Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thuyết minh về cái quạt
I - Mở bài: Giới thiệu khái quát về công dụng của chiếc quạt trong đời sống.
II - Thân bài:
1. Giới thiệu lịch sử của chiếc quạt:
- Từ xa xưa con người đã dùng chiếc mo cau làm quạt:
+ Dùng nan tre để đan quạt nan.
+ Dùng giấy và nan tre để làm nên những chiếc quạt bằng giấy có thể gấp lại được trông rất đẹp và tiện lợi.
+ Dùng lông chim để làm những chiếc quạt vừa nhẹ vừa mềm mại duyên dáng.
- Khi khoa học kĩ thuật phát triển và phát minh ra nguồn điện:
+ Chế tạo ra những chiếc quạt có cánh bằng nhựa, kim loại và chạy bằng động cơ.
2. Các loại quạt, đặc điểm cấu tạo của từng loại:
- Quạt gồm có nhiều chủng loại: to, nhỏ tùy theo nhu cầu của người dùng. Dựa vào các đặc điểm, cấu tạo người ta đặt tên ra các loại quạt…
+ Quạt mo cau, lá cọ: Dù được làm bằng một chiếc mo cau hoặc tàu lá cọ thì cũng có phần để cầm và phần tạo ra gió.
+ Quạt nan: Có cán để cầm quật, có phần tạo gió và được đan thành nhiều loại có hình dáng khác nhau: hình bán nguyệt, hình tròn,…
+ Quạt giấy: Có hình tam giác, có phần để cầm quạt; có hơn chục nan và được gắn với nhau bằng loại giấy mỏng nhiều màu, khi không dùng có thể gấp lại được.
+ Quạt điện: được chạy bằng động cơ, tạo gió mạnh hay nhẹ tùy theo người dùng điều chỉnh; quạt có bộ phận tạo gió là những chiếc cánh mỏng có thể làm bằng nhựa hoặc kim loại. Để bảo vệ người dùng, loại quạt này thường có bộ phận bảo vệ cánh quạt được làm như chiếc lồng nhỏ. Những chiếc cánh đó được gắn một động cơ phía sau và được bảo vệ bằng vỏ nhựa. Phần dưới là thân quạt ( độ ngắn dài tùy ý người sản xuất và người dùng: quạt cây, quạt bàn, quạt treo tường, quạt trần…)
3. Công dụng: Đem lại những luồng gió mát cho con người vào những ngày hè oi ả, bảo đảm sức khỏe cho mọi người trong lúc lao động cũng như khi nghỉ ngơi.
4. Cách sử dụng:
- Các loại quạt mo, quạt nan, quạt giấy: phải dùng tay và sức người để quạt.
- Quạt cây, quạt bàn, quạt treo tường, quạt trần: dùng động cơ điện
5. Cách bảo quản:
- Các loại quạt làm bằng chất liệu như lá cây, mo cau, tre khi dùng xong phải giữ khô; khi quạt phải nhẹ nhàng không gấp hoặc vo lại.
- Các loại quạt chạy bằng động cơ: Khi dùng phải điều chỉnh điện hợp lí, khi không dùng phải tắt quạt ,thỉnh thoảng phải lau sạch và tra dầu bảo vệ động cơ.
III – Kết bài:
- Đánh giá vai trò của chiếc quạt đối với đời sống con người.
- Phát biểu những cảm nghĩ của em về chiếc quạt trong gia đình.
Thuyết minh về cái kéo
1/ Mở bài: giới thiệu chung về cái kéo hoặc tình huống để đối tượng xuất hiện
2/ Thân bài: định nghĩa về cái kéo là một dụng cụ như thế nào
– Sơ lược về nguồn gốc của cái kéo(có thể đưa ra một số câu danh ngôn liên quan đến kéo)
– Liệt kê số lượng, đặc điểm, cấu tạo( càng chi tiết càng tốt)
– Họ nhà kéo đông đúc và có nhiều loại ra sao . mỗi loại có công dụng và cấu tạo như thế nào?(vd kéo cắt vải, nên ta mới có quần áo thẳng thớm, tơm tất ; còn có kéo dùng trong ytế , chỉ cần thiếu chúng thì bạn sẽ khó lòng mà hoàn tất được ca mổ trong gang tất và có thể gây nguy hiểm cho người bệnh..v…v)
3/ Kết bài: cảm nghĩ của bạn về cái kéo trong cuộc sống hiện tại (dài dài tí)
Tác dụng: cắt những vật liệu nhỏ, mảnh, đòi hỏi 1 lực không lớn để cắt, ví dụ như giấy, vải dây nhựa mỏng, miếng kim loại mỏng. Thường được dùng trong nhà bếp, làm vườn, thủ công, ngoài ra có thể dùng trong một số lĩnh vực đặc biệt khác.
-MB: Giới thiệu đối tượng tm của bạn là cái kéo.
