Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo:
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/viet-doan-van-bieu-cam-ve-1-mon-qua-ma-em-nhan-duoc-thoi-tho-au-faq338816.html
Hoặc:
Mẹ em là người bận rộn và luôn quay cuồng vì công việc. Mẹ thường đi công tác xa nhà dài hạn, mỗi lần như thế mẹ đều hứa sẽ mang về cho em một món quà. Trong những món quà mà mẹ em đã tặng cho em, có lẽ đôi giày thể thao là thứ mà em thấy ý nghĩa nhất.
Em là cô bé khá nhút nhát, không thường tiếp xúc với nhiều người trái ngược hoàn toàn với mẹ em. Mẹ em thường khá suy nghĩ và lo lắng về điều đó. Hôm ấy mẹ về sau chuyến đi kéo dài ba tháng. Em thật tò mò không biết rằng món quà mẹ sẽ mang về lần này. Em thận trọng mở chiếc hộp mà mẹ gói, bên trong có một tấm thiệp nhỏ xinh đẹp cùng tông màu hồng với đôi giày. Mẹ viết rằng: "cuộc sống ngoài kia thực rất nhiều điều tươi đẹp mà con chưa hề biết . Con nên bước chân ra khỏi chốn an toàn của mình mà cảm nhận nó. Mong rằng đôi giày thể thao này sẽ giúp con bước đi thật vững vàng trên chặng đường trưởng thành của chính mình. Một đôi giày vững chắc sẽ đưa con đi chặng đường xa hơn". Em đọc xong thực rất cảm động, hóa ra đó không chỉ là đôi giày đơn thuần, trong đó là cả tấm lòng tình yêu thương của mẹ dành cho em mong em luôn vững bước trên con đường đời. Đôi giày mang nhãn hiệu Nike dòng Air max, bên dưới đế có phần đệm khí giúp những bước chân được êm hơn. Trên thân là kí hiệu của hãng, trông nó đơn giản nhưng hết sức tinh tế. Em xỏ chân vào thử, đôi giày vừa vặn mang lại sự thoải mái cho người đi. Hơn nữa cũng là kiểu mẫu mới nhất, màu hồng pha lẫn màu đen làm em càng thêm phần khỏe khoắn và vững chắc. Em ngắm mình trong gương thầm cảm ơn mẹ, em chưa bao giờ dám thử những đôi như này. Trước giờ em chỉ đi giày búp bê khiến bản thân em như nàng công chúa cần được nâng niu bảo vệ. Với đôi giày này em cảm thấy bản thân trở nên mạnh mẽ và dám đương đầu với thử thách hơn. Và đây cũng chính là đôi giày mở đầu cho đam mê khi em đã chiến thắng trong cuộc thi chạy marathon ngắn 100m cho nữ. Chiến thắng ấy khiến em biết rõ bản thân muốn gì, mơ ước gì, em như lớn lên từng ngày trong suy nghĩ và nhận thức. Thực lòng cảm ơn mẹ đã tặng cho em đôi giày ấy, đôi giày thật sự bền bỉ trên chặng đường tương lai của em. Em nhất định sẽ chăm sóc nó cẩn thận bảo vệ thật tốt đôi giày này. Không chỉ bởi ý nghĩa mà đôi giày mang lại mà nó còn trở thành người bạn sẽ đồng hành cùng em trên mọi nẻo đường. Đôi giày là cầu nối cho em đến với đam mê chạy marathon và khát vọng vươn lên xa hơn thoát khỏi vỏ bọc mình tự tạo ra. Nhưng thật đáng tiếc, bởi khi em phát triển hơn đôi giày không còn vừa với em nữa. Tuy nhiên e vẫn cất gọn gàng và lau dọn nó mỗi ngày. Thỉnh thoảng khi mở tủ ra ngắm nhìn nó, lòng em lại thấy bình yên và hồi ức lạ thường. Nó như làn gió nhẹ nhàng mang tình yêu của mẹ ,mang khát vọng đam mê đưa em đến thế giới ước mơ đầy mộng ước, tràn ngập niềm vui hân hoan.
