Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn học thiếu nhi đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ em bởi nó không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, tư duy và sự sáng tạo, mà còn giúp trẻ hiểu về thế giới xung quanh, rèn luyện đạo đức và giá trị sống. Một ví dụ cụ thể về vai trò của văn học thiếu nhi là cuốn sách "Alice ở xứ sở thần tiên" của Lewis Carroll. Cuốn sách này không chỉ là một câu chuyện giải trí mà còn mang đến cho trẻ những bài học về sự tò mò, sự khám phá, và sự đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Alice, nhân vật chính, là một cô bé thông minh và dũng cảm, qua cuộc hành trình của mình, trẻ em được khuy encourge để khám phá thế giới xung quanh mình và không sợ đối mặt với những khó khăn. Văn học thiếu nhi cũng có vai trò trong việc rèn luyện đạo đức và giá trị sống cho trẻ em. Ví dụ, cuốn sách "Cô bé quàng khăn đỏ" của nhà văn Charles Perrault đã truyền tải thông điệp về việc tuân thủ quy tắc và hậu quả của việc không nghe lời cha mẹ. Câu chuyện này giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc nghe lời và trách nhiệm của mình trong gia đình và xã hội. Văn học thiếu nhi không chỉ là một phương tiện giải trí mà còn là một công cụ giáo dục quan trọng. Nó giúp trẻ em phát triển ngôn ngữ, tư duy và giá trị sống, đồng thời rèn luyện khả năng khám phá và đối mặt với thử thách trong cuộc sống.
Cho e hỏi vs ạ! Tất cả các môn e trên 8 nhưng riêng văn e khoảng từ 6->7 gì đó vậy e có đc hsg ko ạ?
nếu trung bình tất cả các môn trên 8 và văn từ 6.5 trở lên thì bạn đạt hsg,còn dưới 6.5 thì ko bạn nhé
Tham Khảo
https://vndoc.com/nghi-luan-xa-hoi-biet-them-mot-ngoai-ngu-la-biet-them-mot-the-gioi-176215
Từ hàng triệu năm trước, nhờ vào lao động, loài vượn cổ dần dần vươn mình đứng thẳng, sử dụng đôi chân để di chuyển và đôi tay ngày càng khéo léo để kiếm tìm thức ăn và chống lại kẻ thù. Song, ý nghĩa lớn lao của lao động không chỉ ở chỗ thúc đẩy quá trình tiến hóa ấy mà còn là tiền để quan trọng cho não bộ phát triển, loài vượn cổ biết hoạt động “theo kiểu người”, đạt đến “trình độ người” mà cột mốc đánh dấu là ngôn ngữ. Đây là nét đặc trưng lớn nhất để con người trở thành động vật bậc cao. Ngay từ khi xuất hiện, ngôn ngữ đã rất đa dạng, sinh động. Mỗi quốc gia có một thứ tiếng riêng mà với tất cả tình yêu và tự hào, chúng ta trìu mến gọi “tiếng mẹ đẻ”. Nhưng liệu rằng, chỉ biết riêng tiếng nước mình như vậy có đủ? Bàn về vấn đề này, có người cho rằng: “Tôi chỉ sống ở Việt Nam, tôi không cần biết tiếng nước ngoài”. Người khác lại nói: “Biết thèm một ngoại ngữ là biết thêm một thế giới”.
Mỗi người một lối suy nghĩ với lí lẽ và quan điểm riêng. Những người cho rằng “Tôi chỉ sống ở Việt Nam, tôi không cần biết tiếng nước ngoài” là bởi họ cho rằng, ngôn ngữ chỉ để giao tiếp với những người cùng chung sống trong biên giới quốc gia của mình, mà cụ thể là Việt Nam. Hiểu như thế, họ vô tình tự bó chặt mình trong một môi trường nhỏ hẹp và chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của ngôn ngữ nói chung, ngoại ngữ nói riêng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà tại một số nước trên thế giới, không biết ngoại ngữ bị coi là mù chữ. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện để giao tiếp mà còn là công cụ để tư duy. Đây cũng là lý do nhiều người cho rằng: “Biết thêm một ngoại ngữ là biết thêm một thế giới”. Ngoại ngữ hướng chúng ta đến thế giới bên ngoài, đưa chúng ta đến gần hơn với những thành tựu của một quốc gia khác với một thứ tiếng khác.
