K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2020

1. chậm chạp - khệnh khạng - ngang - rung rinh - vun vút - bệ vệ - đùa giỡn

2. Đoạn văn tả cảnh biển.

BẠN K CHO MK NHÉ !!! THANK YOU VERY MUCH !!! ÁU~~~~

2 tháng 6 2018

a. Đoạn văn tả cảnh gì, ở đâu?

- Đoạn văn tả cảnh trên bãi biển, ở biển.

b. Người viết có những tưởng tượng, so sánh, nhận xét hay ở chỗ nào?

- Tưởng tượng:

+  Những con tôm hùm mang bộ râu dài bệ vệ bước trên các hòn đá. 

+  Đây là hoa loa kèn mở rộng cánh rung rinh trong nước.

- So sánh: 

+ Đàn tôm con lao vun vút như ruồi.

+ .......có hai con cá xanh đùa giỡn như đôi bướm phía trên mai.

- Nhận xét:

+ Bác rùa biển khệnh khạng...

2 tháng 6 2018

Đoạn văn tả cảnh sinh hoạt của những loài hải sản ở dưới biển.

Biết dùng phép so sánh, nhân hóa, biết tưởng tượng, nhận xét làm cho thế giới ở dưới biển sinh động hơn. Qua đó cho thấy tình yêu quý của tác giả đối với biển

12 tháng 3 2020

a, “…Một con sao biển đỏ thắm đang chậm chạp bò. Những con tôm hùm mang bộ râu dài bệ vệ bước trên các hòn đá. Một con cua đang bò ngang. Chỗ nào cũng thấy bao nhiêu vật lạ. Đây là hoa loa kèn mở rộng cánh, rung rinh dưới nước. Đàn tôm con lao vun vút như ruồi. Bác rùa biển khệnh khạng có hai con cá xanh như đôi bướm đùa giỡn . phía trên mai…”.

b, - Đoạn văn tả hoạt động của loài vật dưới đáy biển

- Người viết có những tưởng tượng so sánh nhận biết rất độc đáo tài hoa , tạo nên những chi tiết hay và thú vị :

+ Hoa loa kèn rung rinh dưới nước

+ Đàn tôm con lao vun vút so sánh với lũ ruồi

+ Bác rùa khệnh khạng , hai con cá xanh như đôi bướm đùa giỡn

1,Bạn nhỏ trong bài " Sắc màu em yêu " của Phạm Đình An , bài thơ muốn nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đới với đất nước .Viết 1 đoạn văn nói lên điều đó . 2,Cho các từ sau :ngang , khịnh khạng ,vun vút , chậm chạp , rung rinh ,bệ vệ , đùa giỡn . Hãy lựa chọn các từ điền vào những chỗ trống dưới đây . Sau khi điền từ , đọc lại đoạn văn và cho biết : a, Đoạn văn tả cảnh j ? b,...
Đọc tiếp

1,Bạn nhỏ trong bài " Sắc màu em yêu " của Phạm Đình An , bài thơ muốn nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đới với đất nước .Viết 1 đoạn văn nói lên điều đó .

2,Cho các từ sau :ngang , khịnh khạng ,vun vút , chậm chạp , rung rinh ,bệ vệ , đùa giỡn . Hãy lựa chọn các từ điền vào những chỗ trống dưới đây . Sau khi điền từ , đọc lại đoạn văn và cho biết :

a, Đoạn văn tả cảnh j ?

b, Người viết có những tưởng tượng ,so sánh , nhận xét hay ở chỗ nào ?

Nột con sao biển đỏ thắm đang ............... bò . Những con tôm hùm mang một bộ đầu .......... trên các hòn đá.Một con cua đang bò ...................... chỗ nào cũng thấy bao nhiêu vật lạ . Đây là cây hoa kèn nở rộng cánh ........... Dưới nước đàn tôm con lão ................ như ruồi . Bác Rùa biển ................ có hai con cá xanh .như đôi bướm ............... phía trên mại .

0
1. Đọc đoạn thơ sau: Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào, hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh... Biển lặng, đỏ, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những lạt lạc ai đem rắc lên trên... Những cánh buồn ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.a, Phương thức biểu...
Đọc tiếp

1. Đọc đoạn thơ sau: 

Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào, hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh... Biển lặng, đỏ, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những lạt lạc ai đem rắc lên trên... Những cánh buồn ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.

a, Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên

b, Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào

c, Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

d, Khái quát nội dung đoạn văn trên

2. Mùa hạ thường có những cơn mưa rào bất chợt mang lại không khí mát lành cho con người và vạn vật. Hãy tả lại một cơn mưa rào mùa hạ.

