K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 1 2022

C

18 tháng 10 2017

Đáp án A

2 tháng 1 2021

Đáp án:A

banhbanhbanh

12 tháng 4 2017

Vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ :

- Vương triều Hồi giáo Đê-li tồn tại và phát triển hơn 300 năm (1206 - 1526). Vương triều này có vai trò to lớn trong việc truyền bá và áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Hinđu giáo. Đây cũng là thời kì mà các thương nhân Ấn Độ du nhập Hồi giáo đến một số nơi, một số nước ở Đông Nam Á.

- Vương triều Mô-gôn (1526 - 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Vương triều Mô-gôn cũng có vị trí nhất định trong lịch sử Ấn Độ, nhất là giai đoạn của vua A-cơ-ba trị vì. Ông đã thi hành một số chính sách tích cực làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới. Nhiều công trình kiến trúc đã trở thành di sản văn hoá của nhân loại như lăng Ta-giơ Ma-han.


6 tháng 11 2017
Thời kì Xuntan Đêli (1206-1526).
Năm 1206, viên Tổng đốc của Ápganixtan ở miền Bắc Ấn Độ đã tách miền Bắc Ấn Độ thành một nước riêng tự mình làm Xuntan (vua), đóng đô ở Đêli, gọi là nước Xuntan Đêli (vương quốc Hồi giáo Đêli). Từ đó đến năm 1526, ở miền Bắc Ấn Độ đã thay đổi đến 5 vương triều, nhưng đều do người ngoại tộc theo Hồi giáo thành lập, đồng thời đều đóng đô ở Đêli nên thời kì này gọi là thời kì Xuntan Đêli.
- Thời kì Môgôn (1526-1857).
Nước Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206. Sau khi Thành Cát Tư Hãn chết (1227), đế quốc Mông Cổ chia thành nhiều nước. Dòng dõi của người Mông Cổ ở Trung Á đều Tuốc hóa và đều theo đạo Hồi. Từ thế kỉ XIII, người Mông Cổ ở Trung Á nhiều lần tấn công Ấn Độ. Năm 1526, họ chiếm được Đêli thành lập vương triều mới gọi là vương triều Môgôn (Mông Cổ). Từ giữa thế kỉ XVIII, thực dân Anh bắt đầu chinh phục Ấn Độ, đến năm 1849, Ấn Độ hoàn toàn biến thành thuộc địa của Anh, vương triều Môgôn đến năm 1857 bị diệt vong.
28 tháng 1 2018

Đáp án A

21 tháng 4 2017

* Vương triều Hồi giáo Đê li

    - Mặc dầu Ấn Độ có nền văn hóa truyền thống nhưng lại không thống nhất quốc gia nên cũng không tạo được sức mạnh để chống lại các thế lực bên ngoài. Người Hồi giáo gốc trung Á xâm chiếm Ấn Độ lập ra vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, đóng đô ở Đê-li gọi là Vương triều Hồi giáo Đê li.

    - Hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều hồi giáo đê li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân Ấn Độ theo Hin đu giáo, tự dành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.

    - Ở Ấn Độ, một yếu tố văn hóa mới- Hồi giáo được du nhập vào, đan xen tồn tại với văn hóa truyền thống.

    - Thực tế, Hồi giáo vẫn không hề chiếm ưu thế ở Ấn Độ vốn đã gắn bó mật thiết với Hin-đu giáo và Ấn Độ giáo. Tuy nhiên nó đã đứng chân được ảnh hưởng tới một kiến trúc mang phong cách nghệ thuật Hồi giáo.

    - Cũng từ đây, Hồi giáo được truyền bá và ảnh hưởng đến nhiều nơi khác ở Đông Nam Á.

* Vương triều Mô- gôn

    - Thế kỷ XV, Vương triều Hồi giáo Đê li bắt đầu suy yếu, một bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi mông cổ bắt đầu tấn công Ấn Độ lập ra vương triều Mô – gôn.

    - Vương triều mô –gôn là thời kỳ cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Những ông vua đầu tiên của vương triều ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước để đến vua thứ tư A-cơ-ba đạt được bước phát triển mới.

    - A-cơ-ba đã thi hành một số chính sách tích cực:

        + Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông Cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo và cả gốc Ấn Độ giáo.

        + Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo.

        + Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định mức ra mức thuế hợp lý, thống nhất hệ thống cân đong, đo lường.

        + Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

    - Đến đời con, cháu của A-cơ-ba là Gia-han ghi và Sa-gia-han, đất nước vẫn duy trì sự phát triển. Hoàng đế đã trưng vào ngân khố nhiều của cải và thu được nhiều châu báu làm của riêng. Nhưng tình hình đã biến đổi khác trước, đó là xuất hiện sự bất mãn của dân chúng, những âm mưu chống đối, tranh giành quyền lực đã gia tăng.

    - Hoàng đế cuối cùng của Vương triều, Ao-reng-dep phải gánh chịu hậu quả đó, cùng với sự xâm lấn của thực dân Anh, mất Bom-bay và Ma-đrat.

9 tháng 11 2017

- Vị trí của Vương triêu Hồi giáo Đê- li:

     + Mở ra sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa phương Tây mà người A-rap mang đến. Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.

     + Đạo Hồi được truyền bá vào Ấn Độ, từ đó có ảnh hưởng đến nhiều nơi khác, nhất là khu vực Đông Nam Á.

- Vị trí của Vương triều Mô-gôn:

     + Những chính sách dưới thời vua A-cơ-ba giúp cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu, đất nước thình vượng.

     + Ghi dấu với hai công trình kiến trúc lớn và tuyệt đẹp: Thành Đỏ và lăng Ta-giơ-Ma-han

20 tháng 8 2017

Đáp án: D

19 tháng 2 2016

Sự thành lập của Vương triều nhà Nguyễn:

- Lợi dụng tình hình Tây Sơn đang dồn sức giải quyết các công việc ở Bắc Hà, Nguyễn Ánh đem quân trở về đánh chiếm Gia Định, biến vùng này thành căn cứ mở các cuộc tấn công chống lại Tây Sơn. Từ Gia Định, Nguyễn Ánh tổ  chức các cuộc tập kích quân Tây Sơn. Tháng 6 – 1801, Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân (Huế). Ngày 21-6-1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long.

- Vương triều Tây Sơn chấm dứt. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long, lập nên vương triều Nguyễn (1802 - 1945).

* Tổ chức Vương triều:

- Chính quyền trung ương:

+ Gia Long tập trung thiết lập một hệ thống cai trị từ trung ương đến địa phương trên một lãnh thổ rộng lớn, tương đương với lãnh thổ Việt Nam hiện nay.

+ Gia Long quyết định xây dựng một chính thể quân chủ quan liêu chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu trong triều đình và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước.

+ Dưới vua có 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.

+ Đến thời Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài 6 bộ còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện…

+ Phú Xuân được chọn làm kinh đô, laftrung tâm đầu não của cả nước.

- Chính quyền địa phương:

+ Thời Gia Long, đất nước được chia thành Bắc thành và Gia Định thành do Tổng trấn thay mặt Hoàng đế quyết định mọi việc và các trực doanh do trực tiếp triều đình quản li.

+ Thời Minh Mạng, trong hai năm 1831 – 1832 lần lượt bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành cùng các chức Tổng trấn, chia lại cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa thiên, các đều do Tổng đốc hay Tuần phủ đứng đầu nhưng đều trực thuộc chính quyền trung ương. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng, xã, thôn.

+ Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt chức Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước vương cho người ngoài họ.

- Luật pháp:

Nhà Nguyễn rất coi trọng luật pháp. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (luật Gia Long) được chính thức ban hành.

Đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của Hoàng đế, triều đình; sử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.

- Quân đội:

+ Chủ trương xây dựng một đội quân thường trực mạnh, được chia làm binh chủng (bộ binh, thủy binh, pháo binh, tượng binh). Binh lính phục vụ trong quân đội được hưởng các chế độ ưu đãi.

+ Quân đội nhà Nguyễn từng bước được chính quy hóa từ tổ chức đến trang bị vũ khí và là một đội quân khá mạnh ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.

* Ý nghĩa của cuộc cải cách của vua Minh Mạng  

- Thống nhất hệ thống đơn vị hánh chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện ngày nay.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.

18 tháng 12 2024

ở