Càng biết thêm nhiều ngoại ngữ, những đường biên giới càng nới rộng ra, thế giới càng rộng mở, chúng ta càng có khả năng giao tiếp với nhiều người, tiếp cận với nhiều cuốn sách chứa đựng những chân trời mới. Nhìn nhận ngôn ngữ đúng với vai trò của nó, ta mới thấy biết thêm một ngoại ngữ thực sự là biết thêm một thế giới.
Ngoại ngữ với vai trò giao tiếp, là con đường kết nối chúng ta và những người bạn trên toàn cầu, mà mỗi người bạn ấy sẽ là một người thầy dạy cho chúng ta những điều bổ ích. Còn gì tuyệt vời hơn nếu trong một buổi triển lãm tranh chúng ta có thể trao đổi cảm nhận của mình với một người Ý – một người con sinh ra và lớn lên trong cái nôi của hội họa Phục Hưng, để cùng sẻ chia cảm nhận cá nhân và cũng để có cái nhìn toàn diện hơn khi rung cảm nghệ thuật được soi chiếu bằng cả văn hóa phương Đông và phương Tây. Cũng tương tự như vậy với mọi ngành nghệ thuật và khoa học khác.
Hơn thế nữa, ngoại ngữ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp. Có thể bạn sẽ chỉ sống ở Việt Nam, không đặt mục tiêu làm việc hay du lịch đến một đất nước khác, nhưng bạn có chắc rằng sẽ không bao giờ gặp một du khách nước ngoài hỏi đường hay nhờ giới thiệu về danh thắng quê hương. Bạn tin chắc rằng, trong buổi tiệc chào mừng bạn mình là một du học sinh về nước sẽ không có một vị khách nước ngoài nào? Trong buổi tiệc của công ty sau này cũng chỉ toàn người Việt Nam? Những lúc ấy ta mới thấy, thế giới của bản thân nhỏ bé và hạn hẹp đến mức nào khi không có ngoại ngữ. Còn gì lạc lõng hơn việc cô đơn giữa một đám đông nói cười trao đổi bằng một ngôn ngữ chúng ta không thể hiểu ngay trên quê hương mình?
Hơn thế nữa, ngoại ngữ với vai trò là phương tiện của tư duy sẽ giúp chúng ta có thể tiếp thu với kho tàng tri thức của nhân loại. Đặc biệt là trong giai đoạn ngày nay, khi internet đã trở nên phổ biến và các công cụ tìm kiếm trên mạng ngày càng được mở rộng, hoàn thiện. Ta có thể dễ dàng tìm thấy các công trình nghiên cứu, các tài liệu khoa học về bất kì ngành nào mà mình quan tâm. Tuy nhiên, có một thực tế rằng phần lớn tài liệu này được viết bằng tiếng Anh – ngôn ngữ quốc tế hiện nay. Khi đó, nếu chúng ta sử dụng thành thạo tiếng Anh, thì chẳng phải chúng ta sẽ dễ dàng tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại hay sao. Tất nhiên, sẽ có người nói chúng ta có thể tìm đến người phiên dịch hoặc dựa vào các công cụ chuyển đổi ngôn ngữ. Nhưng tất nhiên, trong chúng ta ai cũng biết công cụ chuyển đổi ngôn ngữ được lập trình sẵn nên dịch theo kiểu đơn lẻ, từng từ một. Do đó, rất khó để hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa của văn bản chúng ta cần. Nhờ người phiên dịch có thể sẽ dễ hiểu hơn, nhưng sẽ chẳng bao giờ bạn được khám phá vấn đề trực tiếp bằng cảm quan của mình mà luôn vay mượn góc nhìn, góc cảm nhận của người khác.
