Cho đoạn
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cho đoạn trích:

Anh hạ giọngnửa tâm sựnửa đọc lại một điều  ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

Hồi chưa vào nghềnhững đêm bầu trời đen kịtnhìn  mới thấy một ngôi sao xacháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mìnhBây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữaVảkhi ta làm việc, ta với công việc  đôisao gọi  một mình đượcHuống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh emđồng chí dưới kiaCông việc của cháu gian khổ thế đấychứ cất  đicháu buồn đến chết mất...”

Câu 1Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nàoCủa aiNêu hoàn cảnh ra đời của truyện.

Câu 2Công việc của anh thanh niên trong đoạn trích trên    lại “gắn liền với việc của bao anh emđồng chí dưới kia”? Tìm một chi tiết trong truyện để minh họa cho sự gắn  giữa công việc của anh với công việc của mọi người.

Câu 3: Ở đoạn trích trêntác giả đã cho ta hiểu điều  về nhân vật anh thanh niên?

can giup

3
15 tháng 12 2021

em học lớp 3 xin lỗi anh

15 tháng 12 2021

Tớ cũng đang bí bài này

Cho đoạn trích sau:“Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi,...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích sau:

Với lòng mong nhớ của anhchắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy  vào lòng anhsẽ ôm chặt lấy cổ anhAnh vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con  giật mìnhtròn mắt nhìn ngơ ngáclạ lùngCòn anhanh không ghìm nổi xúc độngMỗi lần bị xúc độngvết thẹo dài bên  phải lại đỏ ửng lêngiần giậttrông rất dễ sợ.”

(Trích Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)

Câu 1: Nhân vật “anh”  “con ” trong đoạn trích trên  những aiTại sao trong đoạn trích trênnhân vật con  còn “ngơ ngáclạ lùng” nhưng đến phần sau của truyện lại  sự thay đổi “ hôn tóchôn cổhôn vai  hôn cả vết thẹo dài bên  của ba  nữa”?

Câu 2: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này  ? Theo em, chi tiết “vết thẹo dài bên  phải” của nhân vật “anh” trong truyện ngắn này  ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng cốt truyện  bộc lộ chủ đề?

0
“Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc,...
Đọc tiếp

Anh hạ giọngnửa tâm sựnửa đọc lại một điều  ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

Hồi chưa vào nghềnhững đêm bầu trời đen kịtnhìn  mới thấy một ngôi sao xacháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mìnhBây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữaVảkhi ta làm việc, ta với công việc  đôisao gọi  một mình đượcHuống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh emđồng chí dưới kiaCông việc của cháu gian khổ thế đấychứ cất  đicháu buồn đến chết mất...”

Câu 1Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nàoCủa aiNêu hoàn cảnh ra đời của truyện.

Câu 2Công việc của anh thanh niên trong đoạn trích trên    lại “gắn liền với việc của bao anh emđồng chí dưới kia”? Tìm một chi tiết trong truyện để minh họa cho sự gắn  giữa công việc của anh với công việc của mọi người.

Câu 3: Ở đoạn trích trêntác giả đã cho ta hiểu điều  về nhân vật anh thanh niên.

ai bt lam help voi

1
15 tháng 12 2021

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long.

- Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

- Tác phẩm ca ngợi những con người dũng cảm, tuyệt đẹp đang cống hiến một cách thầm lặng, cao cả mà anh thanh niên là nhân vật chính “trong cái lặng im của Sa Pa…, Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.

2. Thân bài

a.  Giới thiệu khái quát:

Truyện ngắn tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn của Sa Pa qua lời giới thiệu của bác lái xe.

Đoạn văn ngắn đã khái quát được vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của anh thanh niên.

b. Nhân vật anh thanh niên:

* Hoàn cảnh sống và làm việc:

- Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”.  Công việc đơn điệu đòi hỏi phải thật tỉ mỉ, chính xác, có ý thức tự giác.

- Nhưng cái gian khổ nhất phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người.

* Những nét đẹp của nhân vật thể hiện qua đoạn trích:

- Có lý tưởng cống hiến: đi bội không được anh tình nguyện làm việc ở Sa Pa.

