K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

• Mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam: Chú trọng lấy con người là trung tâm, tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau.

• Một số mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam:

- Xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cuộc sống lành mạnh.

- Phổ cập tiếp cận các dịch vụ cơ bản như nước, vệ sinh và năng lượng bền vững.

- Hỗ trợ tạo ra các cơ hội phát triển thông qua giáo dục hòa nhập và công việc.

- Thúc đẩy sự đổi mới và cơ sở hạ tầng có khả năng phục hồi, tạo ra các cộng đồng và thành phố có thể sản xuất và tiêu dùng bền vững.

- Giảm bất bình đẳng trên thế giới, đặc biệt là liên quan đến bất bình đẳng giới.

- Quan tâm đến tính toàn vẹn của môi trường thông qua việc chống lại biến đổi khí hậu, bảo vệ đại dương và hệ sinh thái đất.

- Thúc đẩy sự hợp tác giữa các tác nhân xã hội khác nhau để tạo ra một môi trường hòa bình và đảm bảo tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm.

25 tháng 1 2023

- Vai trò của sinh học trong sự phát triển bền vững môi trường:

+ Góp phần đánh giá tác động của các nghiên cứu sinh học (các nghiên cứu về cây trồng, vật nuôi biến đổi gene; các nghiên cứu về nhân bản vô tính,…) đến môi trường tự nhiên và xã hội loài người.

+ Góp phần đưa ra các kế hoạch khai thác; các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái đặc biệt là bảo vệ đa dạng sinh học nhằm bảo vệ môi trường sống, thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Góp phần cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm và cải tạo môi trường.

+ Góp phần cung cấp cơ sở khoa học giúp cho chính phủ có những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với sự phát triển bền vững.

+ Góp phần xây dựng ý thức trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Vai trò của sinh học với những vấn đề toàn cầu khác:

+ Đối với vấn đề phát triển kinh tế: Sinh học góp phần tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; các sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị;… giúp ứng dụng trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo việc làm. Ngoài ra, sinh học cũng góp phần vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.

+ Đối với vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống: Sinh học có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe con người (các ngành y học, công nghệ thực phẩm), đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát dân số cả về chất lượng và số lượng,…

+ Đối với vấn đề phát triển công nghệ: Nghiên cứu sinh học cơ bản còn giúp phát triển các công nghệ bắt chước các sinh vật áp dụng trong cải tiến, tối ưu hóa các công cụ máy móc. 

28 tháng 2 2023

+ Sinh học đóng vai trò vô cùng to lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường sống: góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học, xây dựng các mô hình sinh thái để bảo vệ và khôi phục môi trường sống; các công trình nghiên cứu về di truyền, sinh học tế bào được áp dụng trong nhân giống, bảo toàn nguồn gene quý hiếm của các loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.

+ Sinh học là một trong những yếu tố góp phần thúc đầy sự phát triển kinh tế – xã hội: việc vận dụng kiến thức sinh học trong quản lý và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên; tạo các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; sản xuất các chế phẩm sinh học.

Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hoà giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau: hệ tự nhiên, hệ xã hội và hệ kinh tế nhằm giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. 

6 tháng 2 2023

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm sữa chua, dưa chua, bánh mì: Nhiệt độ, lượng cơ chất (đường, muối, polysaccharide,...), lượng vi sinh vật tham gia quá trình lên men, nồng độ O2,...

- Biện pháp kiểm soát hoặc điều khiển các yếu tố:

+ Sử dụng biện pháp ủ để duy trì nhiệt độ ổn định và hạn chế lượng O2 cho sự sinh sản của vi sinh vật.

+ Sử dụng cân để đảm bảo đủ lượng cơ chất, phù hợp với lượng vi sinh vật thực hiện lên men.

8 tháng 11 2023

• Em đồng ý với ý kiến “Lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi”.

• Giải thích: Lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu tế bào. Cụ thể:

+ Vào những năm 1665, qua kính hiển vi tự chế thô sơ, Robert Hooke đã quan sát được hình dạng của các tế bào ở lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi.

+ Vào những năm 1670, Antonie van Leeuwenhoek đã phát hiện ra vi khuẩn và nguyên sinh động vật.

+ Sau này, nhờ tiến bộ trong chế tạo thấu kính và kính hiển vi đã cho phép các nhà khoa học khác nhìn thấy các thành phần khác nhau bên trong tế bào.

28 tháng 2 2023

Những đóng góp của ngành Sinh học trong bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sống:

- Tạo ra các chế phẩm xử lý ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng các mô hình sinh thái giúp đánh giá các vấn đề về môi trường như sự nóng lên toàn cầu, mức độ ô nhiễm môi trường, suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự thu hẹp môi trường sống của các loài động vật hoang dã,...

- Đưa ra những mô hình tái sử dụng các chất thải trong trồng trọt, chăn nuôi; tái chế rác thải hữu cơ.

4 tháng 9 2023

- Môi trường là tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh chúng ta. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết như đất, nước, rừng, khoáng sản, sinh vật biển,… cho cuộc sống và cách hoạt động sản xuất của con người.

- Phát triển bền vững là sự phát trển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

→ Từ đó cho thấy, sự phát triển bền vững phải dựa trên việc khai thác môi trường bền vững. Vậy mối quan hệ giữa việc phát triển bền vững và việc bảo vệ môi trường: Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường có ảnh hưởng qua lại và tác động với nhau. Muốn phát triển bền vững thì phải bảo vệ môi trường.

6 tháng 2 2023

Vai trò của sinh học trong phát triển bền vững: Sinh học đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt chú ý đến vai trò của đa dạng sinh học, giảm thiểu rủi ro và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì phát triển bền vững. 

Vai trò của sinh học trong phát triển kinh tế: Những hiểu biết trong sinh học được ứng dụng trong sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo việc làm.

 - Cung cấp kiến thức vận dụng vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên, phục vụ phát triển kinh tế.

- Tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị.

Vai trò của sinh học trong bảo vệ môi trường: 

- Sinh học đưa ra các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái, đặc biệt là bảo vệ đa dạng sinh học nhằm bảo vệ môi trường sống và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Sinh học cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm và cải tạo môi trường.

Vai trò của sinh học trong giải quyết các vấn đề xã hội:

- Đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.

- Đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống; đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự phát triển dân số cả về chất lượng và số lượng.