 

Giúp mk vs nhé! Mk đang cần gấp

3
12 tháng 4 2020

a, Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên: Miêu tả

b, Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào: so sánh; nhân hóa

c, Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó: làm cho bài văn trở nên hay hơn; làm cho cánh buồm trở nên sinh động hơn

d, Khái quát nội dung đoạn văn trên: miêu tả những cánh buồm trên biển rất khác nhau, phụ thuộc vào từng thời điểm

2. Vậy là mùa hè đã về trên thành phố đã về cùng ánh nắng chói chang như rót mật trên đường và những trận mưa rào không báo trước. Mới hôm qua, trận mưa rào đầu tiên từ đầu hè đã tới mang lại cả tươi trẻ cho thành phố.

     Khi ấy, em đang ngồi học bài trước cửa sổ, ngoài phố, ánh nắng trải vàng như rót mật, thời tiết có chút oi ả, thỉnh thoảng mới có làn gió nhẹ thổi qua. Chợt, nắng như nhạt dần, rồi từ trên mái nhà đã nhe tiếng lộp bộp mỗi lúc một to rồi trở nên ào ào như trút nước. Trời thậm chí không tối lắm mà nắng vẫn còn hiện hữu trong không gian nhưng mưa đã xuống từ lúc nào. Đầu tiên là vài tiếng lộp bộp trên mái nhà rồi ngay lập tức là một màn mưa trắng xóa tầm nhìn ào ào như thác đổ. Nhà em đang phơi đồ trên sân thượng chỉ chút nữa là không kịp rút vào, quần áo có bị ướt đôi chút. Người đi đường thì trở tay không kịp, ai có sẵn áo mưa thì dừng lại bên đường mặc áo mưa để đi tiếp, nhưng những người không có thì đành táp vào hiên nhà ai đó để chờ trời tạnh. Không giống như con người, cây cối đưa mình ra hứng lấy những làn nước mưa mát lành, đung đưa trong làn gió, reo vui với vạn vật như là một lời cảm ơn cơn mưa đã cho chúng những làn nước mát. Mưa trút xuống làm dịu hẳn đi không khí oi nóng từ sáng, làm vạn vật và con người đều trở nên dễ chịu hơn. Em đưa tay ra ngoài hứng lấy làn nước mưa, mưa rơi vào lòng bàn tay mát lạnh. Nhưng cơn mưa rào ngắn ngủi đi cũng nhanh và bất ngờ như cách nó đến vậy. Mưa chợt ngớt rất nhanh, đang ào ào, trở về chỉ còn lộp độp và dứt hẳn. Mưa xong để lại trên bầu trời một vầng cầu vồng bảy sắc rất đẹp trong ánh nắng tỏa rạng nơi nơi. Mẹ bảo em lại phơi đồ ra cho khô. Người đi đường đã cất áo mưa, đường phố đông đúc trở lại, những vũng nước đọng lại bên đường cũng dần rút. Thành phố trở lại khô ráo nhanh chóng bởi ánh nắng chói chang như rót mật. Sau cơn mưa, cây cối như xanh tốt hơn nhiều, không khí chỉ còn lại mùi hơi nước mát mẻ dễ chịu, bụi bặm cả thành phố như tan biến sau mưa. Tiếng chim từ đâu bay tới chuyền cành hót ríu rít trên cây, đâu đấy còn nghe cả tiếng ếch kêu trong những cống thoát nước. Em hít một hơi thật sâu để cảm nhận không khí trong lành của thành phố mình sau cơn mưa, thật dễ chịu, thật thoải mái. Em thầm cảm ơn cơn mưa rào đã mang lại cả sự tươi trẻ cho thành phố.

     Cơn mưa rào vừa tạnh, cả thành phố lại trở lại nhịp sống như ban đầu nhưng lại có một sự tươi mới, thanh mát lạ kì, nhìn khoan khoái đẹp đẽ như chùm cầu vồng lộng lẫy sau mưa được tắm nắng vậy.


 

a, Phương thức biểu đạt : tự sự + miêu tả.

b,Biện pháp tu từ so sánh.

c, Tác dụng : Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. '' Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào, hồng rực lên '' được so sánh với '' đàn bướm múa lượn giữa trời xanh'', thể hiện sự tươi đẹp, sinh đọng của hình ảnh những cánh buồm trên biển, đồng thời thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Và '' Những cánh buồn ( cái đề bài hơi sai sai, nên mình sẽ không làm nốt phần phân tích cho hình ảnh này. Nếu đề bài không chính xác, sẽ có hiều lầm.)

d, Nội dung: tả cánh buồm.

2. 

Ông mặt trời tỏa nắng chói chang, làm không khí thật oi ả. Bỗng nhiên mây đen kéo đến, trời nổi giông làm cho lá rụng lả tả, bụi bay mù mịt.

