K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2016

(1)a)phản ánh kinh nghiệm nhìn sao đoán mưa từ đó giúp chúng ta phải biết sắp xếp thời gian và công việc hợp lí

b)kinh nghiệm khi có cầu vồng bên Tây thì khả năng sẽ có mưa, bão

c) theo âm lịch mưa tháng 3 sẽ rất tốt cho cây trồng(lúa),còn tháng tư là thời gian lúa đang phơi màu sẽ làm cho hạt lép

d)nói về thời vụ để trồng các loại cây

e)nói lên kinh nghiệm khi nuôi lợn sẽ sướng hơn và nhiều lợi nhuận hơn khi ta nuôi tầm từ đó khuyên rang chúng ta phai lua nghề

g)truyền đạt kinh nghiệm bắt tôm,cá muốn bắt tôm phải đi vào chập tối , muốn bắt cá phải đi vào sáng sớm

(2)

(3)

a)phép đối (trăng quầng _trăng tạn)

b)ko có ......

24 tháng 1 2017

1/ a.-Phản ánh kinh nghiệm quan sát, nhìn sao để đoán thời tiết mưa hay ko mưa. -Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì nó giúp chúng ta biết sắp xếp thời gian, công việc hợp lí.

b.-Phản ánh kinh nghiệm quan sát, khi thấy có đoạn cầu vồng bắc từ đông sang tây thì khả năng sẽ có mưa to bão lớn. -Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì nó giúp chúng ta biết trước thời tiết để phòng tránh mưa bão.

c.-Phản ánh kinh nghiệm của nhân dân trong trồng trọt, thường thì đến tháng 3âm lịch là lúc hoa màu, nhất là lúa nước cần nước nên mưa tháng 3 rất tốt cho cây trồng còn tháng 4 là lúc lúa đang phát triển ít cần nước nên mưa tháng 4 sẽ làm lúa úng nước mất mùa. -Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì nó giúp nhân dân nhận biết thời điểm mưa hợp lí để có lợi cho lúa.

d.-Phản ánh kinh nghiệm của nhân dân trong trồng trọt. - Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì nó giúp nhân dân biết thời điểm hợp lí để trồng các loại hoa quả.

e.-Phản ánh kinh nghiệm của nghề nuôi tằm và nghề nuôi lợn. - Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì nó cho ta thấy sự vất vả của nghề nuôi tằm đối nghịch vs sự nhẫn nại của nghề nuôi lợn.

g.-Phản ánh kinh nghiệm về thời điểm thích hợp để đánh bắt, tôm thường kiếm ăn buổi chiều xế còn ca thì hay đi theo từng đàn lúc rạng sáng. - Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì chúng giúp nhân dân xác định được thời điểm đánh bắt cá, tôm hợp lí.

2.truyền đạt những kinh nghiệm về thời gian, thời điểm, nghề nghiệp, sự nhẫn nại, khó khăn,.. trong lao động sản xuất.

3.

4 tháng 1 2017

Bạn vào trang web này nhé:Câu hỏi của Kirigaya Kazuto - Ngữ văn lớp 7

12 tháng 1 2018

Vào bằng niềm tin ak nếu chẳng có link...TRINH MINH ANH > . < ...

Câu 1. Dòng nào sau đây là tục ngữ?A. Ăn quả nhớ kẻ trồng câyB. Nước chảy đá mònC. Rau nào sâu ấyD. Lên thác xuống ghềnhCâu 2. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?A. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúaC. Ăn quả nhớ kẻ trồng câyD. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giốngCâu 3. "Trong ca dao dân ca Việt Nam có nhiều...
Đọc tiếp

Câu 1. Dòng nào sau đây là tục ngữ?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

B. Nước chảy đá mòn

C. Rau nào sâu ấy

D. Lên thác xuống ghềnh

Câu 2. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?

A. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.

B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

D. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

Câu 3. "Trong ca dao dân ca Việt Nam có nhiều bài nói đến con cò. Con cò là một trong những con vật gần gũi với người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Nam thường thấy con cò ở bên cạnh họ. Con cò lội theo luống cày, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông, ngắm nhìn người nông dân làm lụng." (Vũ Ngọc Phan)

Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Thuyết minh

D. Nghị luận

Câu 4. Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" khuyên chúng ta điều gì?

