K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2022

Một ngày nọ,/ chiếc chậu nứt// nói với chủ của mình giọng run run

__________/____________//____________________________________

  TN                      CN                          VN

Một ngày nọ, chiếc chậu nứt nói với chủ của mình giọng run run.
Trạng ngữ: Một ngày nọ
Chủ ngữ: chiếc chậu nứt
Vị ngữ: nói với chủ của mình giọng run run
Câu: đơn

Chiếc chậu nứtMột người có hai chiếc chậu lớn để khuân nước. Một trong hai chiếc chậu có một vết nứt.. Chiếc chậu còn nguyên vẹn rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ, chiếc chậu nứt nói với chủ của mình giọng run run:- Tôi thấy xấu hổ lắm! Tôi xin lỗi ông. - Ngươi xấu hổ về chuyện gì?-...
Đọc tiếp

Chiếc chậu nứt

Một người có hai chiếc chậu lớn để khuân nước. Một trong hai chiếc chậu có một vết nứt.. Chiếc chậu còn nguyên vẹn rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ, chiếc chậu nứt nói với chủ của mình giọng run run:

- Tôi thấy xấu hổ lắm! Tôi xin lỗi ông.

- Ngươi xấu hổ về chuyện gì?- Người đó ngạc nhiên hỏi.

Chiếc chậu nứt đáp:

- Chỉ vì vết nứt của tôi mà ông không nhận được đủ tiền công mà ông xứng đáng được hưởng.

Người chủ liền khuyên chiếc chậu này chú ý đến những luống hoa bên vệ đường khi đi lấy nước về. Quả thật, dọc theo bên đường là những luống hoa rực rỡ khiến chiếc chậu nứt rất vui vẻ. Tuy nhiên, khi về đến nhà thì nó lại xin lỗi ông chủ vì nước mà nó mang vẫn chỉ còn một nửa. Người chủ đáp: “Nhờ có nước chảy ra từ vết nứt của ngươi mà những cây hoa này mới khoe sắc được. Những bông hoa đó đã giúp căn nhà của ta thêm ấm cúng đấy!”

Mỗi chúng ta đều có những“vết nứt”, hãy biết tận dụng “vết nứt” của mình.

                                                                                                            (Sưu tầm)

5. Chiếc chậu nứt đã tận dụng vết nứt của mình để làm gì?

1
14 tháng 4 2022

Chiếc chậu nứt đã cho nước chảy ra từ vết nứt của mình "tưới nước" cho những bông hoa để chúng có thể khoe sắc được

22 tháng 12 2021

Có 3 động từ là: nở, cầm, nói

b) nói, nở, cầm

5 tháng 5 2022

Đêm nọ,trong giấc mơ//,bé Na// được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật.

Trạng ngữ : Đêm nọ,trong giấc mơ.

Chủ ngữ : Bé Na

Vị ngữ : Được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài  vật

Câu 7: Em hãy viết câu chủ đề cho đoạn văn sau và cho biết câu chủ đề đó được đặt ở đâu:                       a) trời nắng cũng như trời mưa ong chẳng ngại bay đi không những giọt mật ngọt thơm để mang về cất vào chiếc tổ nhỏ bé của mình lắm lúc các vườn cây xung quanh hết hoa chúng phải bay đi rất xa mới kiếm được mật                                         ...
Đọc tiếp

Câu 7: Em hãy viết câu chủ đề cho đoạn văn sau và cho biết câu chủ đề đó được đặt ở đâu:                       a) trời nắng cũng như trời mưa ong chẳng ngại bay đi không những giọt mật ngọt thơm để mang về cất vào chiếc tổ nhỏ bé của mình lắm lúc các vườn cây xung quanh hết hoa chúng phải bay đi rất xa mới kiếm được mật                                                 B) Bác đã trải qua biết bao khó khăn nguy hiểm hàng chục năm ròng mới có thể tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta nhờ sự lãnh đạo được tài tình sáng suốt và dầu từng thương yêu của Bác chúng ta đã kháng chiến thành công giành được độc lập trọn vẹn công lao của Bác đời đời em không bao giờ quên được

1
16 tháng 12 2023

giúp mik với ạ!!!!!!!!!!

help meBài 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:a. “Những thân cây cao lưng chừng trời khẽ khàng thả xuống một chiếc lá úa."b. “Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con."Bài 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:“(1) Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuối nhau trên cao. (2) Nền trời xanh vời vợi. (3) Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi...
Đọc tiếp

help me

Bài 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a. “Những thân cây cao lưng chừng trời khẽ khàng thả xuống một chiếc lá úa."

b. “Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con."

Bài 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“(1) Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuối nhau trên cao. (2) Nền trời xanh vời vợi. (3) Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh.”

(Theo Độ Chu)

a. Gạch dưới các từ láy trong đoạn văn trên.

b. Dùng dấu gạch chéo (/) để tách chủ ngữ và vị ngữ của các câu trong đoạn văn.

c. Cho biết mỏi câu trên thuộc kiểu câu kể nào.

………………………………………………………………………………………..

2

Bài 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a. “Những thân cây cao lưng chừng trời // khẽ khàng thả xuống một chiếc lá úa."

b. “Ngày mai // là ngày khai trường lớp Một của con."

Bài 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“(1) Đó // là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuối nhau trên cao.
--> Là kiểu câu Ai là gì?
(2) Nền trời // xanh vời vợi.
--> Là kiểu câu Ai thế nào?
(3) Con chim sơn ca // cất tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh.”
--> Là kiểu câu Ai làm gì?

(Theo Độ Chu)

29 tháng 3 2022

chăc là uy tín

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".Chuyện kể về cậu bé Tích Chu. Bố mẹ mất sớm nên Tích Chu ở với bà. Bà rất thương Tích Chu. Hằng ngày, bà làm lụng vất vả để kiếm tiền nuôi cậu bé. Có món gì ngon, bà cũng dành cho Tích Chu. Thế nhưng Tích Chu lại chẳng thương bà. Suốt ngày, cậu bé chỉ mải rong...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".

Chuyện kể về cậu bé Tích Chu. Bố mẹ mất sớm nên Tích Chu ở với bà. Bà rất thương Tích Chu. Hằng ngày, bà làm lụng vất vả để kiếm tiền nuôi cậu bé. Có món gì ngon, bà cũng dành cho Tích Chu. Thế nhưng Tích Chu lại chẳng thương bà. Suốt ngày, cậu bé chỉ mải rong chơi.

Lần đó, bà sốt cao, khát nước quá, liền gọi:

– Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!

Bà gọi mãi mà không thấy Tích Chu đáp lại nên biến thành chim.

Còn Tích Chu mải chơi, đến khi thấy đói mới về. Về đến nhà, cậu bé hốt hoảng khi biết bà đã biến thành chim. Cậu bé theo hướng chim bay để tìm bà.

Đi được một đoạn. Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Cậu bé tha thiết gọi nhưng chim vẫn vỗ cánh bay đi.

Buồn quá, Tích Chu oà khóc. Một bà tiên hiện ra, bảo

– Nếu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước ở suối tiên cho bà uống.

Nghe bà tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng. Cậu bé hỏi đường đến suối tiên, rồi vội vàng đi ngay.

Trải qua nhiều ngày đêm băng rừng, lội suối, cuối cùng, Tích Chu đã lấy được nước suối tiên mang về.

Được uống nước suối tiên, bà trở lại thành người. Tích Chu vui sướng ôm lấy bà. Từ đấy, Tích Chu luôn ở bên bà và hết lòng yêu thương, chăm sóc bà.

Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội suối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.

                                                                                                   Nam Khánh

a. Tìm trong bài văn:

– Phần giới thiệu câu chuyện.

– Phần kể lại nội dung của câu chuyện.

• Mở đầu câu chuyện.

• Diễn biến câu chuyện.

• Kết thúc câu chuyện.

– Phần nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.

b. Xác định các sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện và kết quả của các sự việc ấy.

c. Các sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện được kể theo trình tự nào?

1
13 tháng 10 2023

a. 

- Phần giới thiệu câu chuyện: Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".

- Phần kể lại nội dung câu chuyện:

+ Mở đầu câu chuyện: "Chuyện kể rằng" ... "cậu bé chỉ mải rong chơi".

+ Diễn biến câu chuyện: "Lần đó, bà sốt cao".... "rồi vội vàng đi ngay".

+ Kết thúc câu chuyện: "Trải qua nhiều ngày đêm" .... "yêu thương, chăm sóc bà"

- Phần nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện: Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội suối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.

b. 

- Sự việc 1: Bà bị ốm nhưng không có ai chăm sóc.

Kết quả: Bà biến thành chim.

- Sự việc 2: Tích Chu đi tìm và tha thiết gọi chim.

Kết quả: Chim vẫn vỗ cánh bay đi.

- Sự việc 3: Tích Chu gặp bà tiên.

Kết quả: Tích Chu được dạy cách để bà trở lại thành người.

- Sự việc 4: Tích Chu Tìm lên đường tìm nước suối tiên cứu bà.

Kết quả: Bà trở lại thành người.

c. Các sự việc ở phần diễn biến được kể theo trình tự thời gian, không gian

3 tháng 1 2022

2. Dùng // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu sau:

Chú lừa // lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.

3.  Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: 

Người nông dân trong câu chuyện nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc trước khó khăn. Con lừa khôn ngoan,dũng cảm  (anh dũng, dũng cảm, quả cảm) đã dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp mình ra khỏi giếng.