Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
Vẻ đẹp của Thúy Vân làtính cách thì đoan trang, thùy mị: khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm;lông mày sắc nét như mày ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời đoan trang, thùy mị. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết. Vẻ đẹp của Thúy Vân hài hòa với thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh. Dự báo về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
2.Tham khảo :
Khi gợi tả nhan sắc của Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du tiếp tục sử dụng những hình ảnh mang tính chất nước lệ: “Làn thu thủy, nét xuân sơn - Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Mặc dù tác giả không tả nhan sắc Kiều cụ thể, chi tiết như khi tả Thúy Vân. Nhưng tác giả đã dành riêng tả một nét đẹp chỉ có ở Kiều đó là đôi mắt. Hình ảnh ước lệ “làn thu thủy, nét xuân sơn” gợi lên một đôi mắt trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu, hàng lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của đôi mắt ấy không chỉ thể hiện nhan sắc quyến rũ hơn người của Kiều và còn thể hiện cái phần tinh anh, sắc sảo trong tâm hồn và trí tuệ.
Vẻ đẹp của Kiều khiến “hoa ghen”, “liễu hờn”, nước phải nghiêng, thành phải đổ. Thi nhân không tả trực tiếp vẻ đẹp mà tả sự đố kị, ghen ghét với vẻ đẹp ấy; tả sự ngưỡng mộ, mê say trước vẻ đẹp ấy. “Nghiêng nước nghiêng thành” là cách nói sáng tạo điển cố để cực tả giai nhân. Rõ ràng, cái đẹp của Kiều có chiều sâu, có sức quyến rũ làm mê mẩn lòng người. Vẻ đẹp ấy như tiềm ẩn phẩm chất bên trong cao quý – tài và tình rất đặc biệt của nàng. Và đồng thời, dường như nó cũng dự báo cho một số phận nhiều sóng gió, gian truân.
- Có một gia đình có 2 cô con gái đầu lòng xinh đẹp. Cô chị tên là Thúy Kiều, em là Thúy Vân. Cả hai cô đều có một tâm hồn trong sáng cùng một dáng vẻ mảnh mai duyên dáng. Cả 2 đều đẹp nhưng mỗi người có một vẻ đẹp khác nhau.
Em tham khảo nhé:
1.
- Tác giả rất tinh tế khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều: tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.
- Với thủ pháp đòn bẩy, tác giả làm nổi bật vẻ của Kiều cả về nhan sắc lẫn tài năng.
Ngay trong câu thơ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà” tác giả gợi lên sự sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn.
Với bút pháp ước lệ tượng trưng, bức họa về nàng Kiều với đôi mắt trong sáng, long lanh thể hiện tâm hồn trong trắng, trí tuệ sắc sảo của nàng.
Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa ghen, liễu hờn dự báo trước cuộc đời đầy sóng gió của Kiều.
Thúy Vân tác giả tập trung tả về nhan sắc, với Thúy Kiều, tác giả một phần tả sắc và hai phần để tả về cái tài của nàng.
2.
Tác giả đã khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân bằng từ "trang trọng". Từ "trang trọng" gợi lên vẻ đẹp cao sang, quý phái. Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của người thiếu nữ được tác giả so sánh ngầm với hình tượng của thiên nhiên, với nhũng thứ cao đẹp ở trên đời "trăng, hoa, tuyết, ngọc". Vẫn là bút pháp ước lệ tượng trưng quen thuộc nhưng khi tả Thúy Vân thì ngòi bút của Nguyễn Du cụ thể hơn khi tả Kiều. Cùng với biện pháp liệt kê: khuôn mặt, đôi mày, miệng, giọng nói, mái tóc, làn da và các tính từ miêu tả "đầy đặn, nở nang, đoan trang", Thúy Vân dần trở nên riêng biệt. Khuôn mặt của Thúy Vân rạng rỡ, đầy đặn, trong sáng như trăng rằm; lông mày đậm, sắc như con ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc; mái tóc bồng bềnh,óng ả, mềm mượt hơn mây; làm da trắng mịn hơn cả tuyết. Đay là chân dung của người con gái khỏe mạnh, đầy đặn, phúc hậu, quý phái,vẻ đẹp gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên, là hương sắc của tạo hóa, báu vật của nhân gian. Qua bức chân dung ở 4 câu thơ, Nguyễn Du đã dự cảm về số phận, báo trước cuộc đời bình lặng, hạnh phúc, êm đềm, viên mãn như vẻ đẹp của nàng.