Tuổi thơ em được lấp đầy bởi những món quà của mẹ, nhưng đôi giày ấy là thứ ấn tượng nhất trong tuổi thơ của mình. Những món quà hữu hình ấy tượng trưng cho tình yêu vô hình mà mẹ yêu mến dành tặng cho em.
Tuổi thơ của chúng tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều trên bãi thả, không cứ gì chúng tôi, người lớn cũng hò hét nhau thả diều thi.
Diều của người lớn làm bằng cả dây tre, to mất người khiêng. Lúc thả lên trời cánh diều khổng lồ ấy chao lắc như đảo đồng, ở dưới đất, đám người lớn có vẻ bị lùn đi một chút, đang ăn thua nhau từng tấc một…
Cánh diều của trẻ con chúng tôi mềm mại như cánh buồm, thanh sạch vì không hề vụ lợi. Trong khi người lớn chạy bật móng chân để rong diều thì đám mục đồng chúng tôi sướng phát dại nhìn lên trời. Sáo lông ngỗng vi vu trầm bổng. Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi… Người lớn về dần, bỏ mặc chúng tôi với bầu trời thảm nhung khổng lồ. Chúng tôi chỉ còn có trăng, sao và những cánh diều – “ Bay đi, diều ơi, bay đi…!”
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm mùa nước bên sông…”
Bạn sẽ cảm thấy gì khi nghe bài hát này lúc khuya vắng hay lúc lòng mình đang ngổn ngang cảm xúc? Tôi không thể diễn tả được cái cảm giác đó, chỉ biết nó làm cho Tôi cảm thấy nhớ nhà da diết, hoặc muốn làm một cái gì đó vĩ đại hoặc cũng chẳng muốn làm gì cả. Và lúc đó Tôi chỉ biết lang thang trên các con ngõ nhỏ gần nhà trọ để nhìn sâu thẳm vào trời đêm!
Cuộc sống bon chen chốn Đô thành khiến con người ta cứ phải gồng mình nên để gánh chịu những áp lực của đời sống vật chất và tinh thần, sự ngột ngạt của không khí, sự chật chội sinh hoạt hàng ngày. Và nhiều nhiều những thứ khác nữa khiến cho con người ta thật khó tìm được những phút giây thảnh thơi. Những lúc đó Tôi thường nghĩ về Quê hương, về những năm tháng đã đi qua.
Những tháng ngay còn đi học thường rất hay về thăm quê. Nhưng khi đi làm thì việc về quê cứ ít dần đi theo năm tháng bởi nhiều lý do khác nhau. Và cũng vì thế mà những ngày được về quê thật đáng quý biết bao. Một bầu trời thanh bình và dịu mát , không khí thật trong lành và tình người cũng thật ấm áp…Tôi muốn được tận hưởng cái thời gian ấy thật nhiều, thật nhiều, những con đường đầy cỏ dại, những lùm cây xanh và cả con sông nhỏ dẫu không còn thơ mộng như ngày nào. Một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên luôn tạo cho chúng ta những cảm giác tuyệt vời hơn khi phải sống ơ những nơi mà “Mưa không tới mặt, nắng chẳng tới đầu”
Tuổi thơ đi qua thật nhanh, giờ đây chỉ còn là kỷ niêm, và nó đang bị mờ nhạt dần bởi cuộc sống đời thường. Cuộc sống hiện tại là sự chen lấn và xô đẩy đến khắc nghiệt và Tôi không thể thoát nổi khỏi cái vòng luẩn quẩn đó. Những kỷ niệm đó dần qua đi để nhường chỗ cho những nếp nhăn của sự nhọc nhằn đang dần được hình thành. Nghe thì thật xót xa, nhưng các bạn và Tôi vẫn đang chấp nhận nó đó thôi, chấp nhận nó như một quy luật của tạo hoá.