Những đám mây lớn, nặng bao phủ cả bầu trời. Cơn gió lành lạnh thổi qua mang theo vài hạt mưa. Mưa mau dần lẹt đẹt, xiên xẹo theo gió, hạt mưa rào rào bắn xuống lòng đường trắng xóa. Nước chảy lênh láng, chỉ ít phút đường bây giờ đã toàn là nước. Cành cây nghiêng ngả theo gió, cành to thì sà vào dây điện. Mọi người kéo nhau dạt vào hai bên đường người thì trú lại, người thì mặc áo mưa đi tiếp. Trên vỉa hè mỗi lúc một đông. Mọi người xúm xít vào với nhau để cho người khác trú.

Con đường vẫn có những chiếc xe máy đi qua chắc là họ có bận việc gì thế mới không kịp dừng xe để mặc áo mưa. Mưa mỗi lúc một to, những hạt mưa nhảy nhót trên mái nhà lộp độp, lộp độp. Tia chớp lóe sáng loằng ngoằng trên bầu trời xám xịt. Tiếng sấm rèn vang khiến cho những em bé nép mình vào người mẹ. Trong nhà bỗng tối sầm lại, một cái mùi xa lạ đến khó tả. Con mèo nằm co ro trên giường, thỉnh thoảng meo meo nhìn trời mưa như sợ hãi. Mưa đến đột ngột và tạnh cũng bất ngờ. Mưa đang ào ạt, thưa dần rồi tạnh hẳn.

Sau cơn mưa trời lại sáng. Mặt trời ló ra những tia nắng ấm áp, nhè nhẹ xiên xuống mặt đường. Cỏ cây được tắm gội sạch sẽ. Những chiếc lá sạch bóng, xanh mát như ai vừa chùi. Chim chóc từ đâu bay ra lại hót líu lo. Mọi người ồ ạt xuống lòng đường. Mưa đem lại nước và cái mát dịu cho cây cối, con vật và mọi người để xua đi cái nắng nóng oi ả.

20 tháng 3 2019

a, Thứ tự, vị trí của các từ, ngữ:

- Mặt hồ sáng long lanh

- Cầu Thê Húc màu son

- Đền Ngọc Sơn

- Gốc đa già, rễ lá xum xuê

- Tháp Rùa xây trên gò đất giữa hồ

28 tháng 5 2020

a miêu tả

b)Mặt trời lên cũng là lúc một vệt hồng rạng ở chân trời, lớn dần cho đến khi rải thành một con đường hồng thắm từ chân trời đến nơi em đứng. Sóng biển như những chiếc vày màu hồng. Rồi như trong phép lạ, mặt trời to và đỏ nhoi lên khỏi biển, oai vệ ngắm nhìn 4 phía. .

C) miêu tả cảnh biển buổi sáng.

29 tháng 5 2020

thank

Hãy kể lại câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn bằng lời kể của chị CốcĐọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:“Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp,...
Đọc tiếp

Hãy kể lại câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn bằng lời kể của chị Cốc

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vảy. Những con tôm he tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay trẻ lên ba, da xanh ánh, hang chân choi choi như muốn bơi.”

(Thi Sảnh)

a)    a Có những sự vật nào được miêu tả? Câu nào nói lên nội dung của đoạn văn?

 

b)    bTôm cá được miêu tả trong đoạn văn có những đặc điểm gì?

c)     cPhát hiện biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn và vho biết tác dụng của nó?

d)    dNhững đặc điểm của tôm cá cùng với các biện pháp tu từ cho thấy điều gì trong tài quan sát, miêu tả của tác giả?

1
22 tháng 11 2023

1Phân tích các phép liên kết trong đoạn văn sau:

Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vảy. Những con tôm he tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi. (Thi Sảnh)
+Phân tích các pháp liên kết trong đoạn văn 
-pháp lập 
-pháp nối
-Pháp thế 
-Pháp liên tưởng

2. Phân tích cacs kiểu câu trong đoạn văn sau:Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy nhưng Mị không bước ra đường chơi mà Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng. Mị muốn đi chơi. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay (Tô Hoài)

Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát. Chú Hươu Sao cũng đờ ra nghe, quên cả uống nước. Không ai để ý đến gã Rắn Mốc đang cuốn cành cây dưới chân Bách Thanh như một khúc dây leo. Hắn vươn cổ, đôi mắt gian giảo láo liên. “Phốc”, Rắn Mốc bằng một cú mổ thành thạo đã ngoạm chặt một chân Bách Thanh trong miệng, cắt đứt dòng âm thanh đang bay chơi vơi. Bách Thanh thét lên đau đớn. Bách Thanh giãy giụa đã lôi cả Rắn Mốc ngã xuống cỏ, ngay trước mặt ông Rùa Đá. Tiếng kêu của chim Bách Thanh làm rung động cả chiếc mai rùa. Bác nhích lên vài bước, và “phập”, đôi môi rắn như đá của bác đã cặp chặt lấy cổ Rắn Mốc. Rắn Mốc quằn quại quấn lấy ông Rùa Đá, ghì xiết. Nhưng miếng võ hiểm của Rắn Mốc vô hiệu trước tấm lưng trơ như đá của bác Rùa. Rắn Mốc bị cắn nát cổ, duỗi toàn thân cứng đờ như một cành cây khô. Bách Thanh gãy rời một chân, bay lên cành cây nén đau, rối rít cảm ơn: “Cháu cảm ơn bác Rùa Đá!”. Rồi Bách Thanh tha thiết mời bác Rùa Đá vào dịp Tết, tức là còn mười ngày nữa đến ăn Tết nhà mình. (2) Bác Rùa Đá lẩm bẩm: “Cây sồi chân núi Bắc à? Xa đây! Cần phải đi ngay mới kịp!”. Thế là bác Rùa Đá khăn gói lên vai ra đi. Bác đi cả ngày, cả đêm, cả mưa cả nắng… Bác đem theo cả một mái nhà thì đâu chẳng là nhà! Ca sĩ Bách Thanh bay loáng một cái đã về đến nhà, Chàng báo tin vui cho vợ con. Chàng còn đặt cả bài hát cho các con hát: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Bác Rùa Đá đang đi thì băng tan, dòng nước ào ra chảy quanh một tảng đá lớn. Trên tảng đá, một chú Thỏ Trắng đang kêu khóc gọi mẹ. Bác Rùa Đá bơi ra, cho Thỏ Trắng ngồi trên lưng, đi tìm mẹ Thỏ, bởi hang thỏ đã ngập nước. Tìm được mẹ Thỏ, trao lại Thỏ Trắng cho mẹ xong, bác lại gặp họ hàng nhà Nhím suýt chết đuối, nếu không được bác giơ lưng bịt một lỗ hổng nước đang tràn vào. Bác Rùa Đá vẫn chưa rời con suối mà đi được. Bãi Tự Nhiên xanh rờn cỏ có nguy cơ bị ngập nước. Hươu, Nai rủ nhau xếp đá thành đập, lái dòng nước cho chảy sang hướng khác. Bác Rùa Đá nhận chuyên chở từng khối đá lớn trên lưng… Con đập hoàn thành, bác Rùa Đá mới khoác khăn gói lên vai, lẩm bẩm: “Nhà Bách Thanh! Cây sồi chân núi Bắc! Phải đi ngay mới kịp!”. Bác không nghĩ rằng mùa xuân đã qua từ lâu, bởi bác cứ nhẩn nha đi, ai gặp khó khăn bác đều dừng lại giúp đỡ… (3) Trên cây sồi chân núi Bắc, có hội chim Bách Thanh đón một mùa xuân mới. Ông Bách Thanh què đã chết. Các cháu Bách Thanh đang bập bẹ hát bài như nỗi chờ mong của cả dòng họ: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Chúng không biết rằng ở dưới gốc cây sồi, ông Rùa Đá đã đến, mệt mỏi vì đường xa, tuổi tác, ông đã ngủ thiếp đi trong giọng ca trong trẻo của họ hàng nhà Bách Thanh. (Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám, NXB Giáo dục, 1999) Đầu tiên, cần xác định những sự việc được kể, nhất là những sự việc chính. - Sau đó chỉ ra được những nhân vật là loài vật đã được miêu tả, trong đó xác định nhân vật chính. - Tiếp theo, đi sâu tìm hiểu hình dáng, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ, tính cách,... của các nhân vật trong truyện. - Phát hiện bài học mà truyện muốn gửi thông điệp, liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em. Để hiểu được đây là một truyện đồng thoại, em hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? tác dụng của ngôi kể này? Câu 2. Xác định những sự việc chính của truyện . Câu 3. Đọc phần 1 của văn bản và cho biết: a, Nhân vật bác Rùa Đá và Bách Thanh ( Điền vào bảng sau) Nội dung Dẫn chứng Nhận xét Lời nói, suy nghĩ, tâm trạng - Cử chỉ, hành động - Tình cảnh Nhận xét của người kể - … Câu 4. Đọc phần 2 của văn bản và cho biết: a, Chuyến đi đến thăm nhà Bách Thanh của bác Rùa Đá diễn ra đúng dự định của bác không? Bác Rùa Đá đã làm gì trong chuyến đi đó? Em thấy bác Rùa Đá là người thế nào? Câu 5. Đọc phần cuối của văn bản và cho biết: a. Họ hàng nhà Bách Thanh đã làm gì ? Ý nghĩa của việc làm đó?. Câu 6. Truyện muốn gửi thông điệp nào? liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em, rút ra được những bài học gì cho bản thân?

0