K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 6 2020

a)thể thơ: 6 chữ

b)PTBĐ: biểu cảm

c) Phép tu từ : Điệp ngữ : Quê hương là gì hở mẹ?

TD : câu ''Quê hương là gì hở mẹ?'' được lặp lại 2 lần nhằm nhấn mạnh nhằm nổi bật tình yêu thương sâu đậm và tha thiết của mỗi người , đồng thời nó nhắc nhở chúng ta phải yêu thương , luôn nhớ về quê hương của mình.

15 tháng 3 2023

a)Thể thơ : sáu chữ

b)PTBĐ chính : biểu cảm

c)BPNT tu từ điệp ngữ:" Quê hương là gì hở mẹ?''

Tác dụng 

- Làm cho câu thơ trở nên sinh động,hấp dẫn,lôi cuốn

-Nhấn mạnh tình yêu thương bao la,sâu sắc của mỗi người con đối với quê hương

-Thể hiện tình yêu thương sâu sắc,trân trọng của tác giả đối với quê hương và khuyên chúng ta phải biết yêu quê hương,xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

 

   Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.      Quê hương là gì hở mẹ      Mà cô giáo dạy phải yêu       Quê hương là gì hở mẹ      Ai đi xa cũng nhớ nhiều Quê hương là chùm khế ngọt     Cho con trèo hái mỗi ngày     Quê hương là đường đi học     Con về rợp bướm vàng bay       …  Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi     Quê hương nếu ai không nhớ     Sẽ không lớn nổi thành người.         ...
Đọc tiếp

 

  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.     
 Quê hương là gì hở mẹ     
 Mà cô giáo dạy phải yêu       
Quê hương là gì hở mẹ     

 Ai đi xa cũng nhớ nhiều

 Quê hương là chùm khế ngọt     

Cho con trèo hái mỗi ngày     

Quê hương là đường đi học     

Con về rợp bướm vàng bay       

… 

 Quê hương mỗi người chỉ một 

Như là chỉ một mẹ thôi     

Quê hương nếu ai không nhớ     

Sẽ không lớn nổi thành người.

                   ( Đỗ Trung Quân – Quê Hương )

1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì ? (1 điểm)

2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. ( 1 điểm)

3. Tìm một biện pháp tu từ có trong khổ cuối và cho biết tác dụng của nó ( 1 điểm)

4. Em thích câu thơ (khổ thơ) nào nhất trong đoạn trích trên ? Vì sao ? ( 1 điểm )

5. Tình yêu quê hương của nhân dân ta đã được thể hiện như thế nào khi đất nước đối mặt với đại dịch covid 19? Em hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 4 đến 6 dòng. (2 điểm )

0
Đề 2:“…Quê hương là vòng tay ấmCon nằm ngủ giữa mưa đêmQuê hương là đêm trăng tỏHoa cau rụng trắng ngoài thềm….Quê hương mỗi người chỉ mộtNhư là chỉ một mẹ thôiQuê hương nếu ai không nhớSẽ không lớn nổi thành người.”(Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân)Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?Câu 2. Xác định nội dung của đoạn thơ?Câu 3....
Đọc tiếp

Đề 2:

“…Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
….
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
(Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân)
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?
Câu 2. Xác định nội dung của đoạn thơ?
Câu 3. Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?
Câu 4 Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì?
 

giải (by Nguyễn Thái Sơn)

1.

-PTBĐ chính : biểu cảm

-ND : bài thơ thể hiện tình cảm da diết đến mãnh liệt của tác giả về quê hương của mình , đồng thời , bài thơ còn răn dạy , khuyên nhủ chúng ta hãy nhớ đến và biết ơn quê hương vì nơi đây chính là nơi chôn rau cắt rốn của chúng ta , đồng thời nó còn là nơi giúp ta lớn khôn từng ngày.

3.

*Biện pháp nghệ thuật : Điệp ngữ :''quê hương''.

-TD : nhằm nhấn mạnh sự gắn bó thân thiết , máu mủ của quê hương với  tác giả .

*Biện pháp nghệ thuật : So sánh: ''Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi'' ; ''Quê hương là vòng tay ấm'' ; ''Quê hương là đêm trăng tỏ.''

-TD : Biện pháp so sánh đã diễn tả được tầm quan trọng của quê hương đối với con người , đồng thời , nó còn diễn tả một quê hương đẹp một cách bình dị  , đẹp một cách chân thật, mộc mạc nhưng lại mang trong mình sự gần gũi , máu thịt, thân thương.

4.

-Quê hương  là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt

-Quê hương giáo dục chúng ta, nuôi dưỡng trí  óc ta để ta được trở  thành một con người tốt , thành một công dân tốt

-Chúng ta  cần phải nhớ đến, biết ơn đến quê hương của mình .

-...