A. Hãy biết quý trọng cả người lẫn của cải

B. Hãy biết coi trong của cải của bản thân

C. Đừng nên coi trọng của cải

D. Hãy biết quý trọng con người hơn của cải

Câu 5. Câu tục ngữ nào không cùng nội dung với câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của"?

A. Người làm ra của, của không làm ra người

B. Người sống đống vàng

C. Người ta là hoa của đất

D. Người còn thì của còn

Câu 6. Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" khuyên chúng ta điều gì?

A. Khi đói cần giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho

B. Khi đói có thể không cần giữ sạch sẽ nữa

C. Khi đói khi no, lúc nào cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch sẽ

D. Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá cho trong sạch

Câu 7. Đề bài nào dưới đây không phải đề văn nghị luận?

A. Gia đình thân yêu của em.

B. Ý kiến của em về câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm"

C. Chứng minh tính đúng đắn của câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

D. Gia đình là điểm tựa của mỗi người. Ý kiến của em về vấn đề này

Câu 8. Để lập dàn ý cho đề bài: Giải thích câu tục ngữ: "Thương người như thể thương thân", câu hỏi tìm ý nào dưới đây là không cần thiết?

A. Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ như thế nào?

B. Vì sao nhân dân ta lại khuyên phải thương người như thể thương thân?

C. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên trong câu tục ngữ?

D. Có khi nào lời khuyên đó sai không?

Câu 9. Văn bản “ Chống nạn thất học” Của tác giả nào?

A. Phạm Văn Đồng.

B. Đặng Thai Mai.

C. Hoài Thanh.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 10, Luận điểm nào không phải là luận điểm trong văn bản “ Chống nạn thất học?

A. Kêu gọi toàn dân chống nạn thất học.

B. Kêu gọi mọi người phải thực hiện công việc nâng cao dân trí.

C. Mọi người hãy cùng nhau tham gia công cuộc xây dựng nước nhà, phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.

D. Phải luôn tạo thói quen tốt trong cuộc sống.

Câu 11. Trong các câu sau câu nào là câu rút gọn:

A. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

B. Người ta là hoa của đất.

C. Chị ngã, em nâng.

D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Câu 12. Trong các câu sau câu nào không phải câu rút gọn:

A. Ăn Cây nào rào cây ấy.

B. Thương người như thêt thương thân.

C. Một người bằng mười mặt của.

D. Học thầy không tày học bạn.

Câu 13. Câu rút gọn là :

A, Câu đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.

B. Câu ngắn gọn.

C. Câu không xác định được chủ ngữ hay vị ngữ.

D. Câu được lược bỏ một số thành phần của câu.

. Câu 14. Theo em tại sao không nên rút gọn câu in đậm sau:

- Mẹ ơi hôm nay con được điểm 10.

- Con ngoan quá ! Bài nào được điểm 10 thế?

- Bài kiểm tra toán.

A. Làm câu quá ngắn gọn

B. Làm cho người đọc hiểu sai.

C. Làm cho câu nói trở nên cộc lốc, khiếm nhã.

D. Gây bất lịch sự, thiếu tôn trọng.

Câu 15. Tại sao trong thơ, tục ngữ thường dùng câu rút gọn:

A. Làm câu gọn hơn,

B. Tránh lặp lại từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

D. Làm thông tin nhanh hơn.

0
           Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuấtCâu 1:Đọc chú thích để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.Câu 2: Có thể chia tám câu tục ngữ thành hai nhóm:- Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1, 2, 3, 4.- Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5, 6, 7, 8.Câu 3: Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:Tất cả các câu tục ngữ này đều có cơ sở thực tiễn là...
Đọc tiếp

           Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Câu 1:

Đọc chú thích để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.

Câu 2: Có thể chia tám câu tục ngữ thành hai nhóm:

- Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1, 2, 3, 4.

- Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5, 6, 7, 8.

Câu 3: Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:

Tất cả các câu tục ngữ này đều có cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế

(1)

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

- Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.

- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,...

- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.

(2) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- Nghĩa của câu: khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.

- Là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Trời ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.

- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

(3) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

(4)Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.

- Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.

(5) Tấc đất tấc vàng

- Đất được coi quý ngang vàng.

- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.

- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).

(6)Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

- Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì phổ biến, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thả cá, thả rau muống,... Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật.

- Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.

(7) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

- Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) của nhân dân ta.

- Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn.

- Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn.

(8) Nhất thì, nhì thục.

- Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm.

- Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.

Câu 4: Minh hoạ đặc điểm hình thức của tục ngữ:

- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.

- Thường có vần, nhất là vần lưng. Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. Ví dụ: nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ví dụ như 2 vế của câu 1, câu 2, câu 3.

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Lời trong tục ngữ cô đọng, mỗi lời như dồn nén, không có từ thừa. Các hình ảnh ví von như chưa nằm, chưa cười, các hình ảnh thiên nhiên như sao, ráng, đất, vàng,...

0
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ là cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấychiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câuchuyện thần thoại, như một câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổtích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc vàngủ,...
Đọc tiếp

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ là cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy
chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu
chuyện thần thoại, như một câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ
tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và
ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết
sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ
Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn
uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau
luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

(Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà)

Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (1.0 điểm). Tìm một trạng ngữ có trong đoạn trích trên và cho biết công dụng của
trạng ngữ đó.
Câu 3 (1.0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích trên bằng một câu văn.
Câu 4 (0.5 điểm). Hãy cho biết tên của một văn bản gần với nội dung của đoạn trích trên
trong chương trình Ngữ văn 7 kì II?

giup mik

1
21 tháng 3 2022

1. PTBĐ: nghị luận

2. TN: Hằng ngày => TN chỉ thời gian

3. ND: Sự giản dị, thanh cao của một con người vĩ đại - Chủ tịch HCM

4. 1 VB có nội dung gần với ND của đoạn trích trên là văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ - PVĐ

1. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa 

    Bay cao thì nắng bay vừa thì râm .

Chuồn chuồn bay thấp hay bay cao phụ thuộc vào áp suất của khí quyển. Áp suất khí quyển lại liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí.

Do cánh của chuồn chuồn quá mỏng lại có các nan đặc biệt hút được độ ẩm của không khí. Vậy nên khi trời sắp mưa thì độ ẩm trong không khí tăng cao, không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất.

Khi trời nắng, độ ẩm không khí giảm, cánh của chuồn chuồn khô đi và nhẹ hơn nên sẽ bay được cao hơn.

Vậy nên ông cha ta từ ngày xưa có thể nhìn chuồn chuồn bay mà đoán biết thời tiết trong ngày như thế nào.

2. Nhai kỹ no lâu , cày sâu tốt lúa .

- Đây là câu tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất, cụ thể hơn là sản xuất nông nghiệp, mà trong canh tác nông nghiệp thì cây lúa là cây lương thực số một của người Việt nam ta. Muốn lúa sinh trưởng và phát triển tốt, một trong những điều quan trọng là cần chuẩn bị đất thật kĩ, điều này thể hiện qua vế câu: cày sâu tốt lúa.
- Trong tục ngữ, nhân dân ta hay sử dụng cách nói cân đối, hài hoà, nhiều khi chỉ một vế hay một câu có dụng ý rõ ràng, còn vế (hay câu kia) có tác dụng đưa đẩy. Câu tục ngữ này nằm trong loại đó. Tuy nhiên, vế thứ nhất của câu tục ngữ trên vẫn có ý nghĩa nhất định khi đứng độc lập.
- Câu nhai kĩ no lâu xuất phát từ việc người Việt Nam ta ăn ngũ cốc, mà chủ yếu là ăn ở dạng thô, nấu chín là ăn chứ không phải ăn dạng bột, nên khi ăn, muốn no lâu cần nhai thật kĩ, nghĩa là xay nhuyễn thức ăn trước khi đưa nó đến dạ dày. Và bởi vì dạ dày có sức chứa hạn chế nên nếu nhai trệu trạo, nuốt vội vàng thì rất dễ đầy dạ dày, tạo cảm giác chóng no, nhưng thực ra thì lượng dinh dưỡng lại ít, gây ra sự thiếu hụt nhanh dưỡng chất để nuôi cơ thể. Thêm nữa, nhai kĩ, thức ăn sẽ được dịch vị tiết ra thấm vào, quá trình lên men, hấp thụ diễn ra rất tốt, nên sẽ "no lâu" hơn thôi, kể cả lượng thức ăn như nhau thì người ăn chậm, ăn lâu, nhai kĩ sẽ no lâu hơn người ăn nhanh.