Trong xu thế toàn cầu hóa, mà biểu hiện rõ rệt nhất là sự hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới đã tác động mạnh mẽ tới từng cá nhân trong mỗi quốc gia. Đó không chỉ là hợp tác về kinh tế, mà còn là sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, nên việc biết ngoại ngữ đang dần trở thành xu thế tất yếu và bắt buộc. Biết thêm một ngoại ngữ là biết thêm một thế giới, không chỉ là qua sự tìm hiểu trên sách báo của đất nước họ mà còn là tấm vé “thông quan” để chúng ta trực tiếp trải nghiệm đời sống, văn hóa của họ, tham gia lao động trong những công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc có đối tác nước ngoài. Đó không chỉ là thế giới trên bản đồ địa lí mà còn là thế giới sống động trước mắt bạn và trong tinh thần của bạn.
Mặc dù có ý nghĩa to lớn như vậy nhưng thực trạng học ngoại ngữ của chúng ta hiện nay chưa mấy khả quan. Đại đa số học sinh học tiếng Anh suốt nhiều năm tại trường nhưng không thể sử dụng tiếng Anh với tư cách là một ngôn ngữ. Nhiều người chỉ có thể làm các bài tập về cấu trúc ngữ pháp mà không thể nói một câu ngoại ngữ đơn giản. Phần lớn mọi người cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi học tiếng Anh và bỏ cuộc giữa chừng.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, có thể do phương pháp giáo dục tại các trường chỉ chú trọng đến cấu trúc ngữ pháp để vượt qua các kì kiểm tra. Do số lượng lớp đông nên dù đổi mới phương pháp thì cũng chỉ có thể phù hợp với một số học sinh chứ không phải tất cả. Và bản thân môn tiếng Anh hay bất kì ngôn ngữ nào khác cũng là một bộ môn khó. Nhất là đối với những trường ở vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế còn khó khăn, phương tiện học tập còn thiếu thốn.
Song nguyên nhân trực tiếp nhất vẫn là do chúng ta chưa nhìn nhận vai trò quan trọng của ngoại ngữ một cách đúng mực. Mặc dù ngoại ngữ là môn thi bắt buộc trong kì thi trung học phổ thông quốc gia, nhưng nhiều bạn còn học đối phó hoặc trì hoãn “để mai tính”. Đi kèm với nó là thái độ học sao nhãng, chưa kiên trì và khả năng tự học chưa cao. Sự e dè, ngần ngại giao tiếp cũng trở thành rào cản trong việc sử dụng ngoại ngữ. Lối suy nghĩ ỷ lại chỉ sống ở Việt Nam nên không cần biết ngoại ngữ đã ăn sâu vào rất nhiều người, khiến chúng ta quên mất rằng chỉ sống ở Việt Nam nhưng có thể sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện, một công cụ phục vụ chúng ta trong học tập, vui chơi và đời sống sau này. Rất nhiều người nhờ ngoại ngữ đã thay đổi cuộc sống, nhận học bổng từ các trường học danh tiếng, dễ dàng có một công việc cho bản thân, thỏa sức khám phá và trải nghiệm nền văn hóa khác, trở thành một công dân toàn cầu. Muốn hiện đại cần có giá trị truyền thống làm nền tảng nhưng không thể thiếu sự thúc đẩy của ngoại ngữ. Bởi vậy, giải pháp để cải thiện tình hình ngoại ngữ là điều cần thiết.
Mỗi chúng ta đều có ít nhất bảy năm học ngoại ngữ trên ghế nhà trường. Bởi vậy, sự cập nhật, đổi mới phương pháp giáo dục trong các nhà trường là giải pháp đầu tiên cần thực hiện. Các hoạt động ngoại khóa sẽ là sân chơi bổ ích và là nơi để mỗi học sinh giao lưu, học hỏi lẫn nhau và thực hành tiếng. Sự cách biệt giữa các vùng miền phải được rút ngắn bằng cách chú trọng đầu tư cho những vùng còn khó khăn. Và hơn hết, mỗi chúng ta cần tự ý thức về tác dụng to lớn của ngoại ngữ và thế giới mới mẻ, tươi đẹp mà ngoại ngữ mang lại để có ý thức trau dồi ngoại ngữ, kiên trì và cố gắng vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập. Năng động và mạnh dạn trong việc giao tiếp với người nước ngoài, đọc các bài nghiên cứu ngắn về lĩnh vực yêu thích, nghe nhạc và xem các bộ phim ý nghĩa bằng ngôn ngữ gốc. Sử dụng ngoại ngữ như một thế đối sánh để khắc sâu các đặc điểm của tiếng Việt, tiến tới sử dụng đúng, sử dụng hay tiếng nước mình và ngược lại.