Tham khảo:
Câu 1:
* Điểm giống nhau của hai chị em:
- Cả hai chị em đều là những giai nhân tuyệt sắc, "mười phân vẹn mười".
- Nhan sắc của họ đều như báo hiệu, ẩn chứa trong đó tâm hồn đẹp đẽ, hoặc phúc hậu, hoặc đằm thắm, mặn mà.
* Điểm khác nhau.
- Trong cách miêu tả của Nguyễn Du, vẻ đẹp của Thúy Vân được làm nên từ ngoại hình (khuôn mặt, nét mày, tiếng cười, giọng nói, nước tóc, làn da) trang trọng, đầy đặn, nở nang. Thúy Kiều vẻ đẹp được làm nên từ sự sắc sảo, thắm tươi như tỏa ra từ đời sống nội tâm của người con gái (đặc tả đôi mắt).
- Nhan sắc của hai chị em đều đẹp hơn những vẻ đẹp thiên nhiên. Nhưng với Thúy Vân, thiên nhiên chịu "thua, nhường", còn với Thúy Kiều, thiên nhiên lại "hờn, ghen".
- Nguyễn Du không hề nói đến cái tài của Thúy Vân mà chỉ nói đến cái tài của Thúy Kiều. Và cái tài của nàng được ông miêu tả rất kĩ nhất là tài âm nhạc, thứ nghệ thuật mà có người đã gọi "bản ghi nhanh của tình cảm. Và bản đàn Thúy Kiều tâm đắc nhất là khúc nhạc có tên: bạc mệnh.
=> Tác giả đã miêu tả Thúy Vân trước nhằm tôn lên sắc, tài, tình của Thúy Kiều từ đó dự báo trước cuộc đời hồng nhan bạc phận của nàng.
Câu 2:
Đoạn trích mở ra bốn câu thơ đầu khắc họa chung vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều Giới thiệu và vị trí thứ bậc của hai chị em Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân họ là hai người con gái đầu lòng của gia Đình Vương quan vì rất am hiểu văn chương Trung Quốc tác giả đã ký họa như hai ả tố nga là hai người con gái rất đẹp như tiên giáng trần cái vẻ đẹp ấy được tác giả miêu tả rất cụ thể và tinh tế Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười tác giả đã sử dụng nghệ thuật bút pháp ước lệ lấy vẻ đẹp của thiên nhiên như ma tuyết tượng trưng cho cái đẹp để làm nổi bật vẻ đẹp hai chị em họ có cốt cách mảnh dẻ thanh cao như mai và tinh thần trong trắng như tuyết. Tất cả gợi lên vẻ đẹp duyên dáng thanh cao trong trắng như vẻ đẹp ấy đã tới mức hoàn mỹ mười phân vẹn mười của cả 2 chị em.
Tác giả đã sử dụng những từ ngữ: tố nga, mai, tuyết và biện pháp nghệ thuật ước lệ để giới thiệu 2 chị em Kiều. Tác dụng: giúp người đọc có thể cảm nhận rõ hơn về những ấn tượng đậm nét nhất về vẻ đẹp của hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều.
Tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng và thành ngữ ''muời phân vẹn mười'' để làm nổi bật vẻ đẹp thanh cao, duyên dáng và trong trắng của 2 chị em. Tuy 2 chị em đều đẹp hoàn hảo nhưng mỗi người lại mang một nét đẹp riêng ''mỗi người 1 vẻ''
Em tham khảo nhé:
- Tác giả rất tinh tế khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều: tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.
- Với thủ pháp đòn bẩy, tác giả làm nổi bật vẻ của Kiều cả về nhan sắc lẫn tài năng.
Ngay trong câu thơ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà” tác giả gợi lên sự sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn.
