhóm tuổi từ 15 đến 64 tuổi có xu hướng tăng lên.
- Mật độ dân số:
+ Mật độ dân số thấp (49 người/km2, năm 2020).
+ Dân cư phân bố rất không đều: tập trung tại vùng đông bắc, các vùng duyên hải phía đông và phía nam; vùng hoang mạc và bán hoang mạc trong nội địa dân cư thưa thớt.
- Vấn đề độ thị hóa:
+ Tỉ lệ dân thành thị khá cao. Năm 2020, 67,4% dân cư sống ở các đô thị.
+ Tốc độ đô thị hoá của Cộng hòa Nam Phi vào loại nhanh nhất thế giới. Nhiều đô thị hình thành từ việc thu hút lao động đến làm việc ở các khu mỏ.
+ Có nhiều đô thị đông dân và hiện đại như: Kếp-tao, Đuốc-ban, Giô-han-ne-xbua,…
Chọn đáp án C
Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh và có trình độ kĩ thuật vào loại cao nhất cả nước.
- Với dân số 143 triệu người, hơn 100 dân tộc khác nhau (80% dân số là người Nga)
- Từ năm 2000 đến nay, LB Nga bước vào thời kì đổi mới với những quyết sách năng động, tích cực.
- Dân cư và xã hội có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế như sau:
+ Nguồn lao động đông, nhất là lao động trình độ chuyên môn kĩ thuật.
+ Tình hình chính trị và xã hội ổn định.
+ Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao.