Cho các mối quan hệ sau:

(1) Phong lan bám trên cây gỗ.<...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 8 2019

Đáp án C

Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã:

(1) Phong lan bám trên cây gỗ

→ Đây là mối quan hệ hội sinh (phong lan có lợi và cây gỗ không bị hại).

(2) Vi khuẩn lam và bèo hoa dâu

→ Đây là mối quan hệ  cộng sinh, cả 2 bên đều có lợi và cung cấp chất dinh dưỡng cho nhau.

(4) Chim mỏ đỏ và linh dương

→ Đây là mối quan hệ hợp tác (chim mỏ đỏ bắt các con vật ký sinh trên da linh dương).

(5) Lươn biển và cá nhỏ

→ Đây là mối quan hệ hợp tác cùng nhau săn mồi và kiếm thức ăn trong những rặng san hô.

(3) Cây nắp ấm và ruồi

→ Đây là mối quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác (cây nắp ấm sử dụng dinh dưỡng là ruồi).

(6) Cây tầm gửi và cây gỗ.

→ Đây là mối quan hệ ký sinh (cây tầm gửi sử dụng chất dinh dưỡng từ cây gỗ và có khả năng tự tổng hợp thêm chất dinh dưỡng cho chính nó nhưng không cung cấp lại cho cây gỗ chất dinh dưỡng nào).

Có 2 mối quan hệ hợp tác giữa các loài: 4, 5. 

16 tháng 7 2018

Mối quan hệ hợp tác  là : 4 và 5

Đáp án A 

20 tháng 5 2017

Đáp án : B

Các mỗi quan hệ hỗ trợ khác loài là 2, 3, 1, 6

Các mối quan hệ hỗ trợ giữa các lòi gồm hội sinh , cộng sinh, hợp tác

23 tháng 8 2017

Đáp án C

Các mối quan hệ cộng sinh là 1, 3, 6.

- Cây nắp ấm bắt chim sẻ thuộc quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.

- Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng là mối quan hệ hợp tác.

- Chim mỏ đỏ và linh dương là mối quan hệ hợp tác.

- Cây tầm gửi trên thân cây gỗ là mối quan hệ kí sinh.

15 tháng 11 2018

Đáp án C

5 tháng 9 2018

Mối quan hệ cộng sinh: 1, 3, 6.

Chọn C

2 tháng 1 2019

Chọn đáp án C.

Các mối quan hệ cộng sinh là 1, 3, 6

- Cây nắp ấm bắt chim sẻ thuộc quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác

- Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng là mối quan hệ hợp tác.

- Chim mỏ đỏ và linh dương là mối quan hệ hợp tác

- Cây tầm gửi trên thân cây gỗ là mối quan hệ kí sinh.

1. Khi cường độ ánh sáng mạnh, lượng CO2 cạn kiệt, lượng O2 tăng cao, một số thực vật xảy ra hiện tượng:      A. Thực vật C4 diễn ra chuyên hô hấp kị khí sang hô hấp hiếu khí.      B. Thực vật C3 diễn ra chuyên hô hấp kị khí sang hô hấp hiếu khí.      C. Thực vật C4 có hô hấp sáng.      D. Thực vật C3 có hô hấp sáng. 2. Sự hấp thu chất khoáng chủ động của...
Đọc tiếp

1. Khi cường độ ánh sáng mạnh, lượng CO2 cạn kiệt, lượng O2 tăng cao, một số thực vật xảy ra hiện tượng:
      A. Thực vật C4 diễn ra chuyên hô hấp kị khí sang hô hấp hiếu khí.
      B. Thực vật C3 diễn ra chuyên hô hấp kị khí sang hô hấp hiếu khí.
      C. Thực vật C4 có hô hấp sáng.
      D. Thực vật C3 có hô hấp sáng.

 2. Sự hấp thu chất khoáng chủ động của cây phụ thuộc chủ yếu vào:
     A. Nhu cầu sử dụng các nguyên tố khoáng của cây
     B. Chênh lệch nồng độ các nguyên tố khoáng giữa môi trường và rễ
     C. Điều kiện ngoại cảnh
     D. Khả năng cung cấp ATP của tế bào

3. Ý nghĩa quan trọng nhất của quá trình đường phân là:
     A. Lấy được hầu hết năng lượng của phân tử glucose một cách nhanh chóng
     B. Thu được axit piruvic
     C. Chuyển cacbohidrat thâm nhập vào chu trình Crep
     D. Chia phân tử glucose thành các tiểu phần nhỏ

4. Nước và ion khoáng được vận chuyển tới từng tế bào trong lá nhờ cấu trúc nào của lá:
     A. Mạch rây của gân lá                              B. Mạch gỗ của gân lá
     C. Hệ gân lá                                                D. Bó mạch cuống lá

5. Chu trình Crep diễn ra ở:
        A. Nhân                 B. Lục lạp               C. Ti thể               D. Tế bào chất

6. Quá trình chuyển hóa nào sau đây của cây có ý nghĩa khử độc cho các nông sản, góp phần tạo độ an toàn cho nông sản:
        A. Khử nitrat                                            B. Hình thành nitrat
        C. Tạo amit                                               D. Tạo NH3

3
27 tháng 4 2016

1.D

2.D
3.D
4.C
5.C
6.C 
27 tháng 4 2016

1) D

2) D

3) D

4) C

5) C

6) C

19 tháng 3 2016

Thực chất của quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng xảy ra bên trong tế bào gồm hai mặt đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa và dị hóa là hai quá trình mâu thuẫn, nhưng gắn bó chặt chẽ, liên hệ mật thiết với nhau:

