THÔNG BÁO VỀ CUỘC THI HÓA HỌC
Hiện nay thì vòng 1 của cuộc thi hóa học đã chính thức khép lại. Cô cảm ơn vì sự tham gia nhiệt tình của các em.
Sau đây cô sẽ có một số nhận xét chung về bài làm của các bạn.
1. Một số lỗi sai khi làm bài thường gặp phải:
- Khi viết PTHH thì cần nêu điều kiện phản ứng, kí hiệu cho các chất kết tủa, bay hơi.
- Đối với dạng bài tách chất (hoặc nhận biết) có thể viết bằng lời hoặc biểu diễn bằng sơ đồ. Sau đó cần viết các PTHH của các phản ứng đã diễn ra.
- Đối với dạng toán CO2 tác dụng với kim loại kiềm thì thường xẩy ra 2 trường hợp. Trường hợp tạo 1 muối và trường hợp tạo cả 2 muối.
- Khi giải các bài toán hóa học các em cần để ý xem chất bào phản ứng hết, chất nào còn dư. Đối với các bài 5 và 6 rất nhiều bạn đã không để ý đến việc axit còn dư lại. Vì vậy dẫn đến việc tính toán sai kết quả.
2. Lỗi trình bày:
Lỗi này chỉ xẩy ra với các bạn đăng file ảnh. Đối với các bạn vẫn có dự định viết tay và up ảnh lên thì cô sẽ nhắc nhở các bạn một số điểm như sau
- Ảnh cần phải có độ nét, dễ quan sát.
- Không nên chụp ảnh quá sát bài viết vì khi đăng lên có thể bị mất chữ.
- Xoay ảnh lại đúng chiều trước khi up.
- Sắp xếp thứ tự các ảnh hợp lí.
Mong rằng các bạn sẽ rút kinh nghiệm để tiếp tục tham gia vòng 2 tốt hơn.
Dưới đây là đáp án của vòng 1. Những bạn có cách giải khác với đáp án, nếu đúng vẫn được chấm điểm tối đa. Đối với các bài tính toán %, những bạn nào làm tròn số đều được tính là kết quả đúng. Nếu bạn nào còn thắc mắc thì có thể inbox với cô, cô sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn.
ĐÁP ÁN VÒNG 1
1. (1,5đ) Thực hiện dãy chuyển hóa sau, viết PTHH ( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
MnO2 → Cl2 → HCl → CuCl2 → Cu(OH)2 → CuO → Cu → CuSO4
(1) MnO2 + 4HCl đặc → MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O (ĐK: to)
(2) Cl2 + H2 → 2HCl↑ (ĐK: to)
(3) 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O (ĐK: to)
(4) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl
(5) Cu(OH)2 → CuO + H2O (ĐK: to)
(6) CuO + CO → Cu + CO2↑ (ĐK: to)
(7) Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2↑ H2O
2. (1,5đ) Trình bày phương pháp tách từng chất ra khỏi hỗn hợp muối sau: NaCl, MgCl2, BaCl2.
- Cho dung dịch NaOH dư vào hỗn hợp thì MgCl
2 phản ứng tạo thành kết tủa Mg(OH)
2 tách ra khỏi dung dịch. Lọc thu lấy kết tủa. Cho kết tủa tác dụng với axit HCl thì thu được MgCl
2.
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + H2O
- Dung dịch sau phản ứng gồm NaCl, BaCl2, NaOH. Cho dung dịch Na2CO3 dư vào hỗn hơp thì thu được kết tủa BaCO3 tách ra khỏi dung dịch. Lọc thu lấy kết tủa. Cho kết tủa tác dụng với HCl thì thu được BaCl2.
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + CO2↑
- Dung dịch sau phản ứng gồm các chất NaCl, Na2CO3, NaOH. Cho axit HCl vào thì thu được NaCl.
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Na2CO3 +2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
3.(1đ) Nêu hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch Ba(HSO4)2 vào bình đựng dung dịch Na2CO3, giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng minh họa.
- Hiện tượng: Xuất hiện đồng thời kết tủa trắng và bọt khí.
- PTHH: Ba(HSO4)2 + Na2CO3 → BaSO4↓ + Na2SO4 + CO2↑ + H2O
- Giải thích: Do HSO4- phân li tạo thành H+ và SO42-. H+ tác dụng với gốc CO32- thì giải phóng khí CO2; SO42- tác dụng với Ba2+ thì tạo kết tủa trắng BaSO4.
HSO4- → H+ + SO42-
2H+ + CO32- → CO2↑ + H2O
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
(Giải thích đơn giản hơn: Do HSO4- là một axit mạnh nên khi tác dụng với muối cacbonat thì giải phóng khí CO2. Do trong dung dịch có gốc sunfat và bari nên sẽ tạo kết tủa BaSO4.)