 

5
30 tháng 6 2020

chiu bo ty

30 tháng 6 2020
  1. đéuc  8 uda8u u u8du8dfdhcsujiijuc8u8weu8j cxmjzdsjn nnxicickiAKSI(I(Dìe895rin8rvn8uaewvbywg ư

“Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng” (Trích “Quê hương” của Đỗ Trung Quân)

1. Phần trích trên sử dụng phương thức biểu đạt  : Biểu cảm 

3  So sánh hình ảnh quê hương với Con diều biếc , thể hiện tuổi thơ gắn liền vs quê hương , 1 tuổi thơ đầy non trẻ , ngây thơ . Làm cho hình ảnh tuổi thơ lắng đọng , in sâu vào trong tâm hồn trẻ thơ từ lúc bấy giờ tới khi lớn lên . Tuổi thơ  con thả trên đồng : khi ta còn được vui chơi , sống trong những tháng ngày bình yên , tuổi thơ đc cất giấu nơi đồng cỏ xanh , bay đi cùng với con diều biếc , với đồng ruộng mênh mông . 

*Giải giùm mình vài bài tập trong đề cương Ngữ Văn lớp 7 của mình nhé!!! Thanks -Câu 1: Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu: Trăng vào cửa sổ đòi thơ, Việc quân đang bận xin chờ hôm sau. Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu, Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. (Tin thắng trận - Hồ Chí Minh) a/.Xác định thể thơ và cách nhận diện. b/.Chỉ ra biện pháp tu từ có trong bài thơ. Tác dụng của biện...
Đọc tiếp

*Giải giùm mình vài bài tập trong đề cương Ngữ Văn lớp 7 của mình nhé!!! Thanks 

-Câu 1: Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu: 

Trăng vào cửa sổ đòi thơ, 

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau. 

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu, 

Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. 

(Tin thắng trận - Hồ Chí Minh) 

a/.Xác định thể thơ và cách nhận diện. 

b/.Chỉ ra biện pháp tu từ có trong bài thơ. Tác dụng của biện pháp tu từ đó. 

c/.Kể tên các bài thơ có hình ảnh trăng của tác giả Hồ Chí Minh mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn Lớp 7 

-Câu 2: Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu: 

Quê hương mỗi người chỉ một 

Như là chỉ một mẹ thôi 

Quê hương nếu ai không nhớ 

Sẽ không lớn nỗi thành người. 

(Quê hương - Đỗ Trung Quân) 

a/.Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt. 

b/.Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong khổ thơ. 

c/.Kể tên các bài thơ viết về tình cảm quê hương mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn Lớp 7 

-Câu 3: Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau: 

Việt Nam đất nước ta ơi! 

Mênh mông biển lúa, đâu trời đẹp hơn 

Cánh cò bay lả rập rờn, 

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều. 

(Nguyễn Đình Thi) 

a/.Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt 

b/. Tìm các từ láy có trong đoạn thơ. Tác dụng của nó? 

c/. Nêu nội dung của bài thơ. 

*P/S: Mong Admin accept bài tập này, em đang cần gấp vì chuẩn bị thi Học Kì 1 (Thứ 3 tuần sau)

0
23 tháng 12 2019

1. Đoạn thơ trích trong bài Tiếng gà trưa.  Tác giả: Xuân Quỳnh.

- Thời điểm sáng tác: Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh.

,- Thể thơ: 5 chữ.

- Nội dung chính: Tiếng gà trưa trở thành động lực chiến đấu của người chiến sĩ.

2. Đoạn thơ sử dụng biện pháp điệp từ, qua đó khẳng định quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

3. Đại từ: cháu - bà.

Quan hệ từ: cũng.

23 tháng 3 2018

1. Hai câu đầu gợi lên nhiều cách hiểu về quê hương:
- Quê hương hiểu theo nghĩa hẹp là quê cha đất tổ, gắn với gia đình, dòng họ, mồ mả, bàn thờ tổ tiên.
- Quê hương hiểu theo nghĩa rộng là đất nước.
- Nói “Quê hương mỗi người chỉ một” là nhấn mạnh sự duy nhất cũng như vai trò quan trọng của quê hương trong tình cảm của mỗi con người.
- “Như là chỉ một mẹ thôi”: khẳng định sự duy nhất nêu trên như một quy luật của tự nhiên về nguồn gốc con người. Đã là quy luật tự nhiên thì điều đó (mỗi người chỉ một quê hương) là không bao giờ thay đổi.
- Mặt khác còn là nói lên tình đất nước như tình mẫu tử, một tình cảm sâu nặng nhất của con người, của cả muôn loài.
- Tình yêu mẹ, yêu làng, yêu đất nước là thống nhất: Càng yêu gia đình thì càng yêu làng và càng yêu làng thì càng yêu đất nước. Trung thành với đất nước là “đại hiếu” (theo lời Phi Khanh nói với Nguyễn Trãi).
- Trong mối quan hệ đó, đôi khi trong một hoàn cảnh cụ thể vẫn nảy sinh mâu thuẫn, buộc người ta phải lựa chọn, lúc đó phải để tình đất nước lên trên (Nguyễn Trãi nén nỗi đau từ biệt cha quay về tìm đường cứu nước, các thanh niên từ biệt mẹ già, làng xóm, lên đường nhập ngũ ra tiền tuyến;...).
 
