K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2016

  Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

      Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.

      Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.

      Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.

      Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta. 
 

6 tháng 10 2016

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.

2 tháng 2 2017

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xứng đáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Chúc bạn học tốt

3 tháng 2 2017

Mở bài:
Đi từ chung đến riêng:
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu tục ngữ đó là câu " uống nước nhớ nguồn" Câu tục ngữ này nói nên lòng biết ơn đối với những ai đã làm lên thành quả lao động cho con người hưởng thụ .
Đi từ thực tế đến đạo lí:
Đất nước Việt Nam có nhiều đền ,chùa và lễ hội . Một trong những đối tượng thờ cúng, suy tôn đó là các anh hùng, các vị tổ tiên có công với dân, với làng, với nước. Truyền thống đó được phản ánh vào một câu tục ngữ rất hay và cô đọng : " uống nước nhớ nguồn"

Thân bài:
*Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng
Uống nước : Hưởng thụ thành quả vật chất ,tinh thần
Nguồn: nguồn gốc, cọi nguồn của tất cả những thành quả bao gồm con người, lịch sử , truyền thống
Nhớ nguồn:Thành quả không tự nhiên mà có , nên người được hưởng thụ phải hiểu biết, tri ân, giữ gìn và phát huy
*Nhận định đánh giá:
Câu tục ngữ nêu nên đạo lí làm người
Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế.
-Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc

Kết bài:
Đi từ nhận thức tới hành động:
Câu tục ngữ đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ đạo lí của dân tộc,đạo lí của người hưởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.
Kết bài có tính chất tổng kết:
Câu tục ngữ ngắn gọnmà hàm ý sâu xa, nói về nghĩa vụ của những ai đang hưởng thụ các thành quả.

30 tháng 3 2016

TỤC NGỮ : 
- Tre già khó uốn. 
- Tre già là bà lim. 
- Có tre mới cho vay hom tranh. 
- Tre già măng mọc. 
- Tre non dễ uốn. 
- Tre già nhiều người chuộng, người già ai chuộng làm chi. 
- Tre lướt cò đỗ. 
CA DAO : 
- Đóng tre căng bạc giữa đồng 
Các anh pháo thủ xoay nòng súng lên 
Súng anh canh cả trời đêm 
Để cho trăng đẹp toả lên xóm làng. 
- Chặt tre cài bẫy vót chông 
Tre bao nhiêu lá thương chồng bấy nhiêu. 
- Em về cắt rạ đánh tranh 
Chặt tre chẻ lạt cho anh lợp nhà 
Sớm khuya hoà thuận đôi ta 
Hơn ai gác tía lầu hoa một mình. 
- Một cành tre, năm bảy cành tre 
Đẹp duyên thì lấy chớ nghe họ hàng. 
- Làng tôi có luỹ tre xanh 
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng. 
Bên bờ vải, nhãn, hai hàng 
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. 
- Trăng lên tắm luỹ tre làng 
Trăng nhòm qua cửa, trăng tràn vô nôi 
Trăng thơm bên má em tôi 
Xanh hàng mi nhỏ, bé cười xinh xinh. 
Ru em, em ngủ cho lành 
Cho chị ra điểm tập tành kẻo khuya 
Ngủ ngon, ngoan nhé, em nghe ! 
Dù cho địch đến đồng quê quê mình. 
Đừng hòng phá luỹ tre xanh 
Cướp con chim nhỏ trên cành của em 
Súng trường tay chị ngày đêm 
Bắn cho chúng nó một phen tơi bời

30 tháng 3 2018

sao bạn biết hay vậy???

bạn giỏi quá!!!

cảm ơn bạn mk cx đang cần câu này.