- Suy nghĩ đẹp về công việc:

+ Vì công việc mà anh phải sống một mình trên núi cao nhưng anh vẫn gắn bó với công việc của mình bởi “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”. Anh yêu công việc tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2.600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3.000m “như vậy mới gọi là lý tưởng”.

+ Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao: hằng ngày lặp lại tới 4 lần các thao tác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết” và khó khăn nhất là lúc 1 giờ sáng “nửa đêm thức dậy xách đèn ra vườn, mưa tuyết, giá lạnh…” nhưng anh vẫn coi công việc là niềm vui “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”.

+ Ý thức được giá trị công việc mà mình đang làm: dự vào việc báo trước thời tiết nên “việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”.

=> Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh.

- Suy nghĩ đẹp về cuộc sống:

+ Tự mình tìm lời giải đáp cho những câu hỏi quan trọng “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” những câu hỏi cho anh biết giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống.

+ Suy nghĩ đúng đắn về giá trị của hạnh phúc: Hạnh phúc không phải là khi cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta, bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”.

=> Qua lời kể hồn nhiên, chân thành của người thanh niên, tác giả Nguyễn Thành Long đã giúp người đọc cảm nhận được những suy nghĩ đẹp và đúng đắn của anh thanh niên cũng như của những người lao động ở Sa Pa.

- Làm phong phú cuộc sống của mình: Anh thường xuyên đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống chọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức.

=>  Những tình cảnh cao đẹp trên đã tạo nên những phẩm chất đáng quý ở anh thanh niên - một con người lao động với XHCN.

3. Kết bài:

- Truyện Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca ngợi những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới những con người như anh.

-  Qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi tả những con người đang dành cả thanh xuân để cống hiên, phục vụ kháng chiến với nhiều phẩm chất cao đẹp.

dù mình mới lớp 5 nhưng mình hỉu bài lớp 9 này cậu tìm trong các câu trả lời nhé , cho xin một k đúng 

~ ht ~

Cho đoạn trích:“Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc,...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích:

Anh hạ giọngnửa tâm sựnửa đọc lại một điều  ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

Hồi chưa vào nghềnhững đêm bầu trời đen kịtnhìn  mới thấy một ngôi sao xacháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mìnhBây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữaVảkhi ta làm việc, ta với công việc  đôisao gọi  một mình đượcHuống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh emđồng chí dưới kiaCông việc của cháu gian khổ thế đấychứ cất  đicháu buồn đến chết mất...”

Câu 1Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nàoCủa aiNêu hoàn cảnh ra đời của truyện.

Câu 2Công việc của anh thanh niên trong đoạn trích trên    lại “gắn liền với việc của bao anh emđồng chí dưới kia”? Tìm một chi tiết trong truyện để minh họa cho sự gắn  giữa công việc của anh với công việc của mọi người.

Câu 3: Ở đoạn trích trêntác giả đã cho ta hiểu điều  về nhân vật anh thanh niên?

ai help lam di ma

3
15 tháng 12 2021

Câu 1:Tác phẩm ''lặng lẽ Sa Pa'' của tác giả Nguyễn Thành Long

15 tháng 12 2021

Câu 1:Tác phẩm ''lặng lẽ Sa Pa'' của tác giả Nguyễn Thành Long

Câu 1:

Thuộc phần "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Dân gian ta quen gọi "Đoạn trường tân thanh" là "Truyện Kiều" vì trong số người đọc chúng ta ít ai có thể hiểu được số phận đau khổ của người phụ nữa xưa,chúng ta gọi là truyện Kiều bởi nhân vật Kiều là một người phụ nữ tượng trưng và tiêu biểu cho những người phụ nữ ấy.

Câu 2:

"Quạt nồng ấp lạnh" : “Do chữ Đông ôn hạ sảnh: Quạt khi trời mát, đắp chiếu chăn ấm khi trời rét lạnh, là nói đạo làm con phụng dưỡng cha mẹ.

Những suy nghĩ của Kiều về cha mẹ đã thể hiện vẻ đẹp yêu thương cha mẹ, tấm lòng hiếu thảo trong tâm hồn nàng.