Nhìn các thế hệ đàn em đang ngày càng khôn lớn, rồi nó sẽ như chúng ta, hoặc hơn chúng ta (?!) Nhưng thật khó tìm lại hình ảnh của chúng ta qua đó, bởi cuộc sống bây giờ của chúng đã khác xa chúng ta rồi. Đó cũng là niềm vui khi càng ngày cuộc sống càng được nâng cao, nhưng cũng không khỏi chạnh lòng khi thấy mình đang mất dần đi những kỷ niệm đáng yêu đó. Còn đâu những trò chơi khăng, đánh đáo, hay là những trò nghịch đất nặn lên những đồ vật ngây thơ theo đúng suy nghĩ trẻ thơ… giờ đây là những đồ chơi điện tử, games, và cả những truyện tranh đầy hình ảnh bạo lực
Cuộc sống là như vậy, Các bạn và Tôi sẽ sống như thế nào đây nếu chỉ ngồi đó mà suy nghĩ và hoài niệm. Đó chỉ là những phút giây khiến ta mềm lòng mà thôi.
“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Rồi đây công việc lại tiếp diễn theo những quy luật của nó và cả những chu kỳ riêng của mỗi người. Ngày lại qua ngày…
Ngày xưa, khi còn mới học cấp 1, tôi vẫn suy nghĩ, trăn trở nhiều về những câu hát mà mẹ và chị gái hay hát vu vơ “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ…”, tôi tự hỏi rốt cuộc cái “tuổi thơ” ấy có gì thú vị mà nhiều người luôn muốn nó quay trở lại đến thế? Bây giờ, lớn hơn một chút, tôi bắt đầu ngờ ngợ cái “tuổi thơ” là cái gì và hình như, dù tuổi thơ của tôi chưa trôi về thời quá vãng xa xôi thì tôi cũng đã muốn xin một tấm vé về tuổi thơ như chị, như mẹ rồi.
Tuổi thơ thì ra chỉ đơn giản là những buổi sáng được mẹ dắt tay đi đến trường trên con đường quen thuộc rồi thỉnh thoảng có lúc ngơ ngẩn nhìn một bông hoa đẹp bên vệ đường đang chơi đùa cùng chú bướm vàng rực rỡ. Thì ra chỉ là niềm nôn nóng và háo hức muốn nhanh chóng đến lớp gặp bạn bè để khoe khoang cho người ta biết tối qua mình đã được đi chơi bờ hồ vui như thế nào, được bố mua cho quả bóng bay, cái cặp tóc đẹp ra sao, sau đó lại nghĩ ra đủ câu chuyện kể và cười phá lên.Thì ra chỉ là mấy lần về quê cứ lịch bịch ôm khư khư cái rổ to hơn cả người mình, chạy theo bà vào vườn hái táo xanh, quả táo nhỏ nhỏ và có mùi thơm tươi mát, thuở đấy tôi bé tí mà có khi phải ăn được mươi quả,…Người ta cứ bảo trẻ con thành phố giờ có điện thoại, ti vi hết rồi làm gì có tuổi thơ nữa? Tôi lại nghĩ điều quan trọng không nằm ở thời đó có cái gì hay mà điều vui hơn là giờ nghĩ lại trong tâm hồn đọng lại những gì. Nhất là ở chốn phồn hoa đất chật người đông nơi tôi sống, kiếm đâu ra một bãi đất rộng để cùng mấy đứa bạn hàng xóm thả diều, kiếm đâu ra một dòng suối nhỏ để cả bọn nô đùa và uống nước suối mát dịu như trong truyện cổ, cũng chẳng có nhiều cây cổ thủ lớn để chơi trò nắm tay nhau ôm lấy thân cây…Nhưng tôi cá là cái Lan, cái Thu, cái Hà, chẳng có đứa nào là không say mê mấy bộ phim hoạt hình barbie mà chỉ mua đĩa CD mới xem được, cả bọn cứ cuối tuần là lại tụ tập ở nhà tôi hướng đôi mắt đầy ngưỡng mộ và mơ ước mà ngước nhìn những nàng công chúa lộng lẫy trong từng bộ váy dạ hội, đôi lúc còn há hốc mồm vì những phép thuật kì diệu trong phim. Ước ao được làm công chúa ngây thơ ấy của tôi vẫn cứ âm ỉ cháy trong lòng tôi mãi. Thỉnh thoảng nghĩ về chuyện ấy, cứ tự nhiên thấy buồn cười và không hiểu sao lúc đó lại có thể ngây ngô đến vậy. Ấy vậy nhưng dù bây giờ đã lớn rồi, cũng có nhiều khi tôi vẫn ước được làm công chúa thật, liệu những bạn trai lớn lên có còn mơ ước trở thành những tay đua, cầu thủ hay những siêu anh hùng như ngày xưa không?