ĐỒNG HÓADỊ HÓA
- Là quá trình tổng hợp các chất đặc trưng của tế bào từ các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ đơn giản và tích lũy năng lượng.
- Quá trình đồng hóa đòi hỏi cung cấp năng lượng (năng lượng mặt trời hoặc năng lượng lấy từ các quá trình dị hóa). Vật chất được tổng hợp nên có tích lũy năng lượng dạng thế năng.
- Không có đồng hóa thì không có vật chất để sử dụng trong dị hóa.
- Là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ được tổng hợp trong quá trình đồng hóa tạo thành những hợp chất đơn giản và giải phóng năng lượng.
- Năng lượng được giải phóng dùng cho mọi hoạt động sống của tế bào, trong đó có sự tổng hợp các chất mới trong quá trình đồng hóa tiếp theo.

- Không có dị hóa thì không có năng lượng cung cấp cho quá trình đồng hóa và các hoạt đột sống của tế bào.

Như vậy, đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình đối lập, nhưng thống nhất với nhau

 

25 tháng 12 2017

Thực chất của quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng xảy ra bên trong tế bào gồm hai mặt đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa và dị hóa là hai quá trình mâu thuẫn, nhưng gắn bó chặt chẽ, liên hệ mật thiết với nhau:

ĐỒNG HÓADỊ HÓA

- Là quá trình tổng hợp các chất đặc trưng của tế bào từ các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ đơn giản và tích lũy năng lượng.
- Quá trình đồng hóa đòi hỏi cung cấp năng lượng (năng lượng mặt trời hoặc năng lượng lấy từ các quá trình dị hóa). Vật chất được tổng hợp nên có tích lũy năng lượng dạng thế năng.
- Không có đồng hóa thì không có vật chất để sử dụng trong dị hóa.- Là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ được tổng hợp trong quá trình đồng hóa tạo thành những hợp chất đơn giản và giải phóng năng lượng.
- Năng lượng được giải phóng dùng cho mọi hoạt động sống của tế bào, trong đó có sự tổng hợp các chất mới trong quá trình đồng hóa tiếp theo.

- Không có dị hóa thì không có năng lượng cung cấp cho quá trình đồng hóa và các hoạt đột sống của tế bào.

Như vậy, đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình đối lập, nhưng thống nhất với nhau

19 tháng 3 2016

Mỗi cơ thể sống là một bộ máy hoạt động hoàn hảo. Các cơ quan phối hợp nhịp nhàng cùng nhau thực hiện bốn đặc trưng cơ bản của cơ thể sống:

  • Đặc trưng thứ nhất và cũng là đặc trưng quan trọng nhất của cơ thể sống là khả năng chuyển hóa vật chất và năng lượng. Thực vật tiến hóa theo hướng tự dưỡng, cấu tạo cơ thể thích nghi với quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. Động vật thích nghi với hướng dị dưỡng, các hệ cơ quan như tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp phục vụ cho quá trình chuyển hóa chất hữu cơ lấy từ môi trường ngoài.
  • Đặc trưng thứ hai của cơ thể sống là khả năng cảm ứng. Nhờ có cảm ứng mà cơ thể có khả năng thích nghi với môi trường sống. Khả năng cảm ứng của động vật và thực vật khác nhau phụ thuộc vào mức độ phát triển của hệ thần kinh. Hệ thần kinh càng phát triển, khả năng cảm ứng càng nhạy bén.
  • Đặc trưng thứ ba của cơ thể sống là khả năng sinh trưởng và phát triển, nghĩa là cơ thể sinh vật, cụ thể là động vật và thực vật có khả năng lớn lên, biến đổi về hình thái, sinh lí.
  • Khi sinh trưởng và phát triển đến một mức độ nhất định, cơ thể sẽ có khả năng sinh sản,đó là đặc trưng thứ tư. Sự sinh sản thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau ở cả thực vật và động vật: từ sinh sản vô tính bằng bào tử đến sinh sản hữu tính bằng hạt, từ sự phân bào đơn giản cho đến đẻ con và nuôi con bằng sữa.

  Tất cả các đặc trưng cơ bản của cơ thể sống sẽ được trình bày một cách hệ thống trong chương trình Sinh học 11: Sinh học cơ thể.

19 tháng 3 2016

Sinh trưởng là sự tăng khối lượng và kích thước của sinh vật đang ở giai đoạn lớn lên theo cơ chế nguyên phân. Quá trình sinh trưởng của sinh vật phụ thuộc vào từng giai đoạn trong đời sống của chúng. Quá trình sinh trưởng của cơ thể không chỉ là tăng số lượng tế bào qua sự phân bào mà còn là sự phân hóa tế bào thành các mô và cơ quan khác nhau để đảm nhiệm các chức năng khác nhau trong cơ thể.
Phát triển là sự biến đổi cả về hình thái lẫn chức năng sinh lí theo từng giai đoạn của đời sống sinh vật. Sự phát triển thể hiện rõ nhất là giai đoạn phát dục và bước vào sinh sản.
Sự sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nhiều khi khó phân biệt. Sinh trưởng là điều kiện của phát triển và phát triển lại làm thay đổi sự sinh trưởng. Chẳng hạn, ở giai đoạn phát dục cơ thể sinh vật thường lớn nhanh, đến giai đoạn trưởng thành thì ngừng sinh trưởng và đến giai đoạn ngừng sinh sản thì cơ thể suy thoái.