Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
3. Thiếu hoocmon trioxin sẽ gây bệnh bướu cổ.
nguyên nhân - Bệnh bướu cổ do thiếu I-ốt : tuyến giáp hoạt động yếu do thiếu I-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, hooc-môn tirôxin không tiết ra, sự trao đổi chất giảm, tuyến yên sẽ tiết hoóc-môn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động làm phì đại tuyến gây bệnh bướu cổ. Trẻ bị bệnh chậm lớn, trí óc kém phát triển, người lớn trí nhớ kém
Cách phòng chống :
-Ăn muối I-ốt và một số thức ăn có nhiều I-ốt như hải sản, trứng, sữa,…; Không dùng kéo dài các thuốc, thức ăn ức chế hấp thu I - ốt, sản xuất hoóc-môn đã nêu trên.
Vì vậy phương pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh bướu cổ vẫn là: Bổ sung I-ốt vào thức ăn hàng ngày thông qua sử dụng muối I- ốt.
1. Tuyến nội tiết nào đảm nhiệm vai trò liên quan bệnh bướu cổ?
A. Tuyến yên. B. Tuyến tụy và trên thận. C. Tuyến giáp. D. Tuyến trên thận
2. Tua ngắn xuất phát từ thân của tế bào thần kinh được gọi là:
A.Sợi nhánh B. dây thần kinh
C. sợi trục D.chuỗi hạch thần kinh
Tham Khảo:
Để phòng tránh các bệnh lý về tim mạch thì các nhà khoa học đã chứng minh chế độ ăn hợp lý như: Giảm muối, giảm chất béo, ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc, các thức ăn giàu kali bao gồm chuối, cam, lê, mận chín...; không sử dụng thuốc lá, rượu, bia, kiểm soát huyết áp, tăng cường tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch và người có chế độ ăn uống hợp lý sẽ đạt được hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh tim mạch.
Tham khảo
CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH TIM MẠCH HIỆU QUẢKhông hút thuốc lá Những chất độc hại trong thuốc lá dễ làm tổn thương các mạch máu và tim, gây xơ vữa động mạch. ...Chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe. ...Phòng bệnh béo phì, giữ cân nặng đạt chuẩn. ...Luyện tập thể dục thể thao điều độCâu 1:
Trong máu, tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể là: Bạch cầu
Cơ chế hoạt động của bạch cầu:
+ Các tế bào bạch cầu đi qua đường máu và tiêu diệt các vi-rút, vi khuẩn và các vật lạ trong cơ thể người có thể gây nên bệnh tật hoặc viêm nhiễm.
+ Các tế bào bạch cầu tạo nên hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể khỏi những vật lạ.
Câu 2:
Một số bệnh ở đường hô hấp thường gặp như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…
Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp: Bụi, nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, cacbon oxit, các chất độc hại và các sinh vật gây bệnh .
Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại:
+ Trồng nhiều cây xanh,
+ Không xả rác bừa bãi,
+ Không hút thuốc lá,
+ Đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi.
Không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa calci. Không ăn mặn, ăn nhiều đạm hay nhiều mỡ, vì đây đều là những nguyên nhân gây ra sỏi thận. - Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều oxalat như, trà đặc, cà phê, chocolate, bột cám, ngũ cốc, rau muống… - Tập thể dục thường xuyên cũng có thể ngăn ngừa được sỏi thận.
1.Vai trò của không khí đối với hô hấp:
-Thực nghiệm cho thấy nếu 5 tuần không ăn con người sẽ chết, 5 ngày không uống nước con người sẽ chết, nhưng nếu chỉ 5 phút không có không khí thì sự sống không thể duy trì.
2.Những tác hại của việc thiếu vệ sinh hô hấp:
- Gây ra các bệnh về đường hô hấp như bệnh viêm phổi mãn tính, viêm phế quản, ho, .... ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Câu 5:
a.
Viêm da mủ: do vệ sinh kém
Viêm da cơ địa: do yếu tố di truyền hoặc do yếu tố môi trường.
Viêm da do virus: do virus gây bệnh
b.
- Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ tránh bệnh ngoài da
- Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da
- Tránh làm da bị xây xát hoặc bị hỏng.
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng
Câu 6:
a.
- Hệ thần kinh được chia thành:
+ Hệ thần kinh vận động điều khiển các hoạt động của các cơ vân (cơ xương).
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển hoạt động của các nội quan.
- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ thần kinh đối giao cảm.
b.
| Vị trí | Chức năng |
Tủy sống | Phần thần kinh trung ương nằm trong ống sống | Tủy sống có 3 chức năng chính là: - Nơi tiếp nhận và truyền thông tin từ các đường thần kinh cảm giác đến cơ quan vận động. - Trung gian giữa hệ thần kinh trung ương (não bộ) và các bộ phận của cơ thể. - Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng.
|
Dây thần kinh tủy | Khe giữa hai đốt sống | - Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng. - Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.
|
Trụ não | Tiếp liền với tủy sống ở phía dưới. | - Chất xám điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan (hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa). - Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên (cảm giác) và đường dẫn truyền xuống (vận động).
|
Tiểu não | Nằm ở phía sau trụ não. | Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể. |
Não trung gian | Nằm giữa trụ não và đại não. | - Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên. - Nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.
|
Đại não | Nằm phía trên của não trung gian, tiểu não và trụ não. | - Ở vỏ não có các vùng cảm giác và vận động có ý thức. + Vùng cảm giác thu nhận và phân tích các xung thần kinh từ các thụ quan ngoài như ở mắt, mũi, lưỡi, da, … và các thụ quan ở trong như cơ khớp. + Vùng vận động như vận động ngôn ngữ (nói viết) nằm gần vùng vận động đồng thời cũng hình thành các vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.
|