Tôi biết ơn tuổi thơ biết bao, cho tôi những cái nhìn trìu mến của cô giáo mầm non, cho tôi sự hào phóng và chiều chuộng của tất cả mọi người, kể cả đó có là bà chủ cửa hàng tạp hóa khó tính gần nhà! Tôi nhớ rõ bọn trẻ con trong nhóm hay đến trước cửa hàng nhà bà để nô đùa, bà cáu kỉnh lắm cứ thấy chúng tôi là khua tay bảo về mau đừng có làm ồn để bà xem ti vi. Vậy mà cứ sang năm mới là bà lại gọi từng đứa môt vào nhà, cẩn thận gói gém mấy đồng tiền vàng bằng sô-cô-la vào từng hộp quà nhỏ với chiếc nơ hồng tỉ mẩn rồi phát cho không sót đứa nào…
Tôi biết tuổi thơ của tôi vẫn chưa đi đến điểm kết thúc, sẽ là quá khoa trương khi một học sinh lớp 7 như tôi nuối tiếc và hoài vọng về quá khứ xa xôi, cho nên tôi chỉ mong mình có thể tiếp tục viết thêm những trang đẹp nhất của tuổi thơ luôn là một quãng thời gian đáng nhớ.
Bài 1:
Em sinh ra ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, vậy nên gắn bó với em từ ngày còn thơ bé là cánh đồng lúa ngát hương thơm. Và em yêu thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa mỗi mùa thu hoạch. Vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa vàng ruộm một màu vàng tuyệt đẹp. Những bông lúa chín uốn cong như những chiếc cần câu. Từng hạt từng hạt lúa trên bông mẩy đều, chắc chắn, xếp xen kẽ nhau đều tăm tắp. Ánh mặt trời vàng rực xuyên qua những đám mây, đem đến những tia nắng trong lành. Từng đám mây trắng tinh đang lững lờ trôi trông như những miếng bông thật lớn. Trên những lá lúa, những giọt sương mai đang giật mình thức giấc, lăn vội khỏi chiếc lá xanh rồi hòa mình vào lòng đất. Ngay từ sớm, mọi người trong làng đã kéo nhau ra cánh đồng để cùng nhau gặt hái, thu hoạch lúa. Khung cảnh thật là tấp nập, vui tươi và phấn khởi. Những người nông dân với đôi tay nhanh thoăn thoắt cắt từng gốc lúa rồi xếp thành từng bó lớn. Trẻ con tụ lại thành từng đám lớn, thi nhau chạy qua những ruộng đã gặt xong, vui đùa vui vẻ. Có vài đứa lại tỉ mẩn nhặt lại những bông lúa còn sót trên thửa ruộng vừa gặt xong. Xa xa là chiếc máy gặt màu đỏ tươi như một chú trâu cần cù đang thu nhặt từng bông lúa chín. Cánh đồng lúa tỏa ra mùi thơm thật nồng nàn, ngọt ngào và hấp dẫn. Đó đây, những chú châu chấu, cào cào đang cố nhảy lên thật cao, chắc hẳn chúng đang muốn thi xem ai nhảy được cao hơn đó mà. Những chú chim sẻ ùa nhau sà xuống, nhặt từng hạt thóc, cất lên tiếng hót líu lo như bày tỏ lời cảm ơn tới những người nông dân đã cho chúng những bữa ăn no nê.