Với bút pháp ước lệ tượng trưng, bức họa về nàng Kiều với đôi mắt trong sáng, long lanh thể hiện tâm hồn trong trắng, trí tuệ sắc sảo của nàng.
Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa ghen, liễu hờn dự báo trước cuộc đời đầy sóng gió của Kiều.
Thúy Vân tác giả tập trung tả về nhan sắc, với Thúy Kiều, tác giả một phần tả sắc và hai phần để tả về cái tài của nàng.
Với bốn câu thơ đầu bằng cách giới thiệu hết sức khái quát, Nguyễn Du đã giới thiệu cho người đọc thấy sơ qua về vẻ đẹp của hai tuyệt sắc giai nhân Thúy Vân và Thúy Kiều. Ngay từ câu thơ đầu, nhà thơ đã dùng từ "tố nga" - chỉ những cô gái đẹp như hằng nga hạ thế. Dụng ý rất rõ ràng. Nhà thơ muốn nói với người đọc về vẻ đẹp sắc nước hương trời của Kiều - Vân. Cả hai đều là những giai nhân mĩ lệ hiếm có trên thế gian. Ngoài ra, thi nhân còn giới thiệu mối quan hệ của cả hai người: "Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân". Hai từ "chị em" đặt cạnh nhau cho thấy mối quan hệ gắn bó thân thiết. Để làm nổi bật vẻ đẹp của cả hai chị em, Nguyễn Du dùng đến hai hình ảnh ước lệ "mai, tuyết". Mai tượng trưng cho sự thanh nhã, cao sang còn tuyết tượng trưng cho vẻ đẹp trong trắng. Nguyễn Du đã khéo léo ví von vẻ đẹp của hai chị em như “mai” và “tuyết” một cách tinh tế và đẩy ẩn ý. Vẻ đẹp của họ đều đã đạt đến mức "mười phân vẹn mười". Chị em Kiều - Vân được miêu tả gắn với cái đẹp hoàn mĩ trở thành vẻ đẹp lí tưởng ở thời đại bây giờ. Song người ta thường nói "Hồng nhan bạc mệnh". Cách hé mở về vẻ đẹp của hai chị em khiến độc giả không thể ngừng tò mò về số phận của họ ở tương lai.
Thuần Việt: đầu lòng, chị, em, tinh thần, mỗi, người, một, vẻ, mười.
=> Tác dụng: câu thơ giữ được vẻ đẹp giản dị riêng của người Việt, không quá gò bò theo từ nước khác và từ đó làm cho câu thơ hấp dẫn hay hơn.
Hán việt: tố nga, cốt cách, tuyết tinh thần, phân, vẹn.
=> Tác dụng: tăng ngữ điệu cho câu thơ thêm phần mượt mà, sắc sảo, từ ngữ đọc lên hay hơn và qua đó làm cho lời thơ dễ đi sâu vào lòng người đọc.
Em tham khảo nhé:
- Tác giả rất tinh tế khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều: tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.
- Với thủ pháp đòn bẩy, tác giả làm nổi bật vẻ của Kiều cả về nhan sắc lẫn tài năng.
Ngay trong câu thơ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà” tác giả gợi lên sự sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn.
Với bút pháp ước lệ tượng trưng, bức họa về nàng Kiều với đôi mắt trong sáng, long lanh thể hiện tâm hồn trong trắng, trí tuệ sắc sảo của nàng.
Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa ghen, liễu hờn dự báo trước cuộc đời đầy sóng gió của Kiều.
Thúy Vân tác giả tập trung tả về nhan sắc, với Thúy Kiều, tác giả một phần tả sắc và hai phần để tả về cái tài của nàng.
a)
Bốn câu thơ khiến người đọc đã có thể hình dung được hình ảnh của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều. Mai tượng trưng cho sự thanh nhã, cao sang còn tuyết tượng trưng cho vẻ đẹp trong trắng. Nguyễn Du đã khéo léo ví von vẻ đẹp của hai chị em như “mai” và “tuyết” thực sự rất tinh tế và đầy ẩn ý.
b)
Biện pháp tu từ là : nhân hóa :'' Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang''
:)))