Xã hội hiện đại đã khiến ngoại ngữ thành chiếc chìa khóa vạn năng mở ra hàng ngàn thế giới mới. Có nắm bắt chiếc chìa khóa ấy hãy cứ lần lữa, trì hoãn để cánh cửa mãi đóng chặt phụ thuộc vào suy nghĩ, quyết định và hành động của chúng ta ngày hôm nay.
- Đúng
- Phạm Văn Đồng còn là một nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lí luận văn hóa văn nghệ lớn. Trong vai trò của một người lãnh đạo Đảng và Nhà nước, ông luôn dành mối quan tâm đặc biệt đến mặt trận văn hóa văn nghệ ở nước ta. Không chỉ đưa ra những ý kiến có ý nghĩa chỉ đạo đường lối phát triển của nền văn học nghệ thuật mới, Phạm Văn Đồng còn có nhiều bài nói, bài viết sâu sắc, mới mẻ, đầy hào hứng về tiếng Việt và về các danh nhân văn hóa Việt Nam như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh,..
“Vì sao bạn vào Đoàn”?: Đây quả thật là câu hỏi mang đầy ý nghĩa đối với những người đã và đang vào Đoàn. Chắc có lẽ sẽ có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Nhiều người sẽ nghĩ rằng vào Đoàn vì mình chưa được kết nạp nên vào vậy thôi hoặc theo suy nghĩ của một số người thì vào Đoàn là có thể được học bài lý luận chính trị của Hồ chí Minh và những tư tưởng nhảm nhí gì đó của ông mang tên Mác-Lênin, học để mình có thể tốt nghiệp, thuận tiện hơn trong quá trình làm việc sau này…
Theo cá nhân của riêng tôi thì việc vào Đoàn đối với tôi, tôi cảm thấy rất thiết thực. Nhưng lúc đầu thì tôi nghĩ rằng vào hay không vào Đoàn thì chẳng có gì là quan trọng rối đến khi bí thư của lớp tôi gọi tôi đi học, tôi cũng đăng ký đi nhưng trong lòng lại cảm thấy mệt mỏi. Theo lời những đứa bạn trên lớp tôi, chúng nó bảo nhau rằng: “Những người vào Đoàn thì mới tiếp tục học 6 bài lý luận chính trị và 4 chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh, học mới mong được tốt nghiệp”. Tôi sợ mình không được tốt nghiệp nên đã đăng ký đi học. Vì con người mà ai làm gì mà không có mục đích riêng của mình, không nghĩ đến lợi ích của bản thân.
Thế rồi ngày đi học lớp cảm tình Đoàn cũng đến, tôi lên học với một tâm trạng nặng nề không hứng thú chỉ mong muốn về cho thật sớm. Nhưng rồi khi gặp thầy dạy cảm tính Đoàn thì tâm trạng cũng khá hơn một chút. Chính những lời của thầy nói đã đánh thức được ý thức của tôi, tôi như vừa trải qua một giấc mộng dài chợt bừng tỉnh giấc khi giọng nói đầy thánh thót và có nhiều uy lực vang lên xua tan đi sự mệt mỏi của tôi. Lời của thầy nói như đi sâu vào tận tâm can của tôi.