Cuối ngày, từng chiếc xe chờ đầy thóc, những bó lúa chín thi nhau đi về phía cổng làng, kết thúc một ngày dài vất vả. Nhìn khuôn mặt của mọi người, ai nấy đều mừng rỡ, tươi vui, bởi vụ mùa năm nay được bội thu. Không khí mùa gặt thật nhộn nhịp, chắc hẳn sau này, dù có đi đâu, em vẫn sẽ nhớ mãi hình ảnh cánh đồng lúa chín này.
Refer:
1,
Mẹ - hai tiếng bình dị và thiêng liêng vang lên từ sâu thẳm trái tim mỗi người. Có từ ngữ nào lại có thể diễn tả đầy đủ và chính xác hơn về tình mẫu tử thiêng liêng ấy hơn hai tiếng " mẹ hiền " . Mẹ là người sẵn sàng chấp nhận chịu thiệt thòi về bản thân để đổi lấy cho con phần đời hạnh phúc. Và đối với riêng tôi, mẹ tôi là người phụ nữ tuyệt vời nhất trên thế gian này.
Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bệnh cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp bạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.
Khi tôi lớn lên mẹ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi rất nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng mạch lạc, viết sao cho thật ngay ngắn thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở ngăn nắp, quần áo gọn gàng để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho lễ phép, đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp nấu ăn, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.
Mỗi khi tôi yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, tôi thường tìm đến mẹ để chia sẻ để tâm sự. Những lúc đó, mẹ lắng nghe tôi nói và khẽ gật đầu. Ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ đáng kính mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.
Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ dành cho con. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của bố mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ dành cho con, con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.
2,
Trong một xã hội phong kiến mà con người phải chịu cảnh gông cùm của những hủ tục hà khắc cùng sự chi phối của kim tiền, nỗi thống khổ dường như đã là định mệnh cho người dân nói chung và người phụ nữ nói riêng, họ là nạn nhân đáng thương nhất trong xã hội. Thế nhưng không vì thế mà những người phụ nữ ấy trở nên cũng khắc nghiệt như những gì mà số phận bắt họ phải gánh chịu. Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện được cả nỗi đau lẫn vẻ đẹp không bao giờ phai của người phụ nữ thời xưa.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ, trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh, thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
Với nghệ thuật miêu tả tài tình, cách chơi chữ đầy nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ độc đáo cùng cách sử dụng thành ngữ điêu luyện, bài thơ “bánh trôi nước’ của Hồ Xuân Hương đã ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm người phụ nữ thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước. Bên cạnh đó, nhà thơ còn lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công chà đạp cuộc đời người phụ nữ. Tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ của Hồ Xuân Hương cho đến ngày hôm nay vẫn còn vang vọng, khi xã hội nam nữ bình đẳng, người phụ nữ được làm chủ được cuộc đời mình nhưng tấm lòng son sắt, hi sinh của người phụ nữ vẫn luôn ngời sáng.
Tham khảo:
Đoạn văn 1:
Tuổi thơ của em gắn với những cánh diều quê hương, nó là người bạn của em trong những buổi chiều khi đi thả trâu.
Chiếc diều của em do bố em làm cho, nó được bố em sơn màu trắng và đuôi của cánh diều được sơn màu đỏ để nhận biết. Chiếc diều được bố em làm từ tre của nhà, vì vậy nó rất chắc. Bề ngoài chiếc diều được bọc bằng những giấy ni lông, chiếc đuôi của diều thì được làm rất dài khi lên cao nó vẫy trông rất đẹp. Chiếc diều đó được làm rất lớn vì vậy phải cỡ tầm 2 người khiêng mới được.