3. Người đẹp vì lụa , lúa tốt vì phân .

 Để hiểu hơn về câu tục ngữ này, chúng ta phải biết được giá trị của một miếng lụa. Trong thời xưa, lụa được cho là một món hàng xa xỉ. chỉ dành riêng cho người giàu có mà thôi. Thời nhà Đường, màu sắc của mảnh vải lụa phản ánh địa vị và cấp bậc của người đó trong xã hội. Nghĩa đen khi dịch ra của câu tục ngữ đó là, vẻ đẹp của một con người được quyết định bởi trang phục mà họ mặc trên người. Trong khi đó, hàm ý của câu tục ngữ này lại sâu xa hơn. Có nhiều câu nói trong văn hóa phương Tây nói về việc đánh giá con người qua vẻ bề ngòai; “Never judge a book by its cover” (Đừng đánh giá quyển sách qua chiếc bìa) muốn nhắc nhở người nghe đừng đánh giá chỉ thông qua vẻ ngòai, trong khi “Fake it ‘til you make it” (Cứ giả vờ đi cho đến khi bạn biến nó thành sự thật)lại khuyên nhủ bạn rèn luyện sự tự tin của mình trong khi bạn trau dồi chuyên môn. Câu tục ngữ này là biến thể của cụm từ “dress to impress” (mặc đẹp để gây ấn tượng) trong phương Tây. “Lúa tốt vì phân” nhấn mạnh câu phía trước, và cùng nhau ám chỉ việc cái đẹp ở bất kỳ đâu (con người hay thiên nhiên) cũng đều đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc.

Câu 1. Thế nào là từ đồng âm ? Đặt một câu có dùng từ đồng âm...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 2. Có mấy loại từ ghép, cho biết đó là những loại từ ghép nào? Phân loại...
Đọc tiếp

Câu 1. Thế nào là từ đồng âm ? Đặt một câu có dùng từ đồng âm.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 2. Có mấy loại từ ghép, cho biết đó là những loại từ ghép nào? Phân loại những từ ghép
sau: lâu đời, nhà máy, đầu đuôi, ẩm ướt, nhà cửa, xe hơi.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................

Câu 3. Thế nào là quan hệ từ ? Sửa lại quan hệ từ trong các câu sau cho phù hợp?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
- Bạn học lớp 7A và 7B ?
.........................................................................................................................................................
- Vì nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.
.........................................................................................................................................................
Câu 4. Cho một cặp từ trái nghĩa, đặt câu với cặp từ đó?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 5. Xác đinh từ loại (theo chức năng) của những từ in đậm trong câu sau:
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi
thấy ân hận quá.
( Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)
Câu 6. Chỉ ra từ láy có trong câu văn trên?
.........................................................................................................................................................
Câu 7. Tìm từ đồng nghĩa với từ “Nhi đồng”, đặt 01 câu?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 8. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?
A. Li – hồi C. Thiếu – lão
B. Vấn – lai D. Tiểu - đại
Câu 9. Hãy điền thêm các yếu tố để các thành ngữ sau đây được hoàn chỉnh:

Đem con …………………….………;
Nồi da ………………………….;
Rán sành ………………………;
Một mất ………………………..…….;
Chó cắn ……………………….;
Tiễn thoái ……………………...;
Thắt lưng ………………..………… ;

Câu 10. Thành ngữ là loại cụm từ biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Là đúng hay sai ?
Câu 11. Trong các dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ ?
- Lời ăn tiếng nói, Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chó treo, mèo đậy; Một nắng hai sương

Giúp mik vs nha

3
19 tháng 5 2020

1.Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau.

VD : -Nước đi hay đấy.

       -Nước lọc uống ngon quá.

Câu 2 : Có 2 loại từ ghép : Chính phụ và đẳng lập

+Chính phụ :Nhà máy , xe hơi.

+Đẳng lập :lâu đời , đầu đuôi , ẩm ướt, nhà cửa.

Câu 3 :

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu

-Bạn học lớp 7A và 7B ?
=>Bạn học lớp 7A hay lớp 7B
- Vì nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.

=>Tuy nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.

Câu 4 :

Giàu - nghèo

Bạn Minh nhà giàu hơn nhà bạn Hà.

