K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2020

* Phân loại kí hiệu: có 3 loại

- Kí hiệu điểm: sân bay, cảng biển, nhà máy thủy điện...

- Kí hiệu đường: đường ranh giới, đường giao thông, sông..

- Kí hiệu diện tích: vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp

*Có 3 dạng kí hiệu cơ bản trên bản đồ:

- Kí hiệu hình học:

VD. các mỏ khoáng sản (mỏ sắt: hình tam giác màu đen; mỏ than: hình vuông màu đen; mỏ dầu: hình thang màu đen...)

- Kí hiệu chữ:

VD. tên các thành phố, thị xã; một số mỏ khoảng sản cũng có dạng kí hiệu chữ (mỏ thủy ngân, bô xít...)

- Kí hiệu tượng hình:

VD. các con vật, cây trồng (lúa, cây ăn quả, cá, tôm...)

15 tháng 3 2018

a)

- Khái niệm: Bản đồ là hình vẽ tương đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ trái đất trên một mặt phẳng.

- Ý nghĩa: Tỉ lệ bản đồ cho biết các khoảng cách trên bản đồ đã được thu nhỏ bao nhiêu lần so với khoảng cách thực của chúng trên thực địa.

b)

- Nếu ti lệ bản đồ: 1:200 000 thì 5 cm trên bản đồ này sẽ ứng với khoảng cách thực địa là: 5cm x 200.000 = 1.000.000cm = 10km.

- Nếu tỉ lệ bản đồ 1: 6.000.000 thì 5cm trên bản đồ này sẽ ứng với khoảng cách thực địa là: 5cm x 6.000.000 = 30.000.000cm = 300km.

24 tháng 7 2019

- Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng độ cao so với mực nước biển.

- Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc, các đường đồng mức càng thưa thì địa hình có độ dốc càng nhỏ.

TL

Câu 1 đây nha

  • Đường kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến có kinh độ là 0 độ đi qua đài thiên văn Greenwich của Anh
  • Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến có vĩ độ 0 độ hay còn gọi là xích đạo.
  • Kinh tuyến tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc
  • Kinh tuyến đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
  • Vĩ tuyến bắc là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc
  • Vĩ tuyến nam là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam
  • Xin k
  • Hok tốt

TL

Câu 2:

Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng như sau:

  • Điểm cực Bắc: tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, với vĩ độ 23°23'B, kinh độ 105°20'Đ
  • Điểm cực Nam: tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, với vĩ độ 8°34'B, kinh độ 104°40'Đ
  • Điểm cực Tây: tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, với vĩ độ 22°22'B, kinh độ 102°09'Đ
  • Điểm cực Đông: tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, với vĩ độ 12°40′, kinh độ 109°24'Đ
15 tháng 9 2016

1. Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì ?

Ti lệ bản đồ cho biết các khoảng cách trên bản đồ đã được thu nhỏ bao nhiêu lần so với khoảng cách thực của chúng trên thực địa.

 

2. Dựa vào số ghi tỉ lệ của các bản đồ sau đây: 1 : 200.000 và 1 : 6.000.000 cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa ?

Nếu ti lệ bàn đồ: 1: 200 000 thì 5 cm trên bản đồ này sẽ ứng với khoảng cách thực địa là: 5 cm X 200 000 = 1 000 000 cm = 10 km.

Nếu tỉ lệ bản đồ 1: 6 000 000 thì 5 cm trên bản đồ này sẽ ứng với khoảng cách thực địa là: 5 cm X 6 000 000 = 30 000 000 cm - 300 km.

15 tháng 9 2016

1. Tỉ lệ bản đồ là tỉ số khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa. 

2.

Nếu ti lệ bàn đồ: 1: 200 000 thì 5 cm trên bản đồ này sẽ ứng với khoảng cách thực địa là: 5 cm x 200 000 = 1 000 000 cm = 10 km.

Nếu tỉ lệ bản đồ 1: 6 000 000 thì 5 cm trên bản đồ này sẽ ứng với khoảng cách thực địa là: 5 cm X 6 000 000 = 30 000 000 cm - 300 km.

*Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất.Câu 1: Khoáng sản là A. những tích tụ tự nhiên khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng.B. những tích tụ vật chất trong lòng đất, được con người khai thác và sử dụng.C. những nơi tập trung các loại nguyên tố hóa học trong lớp vỏ Trái Đất.D. những nguồn nhiên liệu và nguyên liệu của ngành công nghiệp.Câu 2: Phân theo công...
Đọc tiếp

*Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất.

Câu 1: Khoáng sản là 

A. những tích tụ tự nhiên khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng.

B. những tích tụ vật chất trong lòng đất, được con người khai thác và sử dụng.

C. những nơi tập trung các loại nguyên tố hóa học trong lớp vỏ Trái Đất.

D. những nguồn nhiên liệu và nguyên liệu của ngành công nghiệp.

Câu 2: Phân theo công dụng, dầu mỏ thuộc loại khoáng sản nào?