Mỗi buổi chiều khi đi thả trâu em với bạn gần nhà lại rủ nhau thả diều, em là người cầm dây, bạn là người cầm diều và chạy để cho chiếc diều bay lên. Những lúc không có gió chúng em rất muốn thả diều nhưng lại không lên được, có những ngày chiều mùa hạ có nhiều cơn gió lớn chúng em lại thả diều và tiếng sáo được thiết kế trên chiếc diều kêu vi vu, nó vang vọng trên không trung. Khi lúc đậu gió có khi em còn cho nó đỗ đêm, và đến sáng hôm sau em mới cho nó xuống, những thời gian thả diều thật tuyệt vời nó gắn liền với thời niên thiếu của em.
Em rất yêu quý cánh diều tuổi thơ, nó là những trò chơi bổ ích của em trong thời tuổi thơ.
Đoạn văn 2:
Tuổi thơ của chúng tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều trên bãi thả, không cứ gì chúng tôi, người lớn cũng hò hét nhau thả diều thi.
Diều của người lớn làm bằng cả dây tre, to mất người khiêng. Lúc thả lên trời cánh diều khổng lồ ấy chao lắc như đảo đồng, ở dưới đất, đám người lớn có vẻ bị lùn đi một chút, đang ăn thua nhau từng tấc một...
Cánh diều của trẻ con chúng tôi mềm mại như cánh buồm, thanh sạch vì không hề vụ lợi. Trong khi người lớn chạy bật móng chân để rong diều thì đám mục đồng chúng tôi sướng phát dại nhìn lên trời. Sáo lông ngỗng vi vu trầm bổng. Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi... Người lớn về dần, bỏ mặc chúng tôi với bầu trời thảm nhung khổng lồ. Chúng tôi chỉ còn có trăng, sao và những cánh diều. "Bay đi, diều ơi, bay đi...!"
Chúc bạn học tốt!
Tuổi thơ em gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát, với rặng tre, ao làng, với mái ngói đỏ tươi và cả cánh diều sáo vi vu. Em sinh ra ở một làng quê yên bình. Nơi đây không có xe cộ ồn ào, không có những tòa nhà cao tầng chọc trời. Em luôn tự hào về quê hương mình, tuy nghèo nhưng giàu tình cảm. Hàng ngày, em được bố mẹ giao nhiệm vụ sau khi học bài xong phải đưa trâu ra đồng để chăn, cho nó ăn cỏ non nhưng không được để nó phá hoa màu của mọi người. Em rất thích công việc này. Khi đi chăn trâu, em thường không quên mang theo chiếc diều sáo bố tự tay làm cho em. Chiếc diều không lớn lắm, đủ cho em cầm, được cắt gián tỉ mỉ, hình thoi và có đuôi dài, được bố tô màu sắc rất sặc sỡ. Ở gần đuôi diều, bố có lắp một chiếc sáo nhỏ để khi thả có tiếng vi vu, vi vu rất hay. Dây diều được làm bằng sợi dây dù trắng rồi được cuốn vào một cái cán gỗ để thả. Em yêu chiếc diều đó như một phần máu thịt, có thể do nó gắn bó với em lâu và đó cũng là tình cảm của bố mà em cảm nhận được. Khi đi chăn trâu em lại thả diều, để cho diều bay lên cao sau đó em buộc dây vào cái cán rồi cắm xuống đất. Cẩn thận em chèn thêm mấy hòn đá to lên cho đỡ bay mất. Sau đó trèo lên lưng trâu nghe tiếng sáo và ngắm nhìn cánh diều bay lượn trên không trung. Diều bay cao và xa, lượn qua bên này lại chao sang bên nọ. Cả tuổi thơ em cứ như vậy, cứ ngắm cánh diều, nghe tiếng sao, thật yên bình làm sao. Em tin rằng sau này khi nhớ lại những phút giây này em sẽ vẫn thấy thật hạnh phúc.