19 tháng 10 2021

Tham khảo: 

Câu 1: Kiều ở lầu Ngưng Bích. Bởi vì nhân vật chính là Thúy Kiều, xuyên suốt câu chuyện là câu chuyện về cuộc đời lận đận, sóng gió của nàng.

Câu 2: 

Giải thích nghĩa của điển tích "Quạt nồng ấp lạnh": nghĩa là vào mùa hè nóng bức thì quạt cho cha mẹ ngủ; còn mùa đông giá rét thì vào nằm trước trong giường( ấp chăn chiếu) để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn. Ý cả câu nói về sự lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ.

- Nếu khi nhớ đến Kim Trọng nàng “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” thì khi nhớ đến cha mẹ nàng lại thương và xót khi tưởng tượng ở chốn quê nhà cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng tin con: “Xót người tựa cửa hôm mai”. Nàng xót xa, day dứt lúc cha mẹ tuổi già, sức yếu mà mình không được tự tay chăm sóc, phụng dưỡng. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” và điển cố “sân lai gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiểu thảo của Kiều. Nàng tưởng tượng quê nhà đổi thay, gốc tử đã vừa người ôm còn cha mẹ thì ngày càng già yếu.
- Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa cho thấy sự xa cách bao mùa mưa nắng vừa gợi được sự tàn phá của thời gian, của thiên nhiên lên con người và cảnh vật.
- Lần nào nhớ đến cha mẹ nàng cũng nhớ ơn chín chữ cao sâu và luôn ân hận mình đã phụ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
- Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người phải chịu bao vùi dập, đau thương nhưng nàng đã quên đi bản thân mình để dành tình yêu thương cho người thân.
⇒ Thật đáng trân trọng biết bao những tình cảm thủy chung, hiếu thảo, vị tha mà Thúy Kiều dành cho cha mẹ và Kim Trọng!

Câu 3:

Muôn đời vẫn vậy, chữ hiếu vẫn luôn được đề cao trong xã hội. Hiếu thảo là tấm lòng yêu thương, chăm sóc ông bà cha, là sự tôn kính, lắng nghe, trân trọng tình cảm của đấng sinh thành với bản thân mình. Tấm lòng đó phải xuất phát từ tận đáy lòng người con, người cháu, là sự thấu hiểu và biết ơn với công lao sinh thành dưỡng dục mà cha mẹ đã hi sinh cho mình. Lòng hiếu thảo được thể hiện qua những hành động giản dị thường ngày như lời hỏi thăm cha mẹ khi trở về nhà, là chiếc khăn tặng ông bà khi trời trở gió, là chén trà lấy cho cha sau bữa cơm chiều, là sự cố gắng học hành để thấy được nụ cười vui của những người thân yêu… Tùy từng hoàn cảnh, từng khả năng của mỗi người để báo đáp tấm lòng cha mẹ. Hiện nay, trong xã hội, có một bộ phận những người con có ý thức và đạo đức suy đồi. Không những cãi lời cha mẹ, họ còn ăn chơi trác táng bằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của cha mẹ làm ra. Nhiều người cảm thấy phiền phức khi phải nuôi cha mẹ già yếu nên có thái độ cáu gắt, thậm chí đánh đập họ. Những người con bất hiếu chỉ quen hưởng thụ sung sướng, họ đâu biết rằng cha mẹ đã vất vả, hi sinh bao năm tháng để nuôi dưỡng họ nên người. Đó là sự ích kỉ, nhẫn tâm và bất hiếu của kẻ làm con. Vì vậy, chúng ta cần đối xử hiếu thảo với ông bà cha mẹ, từ những hành động quan tâm, chăm sóc hàng ngày để tình cảm gia đình càng bó keo sơn. Bởi thời gian trôi đi chẳng chờ đợi ai, sự sống chỉ là hữu hạn, hãy yêu thương chân thành và dành nhiều sự quan tâm chăm sóc cho những người thân yêu khi còn có thể bạn nhé.