Câu 5 : Từ in đậm đâu em ?

Câu 6 :Từ láy : mảnh mai , dịu dàng ,thoăn thoắt.

Câu 7 : Thiếu nhi.

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng ?

câu 8 :B

20 tháng 5 2020

hic hic tối qua đang làm dở nhớ ra sắp thi nên bỏ dở :V giờ làm tiếp nah

Câu 9. Hãy điền thêm các yếu tố để các thành ngữ sau đây được hoàn chỉnh:

Đem con bỏ chợ
Nồi da nấu thịt
Rán sành ra mỡ
Một mất mười ngờ
Chó cắn áo rách
Tiễn thoái lưỡng nan
Thắt lưng buộc bụng

Câu 10. Thành ngữ là loại cụm từ biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Là đúng hay sai ?

=> đúng
Câu 11. Trong các dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ ?
- Lời ăn tiếng nói, Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chó treo, mèo đậy; Một nắng hai sương

Câu ''Chó treo , mèo đậy'' không phải thành ngữ

Bài 1 : 

                        Cá không ăn muối cá ươn,

               Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

 Câu tục ngữ trên cho em thấy bài học lớn về đạo làm người được rút ra từ một thực tế hết sức giản đơn. Thường thường, mua cá ở chợ về, muốn giữ được tươi lâu, người ta mổ sạch sẽ rồi đem ướp muối. Cá thấm muối, thịt săn chắc, khi chế biến thành món ăn, hương vị sẽ đậm đà. Ngược lại, nếu để lâu không ướp muối, cá sẽ ươn, ăn mất ngon. Con cái không nghe lời dạy bảo của cha mẹ khác nào như cá không ăn muối, sẽ hư hỏng, không thể trở thành người tốt được . Vì vậy , câu tục ngữ trên muốn nhắc nhở mọi người phải giữ đạo làm con. Nó có liên quan đến chữ hiếu và chữ hiếu ngày nay dù có mang nét mới của thời đại nhưng vẫn là đức lớn trong đạo làm người của dân tộc ta.

29 tháng 3 2020

Bài 2: Sống có trách nhiệm là như thế nào? Có rất nhiều ý kiến cho vấn đề này, nhưng nhìn chung, sống có trách nhiệm là sống đẹp, sống có ích cho đời, sống độc lập và sống theo cách biết làm chủ bản thân. Chính mỗi con người hẫy luôn sẵn sàng đón lấy và chấp nhận những lựa chọn của mình. Và hơn hết, là một học sinh, mỗi chúng ta cần học cách sống có trách nhiệm. Ví như thầy cô giao cho bạn một bài tập khó, bạn phải cố gắng hết sức để làm nó bằng cả công sức của mình. Chứ không phải lên mạng rồi nhờ người khác làm giúp và chép vào. Ôi! Lại có những bạn học trò ngụy biện rằng mình chỉ tham khảo bài văn của người khác để biết thêm thông tin. Thật buồn cười! Trách nhiệm? Bạn đã có hay chưa? Vì thế, mỗi chúng ta hãy làm bằng cả tâm huyết, công lao của mình chứ đừng quá nhờ vả người khác. Nếu thế bạn cũng chỉ là cái bóng bị người khác giẫm dưới chân mà thôi!! Trách nhiệm đối với tôi là thế, còn bạn thì sao?

16 tháng 1 2017

a) Các câu (2), (3) là những câu rút gọn. Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ. Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.

b) - Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: "Mất rồi.", "Thưa... tối hôm qua.", "Cháy ạ."

- Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: "Mất bao giờ?", "Sao mà mất nhanh thế?", khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.
Để tránh hiểu lầm như trong trường hợp trên, khi nói năng chúng ta phải lưu ý :
Tránh dùng những câu rút gọn trong những trường hợp ý nghĩa của ngữ cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm cho người nghe.
16 tháng 1 2017

a, Các câu (2), (3) là những câu rút gọn. Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ. Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.

b,

- Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: "Mất rồi.", "Thưa... tối hôm qua.", "Cháy ạ."

- Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: "Mất bao giờ?", "Sao mà mất nhanh thế?", khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.
Ít sử dụng cách nói rút gọn câu trong trường hợp ngữ cảnh và ý nghĩa câu nói gây hiểm nhầm cho người khác.