Thầy nói làm tôi nhận thức ra được giá trị của cuộc sống. Tôi hiểu vì sao mình sinh ra, sinh ra để làm gì. Tôi sinh ra thì chắc có lẽ là để chứng kiến được những lời thầy nói hôm nay vì hồi giờ tôi chưa từng nghe ai nói chuyện một cách thẳng thắng đi sâu vào tận tâm can của mỗi con người nhưng cũng chứa đầy sự dạy dỗ, yêu thương của một người cha đối với những đứa con của mình khi chúng bị mắc lỗi. Không biết là do lời thầy nói hay do ý thức tôi nhận thức ra được. Tôi cảm thấy rất xúc động, trong lòng có một cảm giác ăn năm khi lúc đầu nghĩ vào Đoàn chỉ là chuyện vớ vẩn nhưng giờ tôi cảm thấy việc vào Đoàn là rất nên.
Thầy dạy cho tôi những lời hay, lẽ phải, dạy tôi biết thế nào là tình yêu thương con người, yêu thương dân tộc, yêu thương nhân loại, Thầy biết và hiểu rõ suy nghĩ của từng người. Thầy phê phán những lối sống thiếu hiểu biết, không lành mạnh của những thanh thiếu niên lúc này. Nhưng ngoài những lời phê phán, dạy dỗ đầy sự nghiêm khắc của thầy thì bên cạnh đó có những lời nói đùa cho chúng tôi vui quên đi mệt mỏi lúc ban đầu. nhưng cũng trong lời nói đùa đó chứa đựng sự châm biếm giúp tôi nhận thức ra cái sai, cái xấu không nên làm. Thầy nói tôi biết thế nào là mục đích là lý tưởng của Đoàn. Nó mang đầy ý nghĩa cao cả, thiêng liêng và tốt đẹp đối với tôi.
Như những lời thầy nói nếu con người mà không có lý tưởng thì chẳng khác nào người mù ra đường không mang theo gậy, chiếc thuyền trôi bình bình giữa biển không có người lái và tôi cũng vậy, tôi cảm thấy những lời đó rất đúng. Tôi nhận thức ra được rằng đối với mỗi người sinh ra thì họ đã mang trong người những sứ mệnh và mục đích chung đó là phải biết cách giữ nước chống giặc ngoại xâm và làm cho người dân có cuộc sống ấm no, gầy dựng cho đất nước mình ngày càng giàu mạnh, phát triển xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Tôi không biết suy nghĩ của mỗi người như thế nào nhưng theo tôi thì muốn vào Đoàn trước hết mình phải thật sự là một con người tốt. cái tốt ở đây tôi không nói là tốt về mọi mặt vì con người ai cũng có ưu khuyết điểm của mình và tôi củng vậy. Cái tốt mà tôi muốn nói đến đó là cách nhận thức của mọi người về sự đúng, sai cái gì nên và không nên làm. Tôi biết rằng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chính là tổ chức chính trị xã hội của thanh niên Việt Nam yêu nước đại diện cho sức trẻ Việt Nam chính là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Tôi nhận thức ra được Đoàn thật sự đóng vai trò là đội xung kích của Cách mạng Việt Nam dưới sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đoàn chính là môi trường thuận lợi để tôi và thanh niên chúng ta nói chung có điều kiện rèn luyện về đạo đức, chịu rèn ý chí và quyết tâm trong học tập. Căn cứ vào những điều lệ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tôi thật sự muốn trở thành một Đoàn viên tốt thì không chỉ riêng tôi mà mọi người phải biết phấn đấu suốt đời cho sự nghiệp dân giàu nước mạnh theo lý tưởng của Đảng, của Bác Hồ vĩ đại. Tôi sẽ nghiêm chỉnh thực hiện điều lệ Đoàn luôn luôn rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu người Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. Giúp đỡ mọi người luôn xứng đàng là người bạn tin cậy của thanh niên Việt Nam.
Tham khảo nha!
Nguồn: https://vndoc.com/cam-nhan-cua-em-khi-gia-nhap-doan-155846
Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩarộng và một nghĩa hẹp. * Xin cho biết, văn hóa đọc được hiểu là gì? ... Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc của mỗi người.
là môn thực tiễn cao, hiện diện ở mọi ngóc ngách của cuộc sống. Mọi đò dùng đến thức ăn của chùng ta đều là hóa học