8 tháng 12 2021
“ Con cò cõng nắng qua sông Chờ luôn nước mắt cay nồng của cha Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn Quê nghèo mưa nắng trào tuôn Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm Thương con cha ráng sức ngâm Khổ đau hạnh phúc này mầm thành hoa Lúa xanh xanh mướt đồng xa Dáng quê hoà với dáng cha hao gầy Cánh diều con lướt trời mây Chờ câu lục bát hao gầy tình cha
22 tháng 2 2022

Phép lặp các từ:ba, giống, già.

Phép thế : vậy (thay cho mặt ba con không có cái theo trên mặt như vậy).

 

22 tháng 2 2022

(1) Phép lăp: ba con - ba con, giống - giống, già - già.

Phép thế: Mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy - vậy.

(2) Phép nối:  Thế là.

Bài 5. Đọc truyện cười "Hai kiểu áo" và trả lời câu hỏi: HAI KIỂU ÁO             Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khác. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi: - Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?             Quan lớn ngạc nhiên: - Nhà ngươi biết để làm...
Đọc tiếp

Bài 5. Đọc truyện cười "Hai kiểu áo" và trả lời câu hỏi:

HAI KIỂU ÁO

            Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khác. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:

- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

            Quan lớn ngạc nhiên:

- Nhà ngươi biết để làm gì?

            Người thợ may đáp:

- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

            Quan ngẫm nghĩ môt lát rồi bảo:

- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)

a. Câu nào trong những lời đối đáp trên đây chứa hàm ý?

b. Nội dung hàm ý ấy là gì?

c. Người nghe có giải đoán được hàm ý trong câu nói đó không? Chi tiết nào xác nhận điều này?

64
22 tháng 2 2022

a. Các câu chứa hàm ý.

- Nếu ngài mặc để hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi vài tấc

- Còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vật đằng sau phải may ngắn lại

- May cho ta cả hai kiểu.

b. Các hàm ý ấy là:

- Khi gặp quan trên, ngài sẽ cúi luồn, nên vạt trước chùng lại

- Khi gặp dân, vị quan này là người vênh váo, hách dịch nên vạt trước sẽ hớt lên.

- Vị quan là người hai mặt, trên thì nịnh hót, dưới thì chèn ép.

c) người nghe giải được hàm ý trong câu . Chi tiết : Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

22 tháng 2 2022

a) Câu chứa hàm ý:

Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải mau ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

b) Hàm ý của câu này là: Ngài phải cúi đâù (luồn cúi) trước quan trên, ngửng cao đầu (hách dịch) trước dân đen.

c) Người nghe (viên quan) không hiểu được hàm ý sâu xa của câu nói. Nếu hiểu được được ý chế giễu và phê phán của câu nói thì viên quan đã nổi giận.

“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và...
Đọc tiếp

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơn. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. ”

 (Trích Phong cách Hồ Chí Minh- Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1. Đoạn văn nói về đức tính nào của Bác? Đức tính đó được biểu hiện qua những phương diện nào?

Câu 2. Chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn?

Câu 3. Phân tích giá trị của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn?

Câu 4Đọc những câu thơ, mẩu chuyện về lối sống giản dị mà thanh cao của chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

giúp tui với các bạn

 

6

1. : Đoạn văn nói về sự giản dị của Bác Hồ trong cách ở , cách ăn ,mặc

Dẫn chứng là:

+ Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ.

+ Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.

+ Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa

3 , Biện pháp liệt kê : Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

- Tác dụng : Cho thấy Bác sống một cuộc sống hết sức đơn sơ, giản dị, đạm bạc và bình dân.

4.  Đôi dép Bác Hồ - Lối sống giản dị

Bài học về giản dị và tiết kiệm

Sinh hoạt giản dị của Bác Hồ

Sự giản dị rơi nước mắt của Bác Hồ

Câu chuyện: Chú sang xông nhà cho Bác

Sự giản dị của Bác Hồ

câu thơ

Bác kêu con đến bên bàn

Bác ngồi Bác viết, Nhà Sàn đơn sơ.

Một ngôi nhà đơn sơ nơi làm việc của Bác cũng nói lên được nhiều điều về một lãnh tụ. Và sau đó không lâu chúng ta được gặp lại từ đơn sơ này một lần nữa trong thơ Tố Hữu:

Làng Sen quê Bác đây rồi

Hàng phi lao đứng giữa trời reo vui

Sông Lam nước chảy xanh trời

Bên hàng dâm bụt bồi hồi tiếng chim

Ngôi nhà lá dựng trang nghiêm

Đơn sơ phên liếp thân quen thuở nào

Ngát đưa hương bưởi ngọt ngào

Vườn cam phơi ánh nắng đào gió bay.