 

A.Kim loại đen

B. Phi kim loại.

C. Nhiên liệu.

D. Kim loại màu.

 

Câu 3. Thành phần nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong không khí?

 

A. Khí Ôxi.

B.  Khí Nitơ.

C.  Khí Cacbon.

D. Khí Hiđrô.

 

Câu 4: Ranh giới của các vành đai nhiệt trên Trái Đất là

 

A. các chí tuyến và vòng cực.

B. các đường chí tuyến.

C. các vòng cực.

D. đường xích đạo.

 

Câu 5: Trên Trái Đất có mấy đới khí hậu?

 

A. 2 đới.

B. 3 đới.

C. 4 đới.

D. 5 đới.

 

Câu 6: Khí áp là

A. sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.

B. sự chuyển động của không khí.

C. sức ép của không khí lên lớp vỏ Trái Đất.

D. sự chuyển động của không khí từ khu khí áp cao về khu khí áp thấp.

Câu 7:  Nguyên nhân nào sinh ra gió ?

A. Do sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai vùng.

B. Do sự khác nhau về độ cao.

C. Do sự chênh lệch khí áp cao và khí áp thấp giữa hai vùng.

D. Do sự khác nhau về vĩ độ.

Câu 8: Các loại gió chính trên Trái Đất là

A. gió Tín phong và gió Đông cực.

B. gió Tín phong và gió Tây ôn đới.

C. gió Tây ôn đới và gió Đông cực.

D. gió Tín phong, gió Tây ôn đới và gió Đông cực.

Câu 9: Căn cứ để phân chia khối khí nóng và khối khí lạnh là gì?

 

A.Độ cao.

B. Vĩ độ.

C. Nhiệt độ.

D. Kinh độ.

 

Câu 10: Loại gió nào thổi thường xuyên trong đới nóng (đới nhiệt đới)?

 

A. Gió Đông cực.

B. Gió Tín phong.

C. Gió Đông Bắc.

C. Gió Đông Nam.

 

Câu 11: Các hình thức vận động của nước biển và đại dương là

 

A. sóng, thủy triều và dòng biển.

B. sóng và các dòng biển.

C. sóng và thủy triều.

D. thủy triều và các dòng biển.

 

Câu 12: Sóng là gì?

A.Là sự chuyển động của nước biển.

B. Là sự dao động tại chỗ của các hạt nước biển và đại dương.

C. Là sự chuyển động của nước do gió tạo ra.

D. Là sự dao động của nước biển do động đất sinh ra.

Câu 13: Sông chính, phụ lưu và chi lưu hợp lại với nhau tạo thành

 

A.mạng lưới sông.

B. lưu vực sông.

C. hệ thống sông.

D. dòng sông. 

Câu 14: Nguyên nhân nào sinh ra thủy triều?

A. Do sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

B. Do Trái Đất có sức hút.

C. Do sự vận động của nước biển và đại dương.

D.Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

Câu 15: Sông là gì?

A. Là dòng chảy của nước từ nơi địa hình cao về nơi địa hình thấp.

B. Là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

C. Là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.

D. Là dòng chảy của nước trên bề mặt lục địa.

Câu 16: Căn cứ để phân chia ra khối khí lục địa và khối khí đại dương là

 

A. vĩ độ.

B. kinh độ.

C. bề mặt tiếp xúc.

D. nơi xuất phát.

 

Câu 17: Hai hệ thống sông lớn nhất của Việt Nam là 

 

A. sông Hồng và sông Cửu Long.

B. sông Hồng vàsông Đồng Nai.

C. sông Thái Bình và sông Cửu Long.

D. sông Thái Bình và sông Đồng Nai.

 

Câu 18: Hai thành phần chính của đất là gì?

 

A. Chất khoáng và chất hữu cơ.

B. Chất mùn và không khí.

C. Nước và không khí.

D. Chất hữu cơ và nước.

 

Câu 19: Sinh vật có mặt ở đâu trên Trái Đất?