26 tháng 4 2016

trg mình đề là hãy thuyết phục một người không coi trọng môn Văn

26 tháng 4 2016

Phần A câu b. Bổ sung: tìm câu rút gọn. Khôi phục TP đc rút gọn

6 tháng 4 2016

+ Ngày Huế đổ máu (sử dụng biện pháp ẩn dụ)

   Chú Hà Nội về   

+ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ (sử dung biện pháp so sánh)

   Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (sử dụng biện pháp ẩn dụ)

+ Bóng Bác cao lồng lộng

   Ấm hơn ngọn lửa hồng (sử dụng biện pháp ẩn dụ)

+ Anh chàng dế choắt người gầy gò lêu đêu như một gã nghiện thuộc phiện (sủ dung biện pháp so sánh)

+ Ông mặt trời

    Mặc áo (sử dụng biện pháp nhân hóa)

    Giáp đen

    Ra trận (sử dụng biện pháp nhân hóa)

6 tháng 4 2016

ẩn dụ và so sánh

28 tháng 4 2016

là câu Học,học nữa,học mãivui

28 tháng 4 2016

Học, học nữa, học mãi

10 tháng 4 2016

Ta thấy không một thắng lợi nào mà không gặp những khốn khó, thử thách, không một thành công nào mà không phải bước qua bom đạn, chông gai. Cái chính là con người có kiên trì, có quyết tâm vượt qua hay không? Hiểu được điều đó, từ ngàn xưa nhân dân ta nhắc nhở nhau: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu tục ngữ cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.

Câu tục ngữ thật ngắn gọn, hàm súc mà ý nghĩa của nó lớn lao Với hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, ông cha ta đã khuyên chúng ta phải biết kiên trì, chịu thương chịu khó thì làm công việc gì cũng đạt hiệu quả cao. Không phải việc gì dù dễ đến đâu chúng ta cũng gặt hái được kết quả ngay được. Có công thì mới có quả. Có chịu khó rèn luyện thì chúng ta mới vượt qua gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao.

Vâng! Câu tục ngữ là một chân lý sáng ngời, là một chiếc gương để mọi người tự rèn luyện. Chân lý đúc kết qua quá trình lao động sản xuất gian khổ của nhân dân ta. Có đặt vấn đề vào thực tế cuộc sông của chúng ta hôm nay mới có thể thấu hiểu được cái tinh tế của người xưa.

 

Một người học sinh phải trải qua thời gian miệt mài học tập trên ghế nhà trường suốt mười mấy năm mới có thể đủ trí thức bước vào cuộc sống. Trong cuộc sống chúng ta phải không ngừng rèn luyện, tự học thì mới thành tài. Một người phải rèn luyện trong khó khăn, lao động chăm chỉ, cần cù mới có được tay nghề cao và làm ra được những sản phẩm tốt, làm giàu cho xã hội. Nhưng sự rèn luyện ấy không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi hoàn toàn, cái chính là chúng ta phải biết làm chủ ý chí, nghị lực của mình để vượt qua những khó khăn ấy. Từ rèn luyện nhưng chúng ta cũng phải tự đề ra phương pháp hợp lý. Rèn luyện không có nghĩa là khổ luyện. Rèn luyện phải biết kết hợp giữa những ưu điểm sẵn có của mình và những điều học tập của người khác, biến mặt yếu thành mặt mạnh, được như vậy, chúng ta phải biến dần từng bước, tìm cách khắc phục mọi khó khăn. Người học sinh muốn giỏi toàn diện thì không được nản lòng trước những bài toán hiểm hóc, bài văn khó làm. Hơn nữa, trong cuộc sống chúng ta, tương lai luôn ở phía trước, hiện tại luôn cận kề bên ta nhắc ta không chỉ lúc nào cũng mơ đến một ngày mai tốt đẹp mà phải chịu rèn từ hôm nay. Nói tóm lại, muốn gặt hái được kết quả mỹ mãn, chúng ta phải kiên nhẫn đi từng bước một như câu tục ngữ:

