K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1) tha hương câu thực là đi xa quê kiếm ăn

2) Phương thức biểu đạt trong đoạn văn là tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

3) Nội dung: Gần đến ngày giỗ cha, mẹ cậu bé Hồng vẫn chưa về. Người cô rót vào tai cậu những lời cay độc để cậu ghét bỏ mẹ, một người phụ nữ bị tội góa chồng, nợ nần, bỏ con đi tha phương cầu thực

4) 3 trường từ vựng chỉ thái độ: rất kịch ( giả dối), khinh miệt, ruồng rẫy

5) là từ láy

7) rất kịch có nghĩa là rất giống đóng kịch; ở đây nghĩa là giả dối

tính cách nhân vật người cô: 

- Là một người giả tạo, độc ác

- Là hiện thân của xã hội phong kiến xưa

=> Là một người gian ác, tâm địa đầy những toan tính. Muốn gieo vào đầu Hồng những lời cay độc để cậu ghét mẹ.

Cho đoạn trích ''....Gần đến ngày giỗ đầu.....như dạo trước đâu'' 1)Giải nghĩa từ ''tha hương,cầu thực'' 2) Phương thức biểu đạt trong đoạn văn? 3) Nội dung đoạn trích? 4) Tìm ít nhất 3 từ ngữ trong đoạn trích thuộc ''trường từ vựng chỉ thái độ'' 5) Từ ''ruồng rẫy là từ ghép hay từ láy 6) Tìm 2 quan hệ từ diễn tả ý đối lập trong đoạn văn.Hai quan hệ từ có biểu hiện ý nghĩa gì? 7)...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích

''....Gần đến ngày giỗ đầu.....như dạo trước đâu''

1)Giải nghĩa từ ''tha hương,cầu thực''

2) Phương thức biểu đạt trong đoạn văn?

3) Nội dung đoạn trích?

4) Tìm ít nhất 3 từ ngữ trong đoạn trích thuộc ''trường từ vựng chỉ thái độ''

5) Từ ''ruồng rẫy là từ ghép hay từ láy

6) Tìm 2 quan hệ từ diễn tả ý đối lập trong đoạn văn.Hai quan hệ từ có biểu hiện ý nghĩa gì?

7) Em hiểu hành động ''cười hỏi'' ở đây có nghĩa là gì?Từ ''rất kịch ''có nghĩa là gì? Chỉ rõ và phân tích những biểu hiện này trong đoạn trích.Từ này cho thấy nét tính cách nào của nhân vật''cô tôi''?

8) Thân phận người phụ nữ trong tác phẩm của Nguyên Hồng gợi cho em liên tưởng đến tác phẩm nào mà em đã được học?Vì sao?

1
4 tháng 10 2019

1. Ý nghĩa ban đầu của thành ngữ này thực ra là sự tổng gộp nghĩa của các thành tố cấu tạo nên nó: tha khác, lạ (tha phương: phương khác, xứ lạ) cầu: xin, tìm kiếm, thực: ăn (cầu thực: kiếm ăn, xin ăn, kiếm sống). Trong nghiều trường hợp ý nghĩa của thành ngữ tha phương cầu thực không tách khỏi ý nghĩa các thành tố. Ý nghĩa của nó là sự phản ánh trực tiếp ý nghĩa các thành tố trong sự kết hợp với nhau. Vì vậy, tha phương cầu thực chỉ có nghĩa là xin ăn, kiếm sống ở nơi khác.

2. Phương thức biểu đạt là tự sự, miêu tả, biểu cảm 3. - Đoạn văn “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình 4. Trường từ vựng chỉ thái độ : +) Tười cười +) Nghiêm nghị +) Thẹn (hổ thẹn) 5. Ruồng rẫy là từ ghép 6. +) Cười +) Khóc - "Cười" là thái độ khinh bỉ, rất kịch của người cô khi nói đến mẹ của Hồng trong suốt đoạn hội thoại - "Khóc" là thái độ của Hồng khi nghe người cô nói chuyện có ý nghĩa đen tối đối với mẹ Hồng. 7. Biểu hiện "cười" và "rất kịch" là nói về nhân vật người cô. Bà ta vừa cười vừa hỏi Hồng. Đây không phải là sự lo lắng, nghiêm nghị, cũng không phải âu yếm. Cái cười này thể hiện một sự không thiện chí. Câu hỏi của mụ ta: có muốn vào Thanh Hoá thăm mợ mày không cũng chứa đựng ý nghĩa cay độc một sự giả dối.

- Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó.

a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.(Theo Lê Trí Viễn)- Hai đoạn văn liệt kê hai...
Đọc tiếp

a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.

Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.

(Theo Lê Trí Viễn)

- Hai đoạn văn liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào?

- Tìm từ ngữ liên kết trong đoạn văn trên.

- Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết để có quan hệ liệt kê.

b) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

- Phân tích quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên

- Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó.

- Để liên kết hai đoạn văn có ý nghĩa đối lập, ta thường dùng từ biểu thị ý nghĩa đối lập. Hãy kể thêm các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập.

1
19 tháng 10 2019

a) - Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là khâu tìm hiểu và cảm thụ.

- Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: bắt đầu, tiếp theo, tiếp đó, sau đó, thứ nhất, thứ hai…

b) Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này (đó, này,…)

c) - Từ "đó" là đại từ

- Các đại từ có tác dụng thay thế để liên kết đoạn : đó, này, ấy, vậy...

d) Mối liên hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó là mối quan hệ giữa nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát.

- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn đó: Nói tóm lại.

- Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng hợp, khái quát ta thường dùng từ ngữ: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, như vậy, nhìn chung, chung quy là…

15 tháng 9 2016

1) " rất kịch" có nghãi là giả tạo , dối trá , không đúng sự thật 

2) a) cổ tục là những luật lệ hà khắc của thời xưa cũ nhằm kìm nén sự phát triển của ng phụ nữ Việt Nam.

B) so sánh, liệt kê.

C) qua biện pháp nghệ thuật so sáng và liệt kê kết hợp việc dùng các động từ mạnh như : vồ , cắn , nhai, nghiến trong câu văn : "giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là 1 vật như hòn đá hay cụ thuỷ tinh , đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn mà nhai mà nghiến ch kì náy vụn mới thôi" đã thể hiện rất rõ được sự căm ghét , hận thù của nhân vật bé Hồng . Em ghét những hủ tục xưa cũ đã khiến mẹ của em phải sinh đẻ 1 cách giấu giếm, không cho mẹ em một con đường  , lối thoát khiến mẹ khổ sở , cực nhọc . Em muốn bảo vệ mẹ , che chở cho mẹ . Qua tất cả các biện pháp tu từ đã sử dụng trong câu văn , tác giả đã cho thấy được Hồng là 1 chú bé có tình yêu thương mẹ vô cùng.

15 tháng 9 2016

Ai hướng dẫn giúp mình với

 

Mọi người ơi !giúp em với ( đang cần gấp , sáng mai phải nộp )cho đoạn văn : " Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta , nếu ta không cố tìm mà hiểu họ , thì ta chỉ thấy họ gàn dở , ngu ngốc , bần tiện , xấu xa , bỉ ổi , ... toàn những cớ đẻ cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương ... Vợ tôi không ác , nhưng thị khổ quá rồi...
Đọc tiếp

Mọi người ơi !giúp em với ( đang cần gấp , sáng mai phải nộp )

cho đoạn văn : " Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta , nếu ta không cố tìm mà hiểu họ , thì ta chỉ thấy họ gàn dở , ngu ngốc , bần tiện , xấu xa , bỉ ổi , ... toàn những cớ đẻ cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương ... Vợ tôi không ác , nhưng thị khổ quá rồi . Một người đau chân có lúc náo quên được cái chân đau của mình đẻ nghĩ đén 1 việc gì khác đâu ? Khi người ta khổ qua thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa . Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng , buồn đau , ích kỉ che lấp mắt . "

' Ngữ văn 8 tập 1 - Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội '

1. đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? của ai ?

2. tác phẩm được ra đời trong giai đoạn , lịch sử nào ?

3. Những suy nghĩ trong đoạn văn trên của nhân vật nào ?

4. phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì ?

5. phân tích câu : " Vợ tôi không ác nhưng Thị khổ quá rồi "

6. nêu nội dung chính của đoạn văn trên .

7. từ : ' chao ôi ' thuocj từ loại gì ? đật 1 câu có từ chao ôi

8. từ nội dung của đoạn văn trên , em có suy nghĩ gì về cách nhìn nhận đánh giá con người trong xã hội hiện nay ?