2. Hai câu sau tác giả muốn nói rõ vai trò quê hương đôi vỏi sự trưởng thành của mỗi con người:
a) Cần hiểu “nhớ quê” cho đầy đủ ỷ nghĩa:
- “Nhớ”: một biểu hiện của tình cảm lưu giữ rõ nét đến từng chi tiết con người, cảnh vật quê hương và lúc nào cũng nghĩ đến và tha thiết muốn gặp lại.
- Nhớ quê là không chỉ nói nhớ một vùng đất, một lãnh thổ mà nhớ nhiều về cội nguồn, lịch sử, văn hóa, thuần phong mĩ tục, về con người đang đổ mồ hôi sôi nước mắt cho quê hương, đất nước,...
- Không chỉ ôm nỗi nhớ suông, nhớ quê là phải làm gì cho quê hương, có hoài bão xây dựng quê hương.
 
b) “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”:
- Với cách hiểu như trên thì thấy tình quê hương đất nước có ý nghĩa to lớn trong nhân cách một con người.
- Đối với tuổi trẻ, hai câu thơ cảnh tỉnh những kẻ không nhớ quê hương, cội nguồn và nhấn mạnh phải chăm lo bồi đắp tình cảm quê hương như đã nêu. Không nên chỉ chăm lo bồi dưỡng trí tuệ, sức khỏe, vật chất,...
(Có thể nêu dẫn chứng về số phận của những kẻ phản bội quê hương, đất nước).

6 tháng 7

A. Mở bài
- Quê hương mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho văn thơ, nhạc, họa.
- Nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn mà một trong những tiếng nói tha thiết của tâm hồn là tình quê hương.
- Dẫn khổ thơ của Đỗ Trung Quân để đi đến luận điểm: Tình quê hương có vai trò rất lớn trong việc tôi luyện nên người.

B. Thân bài
1. Hai câu đầu gợi lên nhiều cách hiểu về quê hương:
- Quê hương hiểu theo nghĩa hẹp là quê cha đất tổ, gắn với gia đình, dòng họ, mồ mả, bàn thờ tổ tiên.
- Quê hương hiểu theo nghĩa rộng là đất nước.
- Nói “Quê hương mỗi người chỉ một” là nhấn mạnh sự duy nhất cũng như vai trò quan trọng của quê hương trong tình cảm của mỗi con người.
- “Như là chỉ một mẹ thôi”: khẳng định sự duy nhất nêu trên như một quy luật của tự nhiên về nguồn gốc con người. Đã là quy luật tự nhiên thì điều đó (mỗi người chỉ một quê hương) là không bao giờ thay đổi.
- Mặt khác còn là nói lên tình đất nước như tình mẫu tử, một tình cảm sâu nặng nhất của con người, của cả muôn loài.
- Tình yêu mẹ, yêu làng, yêu đất nước là thống nhất: Càng yêu gia đình thì càng yêu làng và càng yêu làng thì càng yêu đất nước. Trung thành với đất nước là “đại hiếu” (theo lời Phi Khanh nói với Nguyễn Trãi).
- Trong mối quan hệ đó, đôi khi trong một hoàn cảnh cụ thể vẫn nảy sinh mâu thuẫn, buộc người ta phải lựa chọn, lúc đó phải để tình đất nước lên trên (Nguyễn Trãi nén nỗi đau từ biệt cha quay về tìm đường cứu nước, các thanh niên từ biệt mẹ già, làng xóm, lên đường nhập ngũ ra tiền tuyến;...).
 
2. Hai câu sau tác giả muốn nói rõ vai trò quê hương đôi vỏi sự trưởng thành của mỗi con người:
a) Cần hiểu “nhớ quê” cho đầy đủ ỷ nghĩa:
- “Nhớ”: một biểu hiện của tình cảm lưu giữ rõ nét đến từng chi tiết con người, cảnh vật quê hương và lúc nào cũng nghĩ đến và tha thiết muốn gặp lại.
- Nhớ quê là không chỉ nói nhớ một vùng đất, một lãnh thổ mà nhớ nhiều về cội nguồn, lịch sử, văn hóa, thuần phong mĩ tục, về con người đang đổ mồ hôi sôi nước mắt cho quê hương, đất nước,...
- Không chỉ ôm nỗi nhớ suông, nhớ quê là phải làm gì cho quê hương, có hoài bão xây dựng quê hương.
 
b) “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”:
- Với cách hiểu như trên thì thấy tình quê hương đất nước có ý nghĩa to lớn trong nhân cách một con người.
- Đối với tuổi trẻ, hai câu thơ cảnh tỉnh những kẻ không nhớ quê hương, cội nguồn và nhấn mạnh phải chăm lo bồi đắp tình cảm quê hương như đã nêu. Không nên chỉ chăm lo bồi dưỡng trí tuệ, sức khỏe, vật chất,...
(Có thể nêu dẫn chứng về số phận của những kẻ phản bội quê hương, đất nước).
 
C. Kết bài
- Tiếng nói tha thiết và độc đáo của Đỗ Trung Quân khiến bài thơ đã được phổ nhạc và được các thế hệ yêu mến, thuộc lòng.
- Không nên chỉ ngâm nga bài thơ, bài hát đó. Để luôn nhớ yêu mến nó thì phải làm gì?