K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2022

 Biện pháp tu từ :

+) Nhân hóa ( sự vật được nhân hóa : mưa, đất trời, cây cỏ)

⇒ Tác dụng : Làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm hơn . Làm cho hình ảnh thiên nhiên trở nên gần gũi, thân thiết với con người.

+) So sánh ( Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót)

⇒ Tác dụng : Làm cho người đọc hình dung ra được hình ảnh những hạt mưa nhí nhảnh, thi nhau rơi xuống mặt đất một cách êm dịu

15 tháng 3 2022

Các từ láy : xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót, ấm áp.

10 tháng 8 2016

Câu ghép: 

Mưa mùa xuân/ xôn xao, phơi phới

=> Gồm có cụm chủ ngữ - vị ngữ và có dấu phẩy để kết nối 2 vế câu.

Những hạt mưa/ bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.

=> Gồm có cụm chủ ngữ - vị ngữ và có dấu phẩy, từ mà để kết nối 3 vế câu.

Mặt đất/ đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy/ những giọt mưa/ ấm áp, trong lành.

=> Gồm có cụm chủ ngữ - vị ngữ và có dấu phẩy, từ bỗng để kết nối 3 vế câu.

Đất trời/ lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.sfdbtcvế câu.

Mưa mùa xuân/ đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lry5gxên các nhánh lá mầm non.

=> Gồm có cụm chủ ngữ - vị ngữ và có dấu phẩy để kết nối 2 vế câu.

3 DT, ĐT, TT:

+ Mặt đất

+ Trả

+ Mềm

6 tháng 8 2016

cho mình hỏi chút. Bạn có thể ghi rõ đề bài là tìm câu ghét hay tìm danh từ động từ tính từ trong đoạn văn hay ở ngoài 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Mưa mùa xuân xôn xao,phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà nhưnhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi còng mọc lả xuống mặt ao.[...]Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón những hạt mưa ấm áp trong lành.Đất trời trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đãmang lại cho chúng cái...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Mưa mùa xuân xôn xao,phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như
nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi còng mọc lả xuống mặt ao.[...]
Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón những hạt mưa ấm áp trong lành.
Đất trời trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã
mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả
nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt
(Trích “Mưa xuân” – Nguyễn Thị Như Trang)
1. Xác định đối tượng và trình tự miêu tả trong đoạn trích trên?
2. Chỉ rõ biện pháp tu từ có trong đoạn trích và phân tích tác dụng?
3. Nội dung khái quát của đoạn trích?

1
5 tháng 5 2020

1. Đối tượng miêu tả: mưa xuân.

Trình tự miêu tả: trình tự thời gian

2. Biện pháp nhân hóa cho thấy mưa có những đặc điểm hình dáng, tính cách như con người.

3.Mưa xuân mang đến những sức sống mới cho cuộc sống.

22 tháng 5 2022

Câu 1 : ND chính : lợi ích mưa mùa xuân mang lại.

Câu 2 : Bốn từ : nhảy nhót, kiệt sức, thức dậy, âu yếm.

`->` Các hoạt động, trạng thái của con người.

22 tháng 5 2022

nói về mưa mùa xuân và ý nghĩa của chúng

những hạt mưa->bé nhỏ,mềm mại

rơi ->như nhảy nhót

mặt đất->thức dậy,âu yếm

đất trời ->dịu mềm,cần mẫn

 

 

Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đạn xuống mặt đất. Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ử đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. V dot a cây trả...
Đọc tiếp

Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đạn xuống mặt đất. Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ử đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. V dot a cây trả nghĩa cho mưa bằng những mùa hoa thơm trái ngọt.

Câu 1: Nêu nội dung của đoạn trích. Câu 2: Ghi lại bốn từ thực hiện phép nhân hóa trong đoạn trích.

Câu 3: Tìm hai từ chi bộ phận cây cối có hiện tượng chuyển nghĩa thành bộ phận của cơ thể người.

Câu 4: Cho biết từ “xuân” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

II. TẬP LÀM VĂN

Em hãy kể lại trải nghiệm về một chuyến đi.

DE 4

I. ĐỌC – HIỂU: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay! Đầu súng trăng treo.

Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Cho biết các từ vai, miệng, chân, tay, đầu từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?

Câu 3: Tìm hai từ láy miêu tả tiếng cười.

Câu 4: Em hiểu gì về nội dung bốn câu thơ đầu của đoạn trích?

0
28 tháng 4 2020

1.Đối tượng miêu tả là cảnh mưa xuân

Trình tự miêu tả là trình tự thời gian

2.biện pháp tu từ là so sánh:"những hạt mưa bé nhỏ. mềm mại, rơi mà như nhảy nhót"

Tác dụng giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho những hạt mưa, giúp cho những hạt mưa trở nên sinh động hơn

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? (1 điểm)

3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? (1 điểm)

4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? (1,5 điểm)

II. LÀM VĂN (6 điểm)

Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em.

2
22 tháng 5 2021

1. Miêu tả

2. Nhân hóa: âu yếm, cần mẫn 

➩ Nhấn mạnh, khẳng dịnh sự âu yếm, chăm sóc của mưa đối với mặt đất, thiên nhiên.

3. Đem đến sức sống ứ đầy cho vạn vật

22 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

II, Làm văn:

Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt.

 

Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó.

Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn. Phía hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú.

Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có năm người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau.

Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch.

Quang cảnh sân trường giờ ra chơi thật đông vui và nhộn nhịp. Khung cảnh ấy cùng những trò chơi lý thú đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai trong thời học sinh của em.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:       Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

       Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.  (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

1.    Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

2.    Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản?(1,0 điểm)

3.    Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì?(1,5 điểm)

4.    Dựa vào nội dung câu in đậm trên,là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? (2,0 điểm)
(mềnk cần gấp ạ, giúp mik đyy các b:'<)

1
2 tháng 5 2022

1. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả 

2. Xác định một biện pháp tu từ:

Học sinh xác định và chỉ ra một trong những biên pháp tu từ sau:

- Nhân hóa:

-> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.

-> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.

-> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.

- So sánh: -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót.

- Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

3. Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài:

Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. 
4. Em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô khi đang ngồi trên ghế nhà trường:

Chăm chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập.
Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép.

2 tháng 5 2022

thanks b rất nhìu:3 
yew b wá<3