Có chí thì nên

Thế nhưng, trong thực tế cuộc sống, bên cạnh những tấm gương tốt, còn có những kẻ ngại khó, ngại khổ, nhất là trong giới học sinh chúng ta, còn nhiều bạn nản lòng trước bài toán khó, chùn bước trước bài sử, bài văn dài hoặc coi thường những bài học đơn giản. Không thiếu những bạn có quyết tâm ban đầu nhưng khi đối đầu với khó khăn thì bỏ cuộc. Có người còn quan niệm rằng mình đã đù tài buông xuôi phần rèn luyện, coi thường những ưu điểm của kẻ khác. Và nghiêm trọng hơn cả trong xã hội còn khó khăn hôm nay, có bạn coi thường việc học và cho đó là không cần thiết, không chịu mài sắt. Liệu những người đó có đạt được kết quả như mình mong ước hay không? Chúng ta hãy nhớ: một thiên tài có một phần trăm là năng khiếu còn chín mươi chín phần còn lại là lao động và rèn luyện. Biết bao nhà bác học trên thế giới lúc nhỏ gặp biết bao trở ngại, nhưng bằng quyết tâm và sự kiên trì họ đã vượt qua tất cả để thành đạt trong cuộc đời và cống hiến cho nhân loại những công trình vô giá. Họ đã nên kim như mình mong ước.

Ích lợi của việc rèn luyện kiên trì là như thế đấy! Là một học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, chúng ta không chỉ rèn luyện cho mình mà còn góp phần xây đựng cho đất nước mai sau. Đất nước ta hôm nay còn rất nhiều gian khổ, dân tộc ta còn thua kém, thiệt thòi so với các nước, các dân tộc khác. Vì vậy mỗi con người trong chúng ta lại càng phải hiểu rõ và làm lời khuyên của ông bà: Có công mài sắt có ngày nên kim. Con người ta không được cho phép mình lùi bước trước khó khăn và phải hiêu đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ đối với Tổ quốc.

Vậy chúng ta phải rèn luyện như thế nào để đạt kết quả tốt ? Theo em, muốn đạt kết quả tốt trong học tập cũng như trong lao động sản xuất, trước hết, chúng ta phải luôn khiêm tốn tự coi mình là dốt để nhắc nhở bản thân phải luôn học hỏi.

Chúng ta không có quyền nản lòng trước công việc khó khăn, không được nản lòng trước gian nan. Hãy luôn nhớ đến sự nhẫn nại của ông cha ta trong lao động sản xuất. Hãy nhớ đến những thành quả lao động mà cha anh chúng ta đã gặt hái mà nhắc nhở mình rằng: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu tục ngữ là một bài học đối với tất cả mọi người. Đó là một lời khuyên rất chân tình, sâu sắc với những ai còn nóng vội hấp tấp trong công việc và tăng thêm quyết tâm cho những người có ý chí muốn phấn đấu vươn lên. Là học sinh, em luôn coi câu tục ngữ là phương châm là tấm gương để tự rèn luyện bản thân trờ thành con người có ích cho chính mình và cho xã hội như lời Bác Hồ đã khuyên:

… Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công

NHỚ LÀ TICK GIÚP MÌNH NHA !

10 tháng 4 2016

Muon lam viec thanh cong thi phai co long kien nhan 

27 tháng 4 2016

Tình yêu thương, lòng nhân ái vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Từ bao đời nay, ông bà ta luôn nhắc nhở nhau phải biết “ thương người như thể thương thân”. Vấn đề ấy lại được nhắc nhở thường xuyên qua lời khuyên của cha mẹ, lời giáo huấn của thầy cô trong câu tục ngữ giàu hình  ảnh: “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Câu tục ngữ là bài học quý báu luôn sống mãi trong lòng bao thế hệ.

Bằng cách ví von bóng bẩy, câu tục ngữ đưa lên hình ảnh một đàn ngựa đang đau buồn không ăn cỏ vì có một con trong đàn bị đau. Từ đó, ta liên tưởng đến con người: “chúng ta sống chung với nhau phải biết đến tình đồng loại, đồng bào, phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau bằng lòng nhân ái.