-TB: - Tm về các đặc điểm của cái kéo
+ Các phần của kéo?....
+ Chất liệu làm nên cái kéo ( Nêu rõ chất liệu từng phần )
- Các loại kéo?....
- Công dụng của cái kéo?
--> khẳng định tầm qan trọng của cái kéo trong đời sống sinh hoạt.
-KB: Nhấn mạnh một lần nữa sự cần thiết của cái kéo trong cuộc sống hằng ngày.
Tham khảo:
1. Mở bài- Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc.
2. Thân bài
a. Nguồn gốc, xuất xứ:
- Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, quyết định và nghiên cứu ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.
b. Cấu tạo:
- Bút bi trong bài thuyết minh chiếc bút bi có 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
- Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
c. Phân loại
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
d. Bảo quản
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.
e. Ưu điểm, khuyết điểm:
- Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
f. Ý nghĩa của cây bút bi:
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
3. Kết bài
Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.
Đã từ rất lâu đời rồi. Chiếc nón lá giản dị,gắn liền với người con gái mặc áo dài, quen thuộc với người dân VN.Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngơị hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam. Những câu thơ nói về chiếc nón lá ngày xưa giờ vẫn được sử dụng.
Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế, mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà.
Rất nhiều người nước ngoài đến VN và mua những chiếc nón lá ấy, bề ngoài giản dị, đơn sơ nhưng bên trong chiếc nón ấy in những nét đẹp cảu người phụ nữa của những người nông dân. Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.
Dù các bạn có đi những đâu chăng nữa thì tôi tin không một nước nào có những chiếc nón lá như vậy. Và cũng không thể làm ra nó.
Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.
Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.
Vẻ đẹp người phụ nữ mặc tà áo dài tay cầm nón ngồi bên những đóa sen hồng là biểu tượng đặc trưng không thể quên được của những người tới thăm VN
Bạn tham khảo bài này nha! Nếu có gì sai sót mong bạn bỏ qua cho
Bút bi là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Bút bi có chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh,ngay sau khi được viết lên giấy.
Lịch sử
Hoàn toàn không phải là phóng đại khi khẳng định bất cứ ai có thể viết đều ít nhất một lần trong đời sử dụng bút bi. Rẻ tiền, thuận tiện và không cần bảo dưỡng, bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người.
Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một thợ thuộc da người Mỹ tên John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Đến năm 1938, một biên tập viên người Hungary là László Bíró, do quá thất vọng với việc sử dụng bút mực (tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn...) đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này có chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Bút bi thật sự xuất hiện từ đó.
Loại bút bi hiện đại được nhà báo László Bíró, sinh ra tại Hungary giới thiệu vào năm 1938. Vào những năm 1930, Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như vậy. Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một nhà hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào ngày 15 tháng 6, 1938.
Năm 1944, anh trai Bíró sang Argentina nhận bằng sáng chế khác vào ngày 10 tháng 6, với mẫu Bíró Pens of Argentina. Từ đó bút bi được bán tại Argentina với thương hiệu Birome. Loại bút này được rất ít người biết. Bíró được biết đến ở Agentina với cái tên Lisandro José Bíró. Mẫu bút mới này cũng được nhận bằng công nhận bản quyền Anh Quốc.
Năm 1945, nhà sản xuất loại bút chì bấm Eversharp đã hợp tác với Eberhard-Faber đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kỳ. Vào khoảng thời gian này, một nhà kinh doanh người Hoa Kỳ cũng thấy một chiếc bút chì Bíró được trưng bày tại Buenos Aires. Ông mua vài mẫu bút rồi quay về Hoa Kỳ, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với nhãn hiệu là Reynolds Rocket. Cuối năm 1945, công ty này chiếm lĩnh thị trường của Eversharp. Ngày 29 tháng 10, 1945, chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, New York với giá mỗi chiếc là 12,50 Đôla Mỹ (bằng khoảng 130 Đôla Mỹ ngày nay). Đây là loại bút được biết đến rộng khắp tại Hoa Kỳ cho đến cuối thập niên 1950.
Tương tự, những ngày cuối năm 1945 và những ngày đầu năm sau đó, những chiếc bút như vậy cũng được đem bán tại Anh Quốc và khắp Châu Âu lục địa. Những loại bút rẻ tiền hơn được Société Bic sản xuất với thương hiệu "Bic", sau đó thương hiệu 'Hoover' và 'Xerox' tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Trong một loạt các dòng sản phẩm mới Société Bic được phát triển mới, nhãn hiệu bút bi nổi tiếng lúc đó là Bic Cristal.
Kể từ năm 1990, ngày sinh nhật của Bíró (29 tháng 9) trở thành ngày của những nhà phát minh tại Argentina.
Mô tả
Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng và giá cao hơn. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.
Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.
Ngoài ra còn có loại thiết kế giống bút bi nhưng sử dụng mực viết máy để nạp vào và có hệ thống mực như viết máy.