 

A. Các lớp đất đá, khí quyển.

B. Các lớp đất đá và thủy quyển.

C. Các lớp đất đá, khí quyển, thủy quyển D. Khí quyển và thủy quyển 

Câu 20: Gió là 

A. sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.

B. sự chuyển động theo chiều thẳng đứng của  không khí.

 

C. sự chuyển động của không khí từ biển vào đất liền.

D. sự chuyển động của không khí từ đất liền ra biển.

 

Câu 21:   Các sông làm nhiện vụ cung cấp nước cho sông chính gọi là :

A. Sông.         B. Phụ lưu.                C. Chi lưu.        D. Nhánh sông.                                           

Câu 22: Độ muối trong nước biển và đại dương có được là nhờ các nguồn cung cấp :

A. Nước mưa B. Nước sinh hoạt

C. Do các sinh vật           D. Đất , đá trong đất liền đưa ra.

Câu 23:  Thành phần chiếm khối lượng lớn nhất trong đất là:

A. Chất hữu cơ.   B. Chất khoáng.             C. Nước. D. Không khí.

Câu 24: Nguyên nhân của sóng thần là do

A. động đất ngầm dưới đáy biển.    B. do sức hút cử Mặt Trăng và Mặt Trời.

C. sức hút của mặt Trăng.               D. gió.

Câu 25: Các sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính gọi là :

A. Sông.     B. Phụ lưu.              C. Chi lưu.       D. Nhánh sông.

Câu 26:  Dòng biển đi qua một vùng đất làm cho vùng đất đó có lượng mưa lớn là :

A. Dòng biển nóng. B. Dòng biển lạnh.

C. Dòng biển chảy mạnh.           D. Dòng biển chảy yếu.

Câu 27: Dòng biển lạnh là dòng biển có nhiệt độ :

 A. Cao hơn môi trường nước xung quanh.      B. Thấp hơn môi trường nước xung quanh.

 C. Bằng môi trường nước xung quanh   D. Nóng lạnh thất thường.

Câu 28: Một ngọn núi có độ cao (tương đối) 3000m, nhiệt độ ở vùng chân núi là 25°C. Biết rằng lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6°C, vậy nhiệt độ ở đỉnh nùi này là

A. 17oC B. 18oC C. 10oC D. 7oC

Câu 29: Ở khu vực nào trên trái đất có lượng mưa lớn (từ 1000-2000 mm)

A. Chí tuyến B.2 bên đường xích đạo       C. 2 cực D. vĩ độ cao

Câu 30: Nước ta nằm từ vĩ độ 8o34’B đến 23o23’B nên gió hoạt động chính là gió

A. gió nam cực B. gió tây ôn đới C. gió đông cực        D. gió tín phong

1
29 tháng 7 2021

1 A

2 C 

3 B

4 A

5 B

6 A

7 C

8D

9 C

10 B

11 A

12 C

13 C

14 D

15 B

16 C

17 A

18 A

19 C

20 A

21 B

22 D

23 B

24 A

25 C

26 A

27 B

28 D

29 B

30 D

1 tháng 6 2017

- Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng độ cao.

- Dựa vào các dường đồng mức trên bân đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng địa hỉnh vì hình dạng và mật độ của các đường đềng mức phản ánh đặc điểm hình dạng và độ dốc của địa hình. Ví dụ các đườrm đồng mức chạy dài theo một chiều nào đó: là dạng địa hình của một dãy núi hoặc một dãy đồi liên tục nhau. Nếu các đường đồng mức là những khoanh khép kín, chiều dài và rộng ít chênh lệch: là dạng địa hình của một ngọn núi hoặc một quả đồi đơn lẻ

- Các đường đồng mức gần nhau: sườn núi, hoặc đồi sẽ dốc; trái lại, các đường đồng mức xa nhau: sườn sỗ thoải.



Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng độ cao.

Dựa vào các dường đồng mức trên bân đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng địa hỉnh vì hình dạng và mật độ của các đường đềng mức phản ánh đặc điểm hình dạng và độ dốc của địa hình. Ví dụ các đườrm đồng mức chạy dài theo một chiều nào đó: là dạng địa hình của một dãy núi hoặc một dãy đồi liên tục nhau. Nếu các đường đồng mức là những khoanh khép kín, chiều dài và rộng ít chênh lệch: là dạng địa hình của một ngọn núi hoặc một quả đồi đơn lẻ

Các đường đồng mức gần nhau: sườn núi, hoặc đồi sẽ dốc; trái lại, các đường đồng mức xa nhau: sườn sỗ thoải.

5 tháng 11 2016

Bản đồ nào cũng có ghi tỉ lệ ở phía dưới hay ở góc bản đồ. Dựa vào tỉ lệ bản đồ chúng ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa.

bản đồ có tỉ lệ tỉ lệ 1:100.000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 100.000 cm hay 1 km trên thực địa.

 

5 tháng 11 2016

Tỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa.

Bản đồ có tỉ lệ 1:100000 cho ta biết:bản đồ đó đã thu nhỏ lại 100000. 1cm tương đương với 100000km ngoài thực địa.

9 tháng 10 2021

giống một gạch ngang

9 tháng 10 2021

Phân loại các kí hiệuTích đúng cho tui nha

10 tháng 11 2021

Bạn ôn trong sgk được mà, cái này là lý thuyết hết mà bạn

10 tháng 11 2021

sgk mình làm mất rùi nên mới lên đây hỏi mà bạn =(