Lời khuyên là một bài học luôn nhắc nhở chúng ta vấn đề này mọi người đều hiểu rằng không ai có thể sống lẻ loi một mình trên thế gian này được mà phải hòa nhập vào cộng đồng loài người. Vì thế, ta phải có bổn phận xây dựng cộng đồng ấy ngày được tốt đẹp hơn. Muốn được như vậy ta phải biết quan tâm chăm sóc nhau,lo lắng cho nhau nhất là khi những người chung quanh chúng ta gặp khó khăn hoạn nạn. Đây là cách sống và là đạo lý đã có từ ngàn xưa của nhân dân ta, là truyền thống tốt đẹp của dan tộc Việt Nam ta. Nhờ vậy mà dân tộc ta mới vượt nhau qqua đượcmọi khó khăn thử thách có lúc tưởng chừng như không vượt qua nổi. Đã bao lần dân ta phải đối đầu với bọn ngoại xâm,hết kẻ thù này đến kẻ thù khác sang xâm chiếm. chính lúc ấy tinh thần đoàn kết yêu thương nhau, quyết tâmmột lòng chống kẻ thù chung đã giúp ông cha ta chiến thắng. Liên tiếp nhiều năm liền đất nước bị thiên tai bão lũ.với tình đồng loại, đồng bào nhân dân cả nước đã nhường cơm sẻ áo cho nhau để cứu giúp những người hoạn nạn. trước tình cảnh khó khăn của mọi người đâu ai có thể làm ngơ. Là loài vật mà đàn ngựa kia còn biết yêu thương nhau qua biểu hiện khi “một con ngựa đau” cả “tàu phải bỏ cỏ” huống chi ta là con người có trái tim, khối óc làm sao ta có thể làm ngơ, có thể không đau lòng trước nổi đau chung của nhân loại. cũng chính từ những suy nghĩ đó mà các Hội từ thiện ra đời, và đã mở rộng tầm hoạt động ở khắp mọi nơi trên phạm vi toàn thế giới. Nó trở thành tinh thần nhân loại, tình người cao cả. Những người làm công tác từ thiện đó đã mở rộng vòng tay đem tình yêu thương đến những người bất hạnh: những trẻ mồ côi, người bị khuyết tật…. tất cả những việc làm ấy đã làm sáng tỏ câu tục ngữ: “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

Vậy mà trong thực tế cuộc sống không phải ai cũng hiểu và làm được như vậy. Bên cạnh những tấm lòng đẹp đẽ cao cả ấy lại có những bộ mặt xấu xa của lòng ích kỷ, của sự hẹp hòi. Họ là những kẻ không có nhân đạo, không có lương tâm nên dửng dưng trước nổi đau của người khác, chỉ lo sống phè phởn cho bản thân mình. Thật đau lòng biết bao cho những con người mà lại mất tính người. càng suy nghĩ ta càng thấm thía lời dạy của người xưa. Sự cảm thông chia sẻ  cho nhau là nhịp cầu nối để cho mọi người đến với nhau tốt đẹp hơn. Ta cũng nên hiểu rằng khi ta giúp đỡ  cho người khác tức là ta đã có cho và có nhận. bởi lẽ mooixkhigiups được ai ta sẽ cảm thấy vui trong lòng nhu vậy chẳng phải ta đã nhận dduocj điều hạnh phúc đó sao? Nói như vậy, không phải ta giúp người một ccahs bừa bãi và không suy nghĩ đâu. Giúp người thương người để ta giúp họ được khó khăn hoạn nạn là điều đáng quý nhưng giúp đỡ họ để nuôi dưỡng những thói hư tật xấu như lười biếng lao động, ỷ lại kẻ khác thì đó là điều không nên. Sự yêu thương,lòng thông cảm phải đặt đúng chỗ, đúng đối tượng thì việc làm ấy mới là nghĩa cử cao đẹp, có tác dụng tốt góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.

Tục ngữ ca dao luôn là lời giáo huấn đáng trân trọng. “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” mãi mãi là lời dạy bảo thiết thực đối với chúng ta. Nhất là trong xu hướng của thời đại hiện nay,mọi người trên hành tinh này đều muốn được sống hòa bình, hạnh phúc thì lời khuyên của câu tục ngữ “phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau” lại càng có giá trị vô ngần.