Bút Space Pens, loại có thể viết được trong trạng thái chân không, được phát minh bởi Fisher, có thiết kế phức tạp hơn. Nó dùng khí nén để dồn mực đổ về phía ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi bút lật ngược lại hoặc trong trạng thái chân không.
Bút bi trong đời sống hằng ngày
Bút bi hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Mặc dù có nhiều dạng bút khác nhau, nhưng bút bi là dạng phổ biến nhất. Do bút bi rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách, xe hơi... và bất kỳ nơi nào có thể cần đến bút. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo - tên công ty, sản phẩm được in trên thân bút - có giá rẻ và hiệu quả cao (khách hàng sẽ dùng và nhìn thấy dòng quảng cáo mỗi ngày).
Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Những tác phẩm được giới thiệu ở một số trang web như [biro-art.com] và [birodrawing.co.uk]. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lý do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi phải không độc, và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều nước.
Làm sao quên được khi cứ mỗi giây lại có 57 chiếc được bán ra. Sau đó mỗi chiếc bút bi được truyền tay qua nhiều người, bị cắn, bị ném. Đó chính là giá trị của vật phẩm bình thường này. Dù máy tính, điện thoại hiện đại và tiện dùng nhưng thử hỏi có ai dám ném, cắn chúng khi suy tư hay bực tức.
_ giới thiệu chung về cái quạt ( từ xa xưa quạt đã ttrở thành một ngườibạn thân thiết trong đời sống của con người việt nam ...)
Thân bài : _ nêu nguồn gốc , xuất xứ ( đã có từ rất lâu đời ...)
_ phân loại ( có nhiều loại quạt : từ quạt mo -> quạt giấy ->quạt thủ công bằng nan tre -> hiện đại nhất là quạt điện . ngoài racòn nhiều loại quạt đồ chơi của trẻ em hay dùng trang trí trong nhà.....)
_ nêu đặc điểm riêng của từng loại quạt ( làm bằng những vật liệu gì , hình dáng , kích thước ra sao , cấu tạo chính ...)
_ công dụng : dùng để tạo gió quạt mát cho con người , dùng để trangtrí , dùng làm dụng cụ ca múa hát , đồ chơi , những cô gái trẻ nướcngoài còn dùng quạt làm duyên trong những ngày lễ ...)
_ ý nghĩa : là vật dụng quan trọng , hữu ích , mang lại nguồn lợi nhuận trong kinh doanh ...
Kết bài : _ nêu lại ý nghĩa chính
_ nêu cảm nghĩ của bạn thân
Tham khảo:
Trong cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà, những công việc thường ngày trong gia đình đều cần đến chúng tôi, không những vậy, trong một số lĩnh vực như công nghiệp, thủ công nghiệp, y tế (so sánh)… chúng tôi là một vật dụng rất quen thuộc. Chắc hẳn các bạn đã đoán chúng tôi là ai rồi chứ, chúng tôi là họ hàng nhà kéo đấy.
Chúng tôi được sinh ra ở đâu và tự bao giờ thì vẫn còn là sự tranh cãi giữa mọi người trong dòng tộc. Xuất phát điểm cho sự phát triển của họ hàng nhà tôi dường như bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao một lúc. Đó là hai lưỡi dao rời nhau. Trong khi một tay giữ lưỡi dao nằm dưới, tay kia thực hiện động tác cắt. Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã - sông Ranh đã chứng minh cho điều đó . Nhưng có thể chúng tôi đã xuất hiện trước đó rất lâu.
Họ hàng nhà Kéo chúng tôi không hề ít người tí nào đâu nhé! Chúng tôi có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo bấm, kéo khớp…
Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm. Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng. Chúng tôi được sử dụng để cắt mỏng vật liệu khác nhau, chẳng hạn như giấy, bìa các tông, lá kim loại, nhựa mỏng, vải, sợi dây thừng và dây điện. Ngoài ra, Kéo cũng được sử dụng để cắt tóc và thực phẩm, hay dùng trong y tế khi phẫu thuật…
Tóm lại, họ hàng nhà Kéo chúng tôi là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo lại được sử dụng rộng rãi hàng ngày. Vì vậy, chúng tôi có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có chúng tôi, mọi người sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay mà con người không thể làm tốt được. Họ nhà Kéo của tôi rất tuyệt vời phải không nào?
Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.
“Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tươi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
II. Thân bài:
Nguồn gốc, xuất xứ:
Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930
Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô quyết định và nghiên cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế
Bút bi ra đời.
2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
-Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
3. Phân loại:
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
-Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản
(có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh , nhân hoá trong bài viết)
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.
5. Ưu điểm, khuyết điểm:
-Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào:
- “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
6. Ý nghĩa:
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.
- Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.
“ Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”
III. Kết bài:
kết luận và nhấn mạnh tầm quan trong của cây bút bi trong cuộc sống.
Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
Bài hay quá!