 

2
27 tháng 11 2016
  1. Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao
  2. Trước cách mạng tháng tám
  3. Ông giáo
  4. Tự sự xen biểu cảm
  5. Ý nghĩa của câu ns này là : khi con người phải chị mỗi nỗi đau thì chỉ biết bận tâm cho nỗi đau của mình vì bản thân mình cx khổ khó mà thông cảm cho người khác
  6. Nói về sự ích kỉ ko biết thông cảm cho những cuộc đời bất hạnh xung quanh nhưng cx là do thời đại ngày ấy quá khó khăn khiến sự thông cảm tốt bụng của con người bị ích kỉ đau thương chiếm mất
  7. Câu cảm thán . Chao ôi, rực rỡ thay cảnh bình minh trên biển.
  8. Con người có thông cảm có hiểu biết nhưng do nỗi đau của mình, chỉ biết cho bản thân nên sinh ra ích kỉ
22 tháng 8 2019
  1. Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao
  2. Trước cách mạng tháng tám
  3. Ông giáo
  4. Tự sự xen biểu cảm
  5. Ý nghĩa của câu ns này là : khi con người phải chị mỗi nỗi đau thì chỉ biết bận tâm cho nỗi đau của mình vì bản thân mình cx khổ khó mà thông cảm cho người khác
  6. Nói về sự ích kỉ ko biết thông cảm cho những cuộc đời bất hạnh xung quanh nhưng cx là do thời đại ngày ấy quá khó khăn khiến sự thông cảm tốt bụng của con người bị ích kỉ đau thương chiếm mất
  7. Câu cảm thán . Chao ôi, rực rỡ thay cảnh bình minh trên biển.
  8. Con người có thông cảm có hiểu biết nhưng do nỗi đau của mình, chỉ biết cho bản thân nên sinh ra ích kỉ
1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là...
Đọc tiếp

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?

2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?

3.Để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào? Nhiều ý kiến cho rằng, ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.

4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng. (Gợi ý: cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biền ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh, đối lập,… có hiệu quả)

5*. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.

6*. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” bằng một sơ đồ.

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi " Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt."                                    ( Cô bé bán...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

 " Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt."

                                    ( Cô bé bán diêm_ Anđecxen, Ngữ văn 8, T1)

1. Việc sử dụng các câu hỏi trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì ?

2. Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng trong đoạn trích trên? Tác dụng của trường từ vựng đó?

3. Tìm chi tiết miêu tả ngọn lửa diêm? Ý nghĩa hình ảnhngọn lửa diêm trong câu chuyện?

4. Nếu em bắt gặp hình ảnh những em bé bán báo, đánh giày, trẻ lang thang cơ nhỡ trên đường phố em sẽ làm gì? Hãy viết đoạn văn khoange 3-5t câu

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
17 tháng 9 2018

1. Việc sử dụng các câu hỏi trong đoạn trích trên có ý nghĩa: Bộc lộ cảm xúc của nhân vật. Câu hỏi nêu ra không nhằm để hỏi mà để thể hiện niềm mong mỏi của cô bé, mong ước được quẹt que diêm để sưởi ấm.

2. Các từ cùng trường từ vựng:

- quẹt, sưởi, hơ.

- diêm bén lửa, ngọn lửa xanh lam, trắng ra, rực hồng, sáng chói.

=> Tác dụng: các trường từ vựng đều xoay quanh việc cô bé mong muốn được quẹt que diêm để sưởi ấm. Các trường từ vựng này phần nào phản chiếu tình cảnh đáng thương của cô bé.

3. Chi tiết miêu tả ngọn lửa diêm: Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần biến đi, trắng ra, rực hồng, sáng chói trông đến vui mắt.

=> Ý nghĩa: Ngọn lửa tuy nhỏ nhoi nhưng phần nào sưởi ấm cho cô bé (dù chỉ trong giây lát). Ngọn lửa đồng thời cũng thắp lên những niềm hi vọng, những khát khao của cô bé (được yêu thương, được gặp lại bà lại mẹ và có cuộc sống đủ đầy trọn vẹn).

4. Nếu bắt gặp hình ảnh những em bé bán báo, đánh giày, trẻ lang thang cơ nhỡ trên đường phố em sẽ tìm cách giúp đỡ các bạn nhỏ ấy. Em sẽ tặng bạn nhỏ tấm áo hay những tập sách, vở không dùng đến,... Em sẽ gây quỹ, làm kế hoạch nhỏ hoặc xin với bố mẹ được giúp đỡ các bạn nhỏ ấy...