CHÚC BẠN HỌC TỐT ngaingung
27 tháng 4 2016

Tình thương giữa con người với nhau là tiền đề tạo nên sự gắn bó lâu dài và sâu sắc. Đây chính là nền tảng để duy trì và phát triển hơn nữa sự quan tâm, lắng nghe và chia sẻ. Cha ông ta vẫn thường bảo rằng tình yêu có thể làm xoa dịu nhiều nỗi đau, nỗi buồn. Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã nói lên sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông đối với người khác. Đây là truyền thống mà người đời đi trước vẫn khuyên răn con cháu đời sau nên nhớ về.
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” vừa nói lên tình nhân ái, tình yêu thương vừa nói đến sự đoàn kết trong một tập thể. Bởi tập thể được tạo nên, được gắn kết từ nhiều cá nhân. Và cá nhân chính là những mắt xích móc nối trở thành một tập thể vững mạnh.
Dân gian đã khéo kéo khi mượn hình ảnh con ngựa đau để nói đến mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội hiện nhau. Khi một con ngựa bị “đau” do ốm, do ngã hay do lí do gì đó thì những con ngựa khác trong chuồng đó cũng “đau”, cũng “bỏ cỏ”. Đây là nghĩa tường minh của câu tục ngữ. Còn ý nghĩa hàm ý ẩn chứa sau từng câu, từng chữ. Không hẳn dân gian xưa chỉ nhắc đến con ngựa đơn thuần như thế. Cha ông ta còn muốn nói đến con người. Khi có một cá nhân trong tập thể gặp hoạn nạn, gặp tai ương, khó khăn hay đau ốm gì thì đều ảnh hưởng đến tâm lí của những người khác. Họ sẽ lo lắng, sẽ bất an, sẽ cùng động viên và chia sẻ với cá nhân đó để vượt qua hoàn cảnh và hướng về phía trước.

mot-con-ngua-dau-ca-tau-bo-co

Giải thích câu “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” – lớp 7

Như vậy câu tục ngữ trên nhằm nó đến tình yêu thương, tấm lòng nhân ái giữa những con người cùng chung sống trong một môi trường. Sự tương thân tương ái đó sẽ tạo nên sự vững chắc và bền vững giúp duy trì những mối quan hệ đó lâu dài hơn.
Thật vậy, trong cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cũng suôn sẻ, cũng theo dòng nước chảy trôi. Trước mặt sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thử thách. Nhưng lúc đó nếu có những người khác sẵn sàng ở bên và giúp đỡ thì thật tốt biết bao. Đây cũng chính là một biểu hiện sâu sắc nhất của tình thương, lòng nhân ái.
Trong một lớp học, có một bạn bị ốm suốt một tuần liền không đi học được. Những bạn khác trong lớp đến tận nhà thăm hỏi, động viên; có bạn còn chép bài lại cho bạn, có bạn còn giúp bạn làm bài tập. Những biểu hiện này tuy rất nhỏ nhặt nhưng đã nói lên được tình yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ nhau.
Xã hội đang cần lắm rất nhiều tấm lòng có tình yêu thương, sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc. Bởi mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn khi được chia sẻ, được giãi bày và được giúp đỡ.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có không ít người sống ít kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. Ví dụ như câu tục ngữ “Đèn nhà ai người ấy rạng”. Đây chính là lối sống chỉ biết mình rất đáng lên án, trái ngược với tinh thần đồng cam cộng khổ nói trên.
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã nhắc nhở chúng ta hãy sống có tình có nghĩa, tương thân tương ái giúp đỡ lần nhau cùng sống, cùng phát triển. Tình yêu thương sẽ làm tốt đẹp hơn rất nhiều mối quan hệ trong xã hội.

26 tháng 1 2016

a. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả  

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt nhiệt cao, độ ẩm lớn.

- Nước ta có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp: đất feralit  ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng.

- Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm

- Mạng lưới công nghiệp chế biến ngày càng phát triển.

- Nhu cầu của thị trường còn rất lớn.

- Luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm.

b. Việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả đem lại nhiều ý nghĩa to lớn:

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

- Cung cấp các mặt hàng cho xuất khẩu. Sản phẩm từ cây công nghiệp là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta: cà phê, hồ tiêu, điều,….

- Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước.

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng còn nhiều khó khăn.

10 tháng 4 2016

a) Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá mà quàng phải dây

b) Học ăn học nói học gói học mở

10 tháng 4 2016

♥đi đâu mà vội mà vàng♥

♥Mà vấp phải đá mà quàng phải dây♥

☻học ăn học nói học gói học mở☻