Hoặc:  

Ba gian nhà trống, nồm đưa võng

Một chiếc giường tre, chiếu mỏng manh.

(Theo chân Bác)

Sự đơn sơ ấy không chỉ là ngôi nhà ở Làng Sen, mà chính ngay giữa Thủ đô Hà Nội, nơi ở của một vị Chủ tịch Nước vẫn là một cốt cách thanh bạch, giản dị:

Nhà gác đơn sơ một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn

Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.

(Theo chân Bác)

Vừa qua, trong các cuộc thi kể chuyện Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh từ cơ sở đến quận, huyện, tỉnh thành…hầu như ở đâu cũng nhắc lại bốn câu thơ Tố Hữu viết về sự giản dị mà vĩ đại của Cụ Hồ:

Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị

Màu quê hương bền bỉ đậm đà

Ta bên Người, Người toả sáng trong ta

Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.

(Sáng tháng năm)        

Chế Lan Viên cũng là nhà thơ lớn của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX, khối lượng tác phẩm rất đồ sộ và nhiều thể loại. Ông có khoảng 30 bài viết về Bác Hồ rất thành công. Có lẽ mọi thế hệ người Việt khó quên được bài thơ Người đi tìm hình của nước, khó quên được hình ảnh “viên gạch hồng” chống lại cả một mùa băng giá nơi xứ người trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (đã được Chế Lan Viên tái hiện lại trong bài thơ này). Ở một bài thơ khác của Chế Lan Viên, chúng ta gặp lại từ đơn sơ để diễn tả phẩm chất giản dị của cụ Hồ:

Giường lãnh tụ là hai hàng đá ghép

Manh áo chàm, Bác mặc quá đơn sơ.

Nói về sự giản dị của Người có rất nhiều bài thơ viết về chiếc áo vải, áo ka ki bạc màu, đôi dép lốp cao su... Trong trường ca Mặt đường và khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm viết:

Đôi dép của Người mòn vẹt gót

Người đã đi khắp ngả đường đất nước hành quân.

Cũng là đôi dép của Bác Hồ, nhưng nhà thơ Bằng Việt trong bài Gửi lòng con đến cùng cha lại thể hiện ở một góc độ khác:

Hành trang Bác chẳng có gì

Một đôi dép mỏng đã lì chông gai

Cho con núi rộng sông dài

Cho con lưỡi kiếm đã mài nghìn năm.

Riêng Hải Như thì tâm tình:

Đôi dép lốp như cùng ta kể rõ

Người quên Người dành hết thảy cho ta

(Chúng cháu canh giấc ngủ, Bác Hồ ơi…)

Trở lại với nhà thơ Chế Lan Viên, bằng sự cảm nhận tinh tế đầy trí tuệ, thi sĩ đã khái quát Hồ Chí Minh giản dị như một chân lý:

Là chân lý Bác chẳng nói nhiều hơn chân lý

Cả nước nghe, khi im lặng Bác cười

Chẳng phải lật sách nào ra tìm hiểu Bác

Bác sống trong ta, Bác ở giữa đời.

(Bác)

1. Nội dung : Đoạn văn nói về sự giản dị của Bác Hồ trong cách ở , cách ăn ,mặc

- Đoạn văn gợi em nhớ đến văn bản :" Đức tính giản dị của Bác Hồ "

2. Lời dẫn : Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.

- Cách tác giả trích dẫn lời nói đó là cách dẫn trực tiếp.

3. Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn :

+Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.

+ Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.

- Nhà văn bộc lộ tình cảm yêu quý, kính trọng và nể phục, ngưỡng mộ trước lối sống giản dị của Bác

4. Biện pháp liệt kê : Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

- Tác dụng : Cho thấy Bác sống một cuộc sống hết sức đơn sơ, giản dị, đạm bạc và bình dân.

k cho mk nha

chúc trung thu vui vẻ

HT