4.(2đ) Có 12 lít hỗn hợp khí gồm N2 và CO2, dẫn từ từ hỗn hợp trên vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1,5M. Kết thúc phản ứng thu được 20 gam kết tủa. Tính % về thể tích của khí CO2 có trong hỗn hợp khí ban đầu.
nCa(OH)2=0,3 mol.
TH1: Ca(OH)2 dư: muối tạo thành là CaCO3.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
0,2..........0,2...............0,2
⇒ VCO2 = 4,48 lít , VN2=7,52 lít
⇒ %VCO2=37,33 %; %VN2=62,67%
TH2: Ca(OH)2 phản ứng hết: muối tạo thành gồm CaCO3 và Ca(HCO3)2.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
0,2..........0,2...............0,2
2CO2 + Ca(OH)2 + H2O → Ca(HCO3)2
0,2.............0,1.............................0,1
⇒ nCO2 = 0,4 mol
⇒ VCO2 =8,96 lít ; VN2=3,04 lít
⇒ %VCO2=74,67%; VN2=25,33%.
5.(2đ) Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp A gồm MgO và Fe2O3 trong 1,2 lít dung dịch HCl 1M (lấy dư 20% so với lượng phản ứng).
a) Tính phần trăm khối lượng mỗi oxit.
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần dung để kết tủa hết các muối chứa trong dung dịch trên.
a.
Gọi số mol của MgO và Fe2O3 lần lượt là x và y.
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
x.............2x............x
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
y..............6y............2y
Ta có hệ
40x + 160y =24
2x + 6y + 0,2.(2x+6y) =1,2
⇒ x = 0,2 mol; y = 0,1 mol
⇒ %mMgO = 33,33% ; %mFe2O3 = 66,67%
b.
nHCldư = 0,2mol
HCl + NaOH → NaCl + H2O
0,2.........0,2
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl
0,2..............0,4
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl
0,2..........0,6
⇒ nNaOH = 1,2 mol
⇒ VNaOH = 0,6 lít
6.(2đ) Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại là Fe và Al (tỉ lệ mol 2:3) bằng lượng axit H2SO4 đặc, nóng (dư 10% so với lượng phản ứng) thì thấy thoát ra V1 lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và thu được dung dịch Y. Biết rằng dung dịch Y có thể hòa tan tối đa 9,9 gam Mg.
a) Tính giá trị m, V1.
b) Cho dung dịch Y tác dụng với V2 lít Ba(OH)2 0,1M. Tính giá trị V2 để thu được khối lượng kết tủa là cực đại. Khối lượng kết tủa cực đại bằng bao nhiêu?
a.
nMg = 0,4125 mol
Gọi số mol Al lần lượt là x; mol Fe là y.
2Al + 6H2SO4 đặc, nóng → Al2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
x.............3x.............................0,5x..........1,5x
2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
y.............3y.............................0,5y............1,5y
Số mol H2SO4 phản ứng là 3(x+y)
Số mol H2SO4 dư là 10%.3(x+y)=0,3(x+y)
Mg + 2H2SO4 đặc, nóng → MgSO4 + SO2↑ + 2H2O
0,15(x+y)...0,3(x+y)
3Mg + Fe2(SO4)3 → 3MgSO4 + 2Fe↓
1,5y.........0,5y
3Mg + Al2(SO4)3 → 3MgSO4 + 2Al↓
1,5x..........0,5x
Ta có hệ
1,5x + 1,5y + 0,15(x+y)=0,4125
x/y=3/2
⇒ x=0,15 mol; y=0,1 mol
⇒ m=9,65 gam; V1=8,4 lít
b.
H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + H2O
0,075.......0,075............0,075
Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4↓ + 2Al(OH)3↓
...0,075............0,225.............0,225.............0,15
Fe2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4↓ + 2Fe(OH)3↓
....0,05...............0,15............ 0,15............... 0,1
nBa(OH)2 = 0,45 mol
V2 = 0,45/0,1=4,5 lít
mkettua = mBaSO4 + mFe(OH)3 + mAl(OH)3 = 0,45.233 + 0,1.107 + 0,15.78
⇒ mkettua = 127,25 gam
THE END.
X làm đổi màu quì => X: CH2=C(CH3)–COOH
Y tráng bạc → Y: HCOOR, thủy phân được ancol không no → Y: HCOO–CH2–CH=CH2
Z thủy phân cho 2 chất hữu cơ cùng số C → Z: CH3COOCH=CH2
T không tráng bạc (không phải HCOO–), không tác dụng NaHCO3 (không phải axit)
→ T: CH2=CH–COOCH3